Soạn bài Quê hương

  • Quê hương trang 1
  • Quê hương trang 2
  • Quê hương trang 3
  • Quê hương trang 4
  • Quê hương trang 5
  • Quê hương trang 6
  • Quê hương trang 7
  • Quê hương trang 8
  • Quê hương trang 9
  • Quê hương trang 10
  • Quê hương trang 11
  • Quê hương trang 12
  • Quê hương trang 13
QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê ở một vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông là nhà thơ đã có mặt trong phong trào Thơ mới, và tiếp tục sáng tác dồi dào bền bỉ sau Cách mạng. Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của Tế Hanh.
Tác phẩm chính : các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966)...
Quê hương là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Bài thơ này ban đầu in trong tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên (1945). Nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng mà hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm. Bô" cục bài thư gồm 4 phần :
Phần 1 (2 câu đầu) : tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình.
Phần 2 (6 câu tiếp) : cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá.
Phần 3 (8 câu tiếp) : cảnh đón thuyền cá trở về bến.
Phần 4 (4 câu còn lại) : nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của nhà thơ.
Đọc - Hiểu văn bản :	J
1. Cảnh dân chài bed thuyền ra khcd đánh cá (từ câu 3 đến câu 8) :
Sau hai câu mở đầu giới thiệr chung về làng quê - một làng chài nằm trên cù lao giữa sông, cách biển nửa ngày đi thuyền, sáu câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một buổi “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Chỉ mấy chữ mà đủ dựng lên cả không gian và thời gian : cảnh bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng buổi bình minh. Khung cảnh ấy rất hợp với tầm trạng phấn chấn của dân chài bơi thuyền ra khơi :
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Những lời thơ mạnh mẽ như băng về phía trước cùng với con thuyền. Hình ảnh so sánh chiếc thuyền như con tuấn mã và những từ ngữ mạnh mẽ như hăng, phăng, vượt diễn tả đểy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng 145
mãnh của con thuyền, toát lên một sức sông mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ hiếm thấy trong Thơ mới. Hai câu thơ là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sông.
Hai câu thơ tiếp theo miêu tả cánh buồm với một so sánh độc đáo :
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Phải cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó thì mới có thể liên tưởng “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi vốn gần gũi, quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Nhà thơ chợt nhận ra linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm. Câu thơ vừa vẽ ra chính xác hình thể vừa gợi ra cái linh hồn của sự vật. Tuy nhiên, phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân làng chài còn có thể gửi gắm vào đâu đầy đủ hơn là ở hình ảnh cánh buồm căng gió giữa biển khơi?
2. Cảnh đón thuyền cả về bến (từ câu 9 đến câu 16) :
Cảnh dân làng chài đón thuyền cá trở về được miêu tả như một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vuĩ và sự sông :
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ ồn ào, tấp nập toát lên không khí đông vui. Người đọc như thực sự được nhập vào cái không khí ấy, được nghe cả lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên biển lặng để người đi chài trở về an toàn với cá đầy ghe, được nhìn thấy những con cá tươi ngon thân bạc trắng NÔ cùng thích mắt.
Bern câu thơ tiếp theo miêu tả người dân chài và con thuyền sau chuyến ra khơi :
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Câu đầu tả làn da ngâm rám nắng của người dân chài theo lốỉ tả thực, câu sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn : “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” - thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đậm hơi thở của biển cả, nồng nàn vị xa xăm của đại dương bao la. Cái hay độc đáo của câu thơ là gợi tả
linh hồn và tầm vóc của những người con biển cả. Hai câu thơ miêu tả con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy sự mệt mỏi của con thuyền, và còn cảm thấy con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm dần trong thớ vỏ của nó. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặif .của biển khơi. Con thuỳền vô tri bỗng trở nên có hồn. Không phải là một’người con của vạn chài thiết tha. gắn bó với quệ hương thì không thể viết được những câu thơ như thế ! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ như thế khi nhà thơ biết đặt cả hồn mình vào đốì tượng, vào người, vào cảnh để lắng’ nghe. Có lẽ chất muôi mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn của nhà thơ Tế Hanh để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Cái tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ở chỗ “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương... Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật : sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về .bến...” (Hoài Thanh).
3. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ (4 câu cuối) :
Ớ 4 câu thơ cuối, nhà thơ trực tiếp nói lên nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
Nếu không có mấy câu thơ này, khó có thể biết bài thơ được viết trong xa cách, trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi - bởi những cảnh tượng bên trên được miêu tả quá sông động, hệt như chúng đang diễn ra trước mắt nhà thơ. Nỗi nhớ thiết tha trong xa cách bật ra thành lời thơ giản dị, tự nhiên như một lời nói tự đáy lòng : “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”. Cậu học trò xa quê Tế Hanh nhớ về làng quê mình với tất cả màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng, những con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, nhưng nhớ nhất là cái mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương. Với Tế Hanh, cái hương vị đó chính là hương vị riêhg đầy quyến rũ của quê hương, là chất thơ bình dị và khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng, từ đời sông lao động hàng ngày của người dân.
c. Tổng kết :
Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về làng quê miền biển thân thiết của ông, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống
147
về người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thắy tình cảm. quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề 1 : Phân tích vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.
DÀN Ý
Mở bài :
Giới thiệu bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Giới thiệu vấn đề nghị luận : Sức hấp dẫn trước hết của bài thơ là vẻ đẹp thân thương và độc đáo của bức tranh làng quê.
Thân bài :
Đó là vẻ đẹp của chính làng quê tác giả, một làng chài ven biển Trung Bộ. (phân tích hai câu thơ đầu)
Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sông và con người làng chài.
+ Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá :
Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên trong sáng, thơ mộng của buổi bình minh.
Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai “phăng mái chèo” và những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”.
Hình ảnh cánh buồm ià một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nhiêu nỗi niềm của người dân chài.
+ Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về bến :
Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hòa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyên ra khơi
tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt khó quên của làng chài.	■*
c. Kết bài :
+ Bức tranh quê trong bài thơ thể hiện tình cảm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh đốì với quê hương.
+ Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sông và con người ở mọi làng chài Việt Nam, nên có sức hấp dẫn với mọi tâm hồn Việt.
JL
148
BÀI VIẾT GỢl ý
Què hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Trong trái tim của mỗi con người, bao giờ chẳng có hình ảnh một quê hương — nơi mình đã chào đời và lớn lên ! Tình quê, đó là tình cảm thiêng liêng của con người và cũng là nguồn cảm hứng lớn của văn chương nghệ thuật. Ớ nhà thơ Tế Hanh, nguồn cảm hứng ấy đã chảy suốt cả đời thơ mà bài thơ Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ được viết năm 1939, lúc nhà thơ là một cậu học sinh trung học mười tám tuổi đi học xa quê. Qua tình yêu và nỗi nhớ tha thiết của Tế Hanh, bức tranh làng quê hiện lên với một vẻ đẹp vô cùng thân thương và độc đáo.
Lời kể mộc mạc của nhà thơ ở hai câu mở đầu đã đưa người đọc đến với một làng chài :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Hình ảnh quê hương Việt Nam trong Thơ mới không ít. Nhiều thi sĩ đồng quê như Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính, Anh Thơ,... đã viết nhiều và viết rất hay về làng quê, nhưng hầu như chỉ thấy hiện lên trong Thơ mới là hình ảnh nông thôn Bắc Bộ. Với bài thơ của Tế Hanh, người đọc được biết đến một làng quê ở miền Trung. Đó là một làng chài ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, như một cù lao nổi giữa sông nước “bao vây” bôn bề, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển. Câu thơ thứ hai với những chữ “nước”, “biển”, “sông” gợi ra hình ảnh một ngôi làng “vôn làm nghề chài lưới” chỉ gắn với sông nước, biển khơi. Khi nhà thơ nói làng mình “cách biển nửa ngày sông”, nhà thơ đã dùng phép đo khoảng cách của người dân chài nơi đây, những con người cả đời sông với sông biển.
Bức tranh làng chài được nhà thơ miêu tả với vẻ đẹp của đời sổng lao động vất vả mà đầy chất thơ. Nhớ về quê hương, Tế Hanh nhớ những cảnh riêng nhất, đặc trưng nhất của một làng chài lưới : cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” và cảnh “dân làng tấp nập đón ghe về”.
Làm sao quên được cảnh :
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Một ngày lao động của dận chài được bắt đầu vào buổi bình minh. Cuộc mưu sinh đầy vất vả trên sông nước được Tế Hanh miêu tả với một vẻ đẹp đầy chất thơ lãng mạn và hùng tráng. Đoàn thuyền xuất phát giữa buổi bình minh trong sáng, dịu mát và rực rỡ nắng mai : “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một chuyên đi đầy hứa hẹn. Trong không gian đầy sức sông ấy, những người dân chài cũng hăm hở lên đường : “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làng chài lực lưỡng hăng hái “phăng mái chèo” một cách mạnh mẽ. Niềm hăm hở của con người truyền sang cả “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”. Chiếc thuyền hăng hái “mạnh mẽ vượt trường giang” được so sánh với con tuấn mã tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí là một liên tưởng đẹp và khả độc đáo. Độc đáo hơn nữa, là cách ví von “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm là vật hữu hình và gần gũi đã cụ thể hóa cái trừu tượng, vô hình và thiêng liêng là “mảnh hồn làng”. Thi sĩ dùng ba chữ “mảnh hồn làng” để gợi ra linh hồn của làng chài. Dùng cánh buồm để tượng trưng cho làng chài, tưởng chừng không có sự lựa chọn nào chính xác hơn. Cánh buồm mang theo bao hy vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước. Tế Hanh nhìn thấy trong cánh buồm có cả niềm tự hào, kiêu hãnh và sức mạnh của người dân chài trong cuộc chinh phục biển khơi : cánh buồm trắng như rướn lên, thâu góp gió trời để bay vào cùng bao la bát ngát của không gian. Những hình ảnh thơ khỏe khoắn đầy chất lãng mạn bay bổng, vừa diễn tả khí thế lao động mạnh mẽ và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân chài, vừa thể hiện tình yêu mến thiết tha và niềm tự hào của thi sĩ về cuộc sông, về con người quê hương.
Nhà thơ cũng không sao quên được cảnh :
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”',
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tả thực đến từng chi tiết, từ hình ảnh cho đến âm thanh, màu sắc. Nhà thơ sung sướng biết bao được nhìn thây cảnh “dần làng táp nập đón ghe về”. Trong bao nhiêu âm thanh “ồn ào trên bến đỗ”, nhà thơ nâng niu ghi lại một câu nói mộc mạc của người dân chài : “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Đó là lời cảm tạ chân thành cât lên từ niềm tin hồn nhiên, chất phác của người lao động. Nghề chài lưới dãi dầu giữa biển khơi, có ai biết được bao nhiêu bất trắc, nguy hiểm sẽ xảy ra ? Vì thế, người lao động không phải không tin vào chính mình, nhưng họ vẫn phải trông cậy nhiều vào thiên nhiên. Người nông dân Việt Nam ngày xưa đã từng bày tỏ niềm trông cậy ấy :
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trồng gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.
Họ cần mẫn, lam lũ, chịu thương chịu khó, nhưng vẫn phải trông mong “ơn trời” sao cho được mưa thuận gió hòa :
ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Nỗi trông mong của người dân làng chài còn tha thiết hơn thế nữa. Đón
người thân từ biển khơi trở về bình yên, đó đã là một nỗi vui mừng. Niềm vui lại nhân đôi khi được thấy “cá đầy ghe” ! Câu thơ “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” vừa giàu sức miêu tả, vừa có giá trị biểu cảm cao. Nó thể hiện niềm vui giản dị và lớn lao trước thành quả lao động, vừa bày tỏ khát vọng sâu xa về một cuộc sông ấm no, hạnh phúc của những người dân chài.
Niềm vui sướng của nhà thơ trước cảnh đoàn thuyền trở về đầy ắp cá bừng lên trong khung cảnh tấp nập “ồn ào trên bến đỗ”, rồi sau đó lắng vào trong niềm xúc động đầy ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của nhũng chàng trai làng chài :
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Đó là một vẻ đẹp khỏe khoắn, vừa rất thực lại vừa đầy chất lãng mạn. “Làn da ngăm rám nắng” là một nét vẽ rất thực, tả được nước da đặc trưng của những chàng trai quanh năm vật lộn với sóng nước biển khơi đầy nắng gió. Câu thơ “cả thân hình nồng thở vị xa xăm” lại thể hiện một cảm nhận hết sức lãng mạn và tinh tế : người dân chài là những đứa con của biển khơi, thân hình họ thấm đậm cái vị mặn mòi và hùng tráng của đại dương bao la.
Cả con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp người :
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Thoáng hiện lên sự vất vả của lao động trong cảm giác mỏi mệt của con thuyền, nhưng đọng lại trong lòng người vẫn là cảm giác bình yên khi con thuyền đã được nằm nghỉ ngơi trên bến. Sóng gió đã lùi xa, con thuyền nằm im nghe chất muối của đại dương thấm dần trong thớ vỏ của mình. Những chàng trai và những con thuyền, tất cả đều mang đậm hương vị của biển khơi, tạo nên một vẻ đẹp riêng cho làng chài quê hương. Cho nên trong niềm tưởng nhớ của nhà thơ, bên cạnh những hình ảnh “nước xanh, cá bạc”, “chiếc buồm vôi” của "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”, da diết nhất vẫn là cái hương vị riêng của làng chài ven biển : “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”.
Bằng tất cả tình cảm trong sáng và tha thiết đổi với quê hương, Tế Hanh đã viết nên những vần thơ bình dị mà gợi cảm về làng quê của mình. Bài thư "Quê hương” để lại cho dòng thơ quê hương đất nước một bức tranh đẹpj vừa in đậm phong vị riêng của một làng quê miền biển Trung Bộ, vừa mang theo bóng dáng của mọi làng chài Việt Nam và thấm đẫm tâm hồn Việt Nam. Điều đó làm nên sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ.
Đề 2 : Nói về thơ Tế Hanh, Nguyễn Văn Long trong “Từ điển văn học” dã cho rằng :
“Trong thơ Tế Hanh, cảm xúc chân thực thường dược diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa bình dị nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ Tế Hanh dễ dàng đến được với người đọc”.
Bằng bài thơ “Quê hương”, hãy chứng minh nhận định trên.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Tế Hanh thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ mới. Thi đề quen thuộc của ông trước Cách mạng là tình yêu và cảnh sắc làng quê. Tình yêu được thần thánh hóa và không thoát ra khỏi nẻo đường nhỏ hẹp chán nản. Nhưng phần sâu đậm trong thơ ông lại dành cho quê hương đất nước.
Người đọc biết Tế Hanh từ bài Quê hương (1939). Bài thơ nằm trong tập thơ Nghẹn ngào (sau bổ sung thêm và đổi tên là Hoa niên) được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Bằng tấm lòng yêu cuộc sông thiên nhiên và những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình, tác giả đã thành công khi nói về quê nhà, một làng chài lưới. Tuổi nhỏ của nhà thơ chắc chắn trải qua cái mùi nồng mặn của những mẻ cá và trong tiếng ru vừa bát ngát vừa êm đềm của bôn bề sóng vỗ. Đứng ở làng quay mặt về phương nào cũng thấy những tấm lưới, những mái chèo và nhất là những cánh buồm no gió.
Nhà thơ tự giới thiệu :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Chính cái thiên nhiên này đã đem lại cho Tế Hanh những câu thơ đầy sức lực :
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Đó là “khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Một làng chài nghèo nằm ở một bến sông xa biển, họ lập nghiệp mưu sinh ở một cù lao trên sông Trà Bồng không đủ nuôi sông, họ phải trông cậy vào biển cả, vào từng cơn gió nhẹ, vào những buổi trời trong. Họ sông lệ thuộc vào thiên nhiên. Cứ mỗi bình minh ửng hồng ở phương đông, báo hiệu buổi trời yên biển lặng là họ lại hối hả rong buồm ra khơi.
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” đã làm tăng thêm sinh khí của họ. Đó là một câu thơ, một hình ảnh sống động mà lại có sức tưởng tượng, khái quát cho khả năng nhìn thấy hồn sự vật, nó như một hiệu lệnh, như một báo hiệu cho nguồn sông từ biển cả, như một niềm tin để họ “vượt trường giang”.
Cuộc lao động, vật lộn mưu sinh ấy vất vả qua đêm cho đến ngày hôm sau. Và kết quả có được là còn “nhờ ơn trời” :
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Những câu thơ như những hơi thở nhẹ, khoan khoái trút được gánh nặng sau khi hoàn tất công việc trong niềm vui sướng của người thân và dân làng :
Ngày hôm sau ồn ào trển bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Và trong cái không khí ồn ào, tấp nập kia, nhà thơ cảm nhận được cái gian lao, mệt mỏi của cuộc đời và tinh tế lắng nghe được chất muối mặn đang ngấm dần vào lớp gỗ thuyền :
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Một làng quê, một vạn chài mộc mạc mà sao gợi được nỗi niềm bâng khuâng đến thế ? Và làng quê ấy như một ma lực, có sức lực, sức hút kì điệu, dù thời gian xa cách, dù không gian mênh mông không định ở một nơi nào, hễ bắt gặp một cánh buồm trên màu nước xanh, là thức dậy ở nhà thơ lòng tưởng nhớ chôn quê hương nước mặn :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
Thể thơ 8 chữ đến với Tế Hanh đã khá ổn định. Cách bắt nhịp biến hoá, buông bắt nhịp nhàng, âm thanh giàu sắc độ. Bài thơ là một bức tranh đường nét tươi màu, có cảnh, có người, có niềm vui lao động. Điều đó chứng tỏ tình cảm đẹp và trong sáng của tác giả là dành cho quê hương, nhất là quê hương hiện lên trong kỉ niệm, trong xa cách, trong tưởng nhớ. Và nhờ vậy mà gương mặt quê hương thường xao động lung linh.
Tế Hanh đã miêu tả quê hương theo trí nhớ của trái tim. Sau này đi với cách mạng, với kháng chiến, xa nhà, Nhớ con sông quê hương (1956) nhà thơ nhớ từng bờ tre, mặt nước, nhớ bà con “mưa nắng ngoài đồng” “chài lưới bên sông” nhớ cả “những người không quen biết”. Hình ảnh quê hương hòa với kỉ niệm tuổi thơ, bạn bè như bầy chim bơi lội trên sông và thiên nhiên tươi đẹp
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết
Tất nhiên cảnh sắc làng quê được miêu tả, được khám phá thêm những điều mới mẻ. Từ những rung động đầu tiên trong sáng gắn bó với một làng quê nghèo chài lưới, Tế Hanh đã vươn tới nhiều miền quê và được nhân lên với lòng yêu quê hương đất nước.
(Mã Giang Lân - Tác phẩm văn học 1930 - 1975
Tập I - NXB Khoa học xã hội - 1990 )
Giữa lúc phần đông các thi sĩ Thơ mới đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, với mô'i sầu cô đơn, Quê hương của Tế Hanh cất lên một tiếng nói khỏe khoắn khác lạ. Trong khi các thi sĩ đồng quê như Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ đưa người đọc đến cùng những làng thôn xứ Bắc yên ả, tươi vui với cổng iàng, Chợ Tết, Đám hội, Bến đò ngày mưa ; với Trưa hè, Chiều xuân... Tế Hanh lại nhớ về một làng quê làm nghề chài lưới ở miền Trung Trung Bộ với cuộc sống lao động vất vả mà đầy chất thơ. Chính sự “lạc giọng” này càng khiến chúng ta chú ý hơn Quê hương và nhiều vần thơ lúc ấy của Tế Hanh.
Nhiều người vẫn có ấn tượng rằng đã là nhà thơ lãng mạn thì phải nói đến tình yêu đau khổ cô đơn, hoặc phải nhớ nhung mơ mộng đắm đuôi. Nếu tìm theo hướng ấy tất sẽ thất vọng khi đến với tập Hoa niên của Tế Hanh. Không, Tế Hanh không phải là nhà thơ “lãng mạn ròng" như Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên ... ít ra ở Quê hương, Lời con đường quê là những bài từng được Thi nhân Việt Nam tuyển chọn. Có lẽ nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng mến yêu thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình. Nếu không có tấm lòng ấy làm sao có được những cảm xúc phấn chấn trong những dòng thơ này :
Chiếc thuyền rihẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm ! Các hình ảnh so sánh đậm màu sắc hùng tráng hiếm thấy trong Thơ mới lãng mạn (chất tráng trong Nhớ rừng của Thế Lữ, trong một số bài thơ của Huy Thông thường gắn liền cùng chất bi và toát lên trong những hoài vọng xa xôi, cao cả). Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sông lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng : “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gởi gắm ở đấy.
Cảm hứng phấn chấn của Tế Hanh được cất lên từ cuộc sống gian lao, mạnh mẽ của cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Nó bất chấp khoảng cách thời gian, không gian. Trong xa cách lòng tưởng nhớ quê hương mà bài thơ không hề gây cảm giác xa xôi. Như hiển hiện sinh động trước mắt ta hình ảnh “&/ií trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ; Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”, hình ảnh mái chèo phăng phăng, cánh buồm no gió. Và cả cảnh ồn ào đáng yêu khi chào đón thành quả lao động :
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi “mạnh mẽ vượt trường giang” của đoàn thuyền, hơi thơ băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui của dân làng, theo những chiếc thuyền trở về nằm im bến. Chính từ đây, xuất hiện mấy câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương :
Dân chài lưới, làn da ngâm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bển mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Không là người con của một vạn chài không thể viết nên những câu thơ như thế ! Hơn nữa, chỉ viết được những câu thơ như thế khi biết âm thầm đặt hồn mình vào đôi tượng, vào cảnh vật để lắng nghe. Khi đặt hồn vào đó rồi, các khứu giác, xúc giác tinh nhạy của nhà thơ như phập phồng thu nhận những cảm giác. Chất muôi mặn mòi thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da, thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm ám gợi bâng khuâng, kì diệu ? Tế Hanh thật tài và thật tinh khi sông trong lòng sự vật, có khả năng nghe thấu cảm giác, tiếng lòng của những vật vô tri. Ớ Lời con đường quê, nhà thơ nhập hồn vào “con đường nhỏ chạy lang thang”để đón lấy ánh nắng ban mai, để quyện lấy những mùi hương, để “san sẻ cùng người nỗi ấm no” và ngây ngất “với những tình quê buổi hẹn hò”. Ớ Vu vơ, xem tiễn biệt trên ga, ông cảm thương cùng nỗi vướng víu của những toa tàu :
Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu Ngàn đời không đủ sức đi mau Có chi vướng víu trong hơi máy Mấy chiếc tọa đầy nặng khổ đau.
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn rihạt, bình thường ; hơn vậy, đây lại là nhớ quê hương :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thẩy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Nếu không có mấy câu thơ kết thúc này, ta không biết Quê hương được viết trong xa cách, trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi. Những hình ảnh của quê hương trên kia đã thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” - câu thơ cuối cùng cho ta rõ hơn tâm hồn thiết tha thành thực của Tế Hanh.
Biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ, niềm tự hào đốì với cuộc sông của quê hương, bài thơ sử dụng thuần thục thể thơ tám chữ với lối gieo vần chân. Vần chân được gieo liên tiếp và đổi thay theo từng cặp câu, đoạn sau lại được bắt liền vần với đoạn trước. Thể thơ cùng lối gieo vần này chúng ta cũng bắt gặp ở nhiều bài thơ lãng mạn nổi tiếng như Nhớ rừng của Thế Lữ, Tương tư chiều của Xuân Diệu... Nó rất thích hợp khi diễn tả dòng cảm xúc miên man, cuồn cuộn. Sau hai câu có ý nghĩa giới thiệu, cả bài thơ Quê hương được cuốn đi trong dòng cảm xúc vừa hùng tráng, vừa thiết tha sâu lắng. Điều thú vị nhất là gần hai mươi năm sau, khi viết Nhớ con sông quê hưcmg (1956), Tế Hanh lại vận dụng rất thành công thể thơ, lôĩ gieo vần này. Nói đúng hơn, tâm hồn nhớ thương “Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới” đã tự nhiên “bắt” Tế Hanh đến với một hình thức nghệ thuật thích hợp.
Tưởng nhớ quê hương trong xa cách trở thành một dòng cảm xúc chạy dọc đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng “Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ ông, đã trở thành một điểm hướng về để ông viết nên những vần thơ thiết tha, đau đáu. Trong dòng cảm xúc ây, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ. Bài thơ mang âm hưởng khỏe khoắn, toát lên tình cảm đậm đà, trong sáng của chàng thi sĩ Tế Hanh ở độ hoa niên giữa lúc bầu trời thơ xung quanh lấm chỗ đang ảm đạm.
(Lê Quang Hưng)
“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chôn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật : sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu những buồn vui, sầu tủi của một con đường. Tế Hanh luôn nói đến những con đường. Cũng phải. Trên những con đường nhưng lại biết bao bâng khuâng hồi hộp !
Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết. Hôm đầu tiên tôi gặp người thiếu niên ấy, người rụt rè ngượng nghịu như một chàng rể mới. Nhưng tôi vẫn nhớ đôi mắt. Đôi mắt nồng nàn lạ. Tôi nghĩ ở một người như thế những điều cảm xúc, nỗi đau xót sẽ quá mức thường và có khi khác thường”.
(Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
“Ngoài những thi đề quen thuộc của Thơ mới - sự cô đơn, nỗi buồn vơ vẩn, ái tình không được đáp lại,... Hoa niên ít nhiều còn những tình cảm trong trắng của tuổi niên thiếu với quê hương, gia đình, nhà trường (Quê hương, Chiếc rổ may, Lời con đường quê...).
Chủ đề quen thuộc và thành công hơn cả của Tế Hanh là tình cảm đô'i với miền Nam quê hương, là ý chí đấu tranh thống nhất Tổ quốc... Phong cảnh và con người quê hương thường được tái hiện với những tình cảm khi lắng đọng, khi dạt dào, nhưng đều thiết tha, chân thành trong những kỉ niệm tươi thắm..
Trong thơ Tế Hanh, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa bình dị nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ Tế Hanh dễ dàng đến được với người đọc”.
(Nguyễn Văn Long, Từ điển văn học)