Soạn bài Nói quá

  • Nói quá trang 1
  • Nói quá trang 2
  • Nói quá trang 3
NÓI QUẢ
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ :
Đèm tháng năm chưa nằm dã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
(Tục ngữ)
-> chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối là những cách nói quá sự thật, có tác dụng nhấn mạnh đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
Cày dồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
-» Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là cách so sánh quá sự thật để nhấn mạnh công việc cày đồng của người nông dân hết sức vất vả, đồng thời cách nói ấy cũng tăng thêm sức biểu cảm.
Bàn tay ta làm nền tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông - Bài ca vỡ đất)
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm là một cách nói quá nhằm ca ngợi bàn tay lao động kì diệu của con người có khả năng chinh phục thiên nhiên ; dù đất đai có khô cằn bao nhiêu, với bàn tay lao động của con người cũng trở thành mảnh đất màu mỡ, nuôi sống con người.
Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Tử giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu - Mảnh trăng cuối rừng) Em có thể đi lên đến tận trời trong câu nói của nhân vật là một cách nói quá. Dẫu là lời nói đùa, nhưng nó đã thể hiện nghị lực phi thường và vẻ đẹp kì diệu của nhân vật, của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.
(...) Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao - Chí Phèo)
Thét ra lửa là một cách nói quá để nhấn mạnh uy quyền ghê gớm của cụ bá.
Biện pháp nói quá còn được gọi là phóng đại, cường điệu, thậm xưng, ngoa dụ.
Cần phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác :
Nói khoác : là nói sai sự thật, nhằm lừa người nghe tin vào điều không thật ấy.
Nói quá : chỉ'là cách nói phóng đại quá sự thật (chứ không phải sai sự thật), mục đích là để làm nổi bật bản chất của sự thật, giúp người nghe nhận thức sự thật rõ ràng hơn.
Ví dụ :
Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.
{Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yểm cho chàng sang chơi.
(Ca dao)
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Phân tích hiệu quả của phép nói quá trong các câu sau :
Bà ấy hồi xưa đẹp nghiêng nước nghiêng thành đấy !
Chỉ cần có quyết tâm, thì dời non lấp biển cũng không phải là chuyện khó !
Những người anh hùng xưa nay đều ôm chí lấp bỉển vá trời.
Bị ngã như thế mà chẳng kêu đau, ông ấy quả là mình đồng da sắt!
Nó nghĩ nát óc mà cũng không giải được bài toán này.
Tìm các thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá trong các thành ngữ sau đây :
nhanh như cắt
chân cứng đá mềm
đẹp như tiên
một nắng hai sương
đen như cột nhà cháy
đầu trâu mặt ngựa
sông cạn đá mòn
trắng như trứng gà bóc
đổ mồ hôi sôi nước mắt
khỏe như voi
Tìm hiểu giá trị biểu hiện của biện pháp nói quá trong các trường hợp sau :
a. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
{Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
b.	Gươm mài đá, đá núi củng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận, sạch không kình ngạc •
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Con rận bằng con ba ba
Đêm đêm nó ngáy, cả nhà thất kinh.
(Ca dao)
Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngủ ta trùng trùng điệp điệp.
(Ta đi tới - Tô' Hữu)