Soạn bài Đi đường (Trích Nhật kí trong tù)

  • Đi đường (Trích Nhật kí trong tù) trang 1
  • Đi đường (Trích Nhật kí trong tù) trang 2
  • Đi đường (Trích Nhật kí trong tù) trang 3
  • Đi đường (Trích Nhật kí trong tù) trang 4
ĐI ĐƯỜNG
(Trích Nliật kí trong tù - Hồ Chí Minh)
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Bài thơ thuộc loại thơ ngẫu hứng. Nhân một chuyến đi nào đó, Bác Hồ ngẫu hứng sáng tác bài thơ.
Nội dung chính : vừa tả lại những bước đường khó khăn gian khổ mình trải qua, vừa suy ngẫm về thái độ con người trước những con đường đời rộng lớn và nhiều thử thách...
Đọc - Hiểu văn bản :
Hai câu đầu :
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Câu thứ nhất nói lên một lẽ đương nhiên
Câu thứ hai miêu tả hình ảnh núi non trùng điệp phía trước mà người đi đường đang hường tới. Điệp từ “núi cao” nối nhau hai lần, kết hợp tính từ “trập trùng” vừa tả được hình ảnh con đường rừng núi, vừa gợi một cảm giác nhiều khó khăn, thử thách nối tiếp đón chờ con người.
Hai câu sau :
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Lớp nghĩa thứ nhất : Tiếp tục nội dung tả thực : hiện lên hình ảnh người đi đường hiên ngang đứng trên đỉnh núi cao chót vót, tâm hồn phơi phới niềm vui. Đó là tư thế và niềm vui của chính Bác Hồ, người tù - chiến sĩ luôn phải trải qua những khó khăn thử thách và luôn cố gắng vượt khó, vươn tới phía trước, đạt tới từng thắng lợi trong cuộc sống.
Lớp nghĩa thứ hai : Từ niềm lạc quan giành được thắng lợi trong chuyến đi ấy - đi đường rừng, leo nhiều núi cao - người đi rút ra một bài học kinh nghiệm sông : con người cần phải cố gắng hết mình vượt mọi khó khăn, vươn lên rèn luyện, học tập để đạt đỉnh cao của phẩm chất đạo đức và kiến thức khoa học. Khi ấy, ta sẽ vô cùng sung sướng được thâu tóm cả đất trời, vũ trụ, thấu hiểu mọi việc lớn nhỏ, gần xa, rộng hẹp... như “muôn trùng nước non” vậy.
Về nghệ thuật, hai câu thơ sau vừa chuyển âm điệu, vừa chuyển nội dung thật nhẹ nhàng, tự nhiên, mà bất ngờ thú vị. Nhiều bài thơ khác trong Nhật kí trong tù của Bác thường có nghệ thuật chuyển ý và kết thúc thú vị như thế.
Tổng kết :
Bài thơ giản dị, mộc mạc như một lời kể chuyện tự nhiên, ngẫu hứng, song vẫn toát ra những ý nghĩa nội dung sâu sắc. Qua bài thơ, Hồ Chí Minh vừa biểu hiện một quyết tâm lớn, vượt gian khó trong cuộc sống, vừa chan chứa một niềm vui khi đạt tới thắng lợi. Đặc biệt hơn, từ một sự việc cụ thể, đời thường, Bác đã rút ra một bài học triết lí có ý nghĩa muôn đời, giản dị như một chân lí.
Thơ của Bác vừa tình cảm, vừa trí tuệ là như thế đó.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : Phân tích bài thơ “Đi dường” của Hồ Chí Minh.
DÀN Ý
Mở bài
Đi đường là bài thơ số’ 30 trong tập thơ Nhật kí trong tù.
Từ những chặng đường hết nhà tù này đến nhà tù khác, và cả con đường dài vạn dặm của nhà thơ đi tìm “hình của nước”, Người đã xúc động, suy nghĩ đúc kết những bài học về chuyện đi đường.
Thân bài
Sơ lược vài nét về chuyện đi đường :
Đi đường là một chuyện bình thường mà mọi người ai cũng biết.
Từ những chuyện bình thường, nhà thơ gửi gắm suy nghĩ về những vấn đề lớn của đời sống.
Phân tích :
Câu 1 : Câu thơ giản dị như một lời buột miệng nói ra, nhưng là sự đúc kết sâu sắc.
Đi : đi vào cuộc sông, yêu thương gắn bó với cuộc sông.
Biết : hiểu biết, mở rộng sự hiểu biết của con người.
Liên hệ với câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu 2, 3 là hình ảnh con đường.
Con đường liên tiếp núi, hết núi này đến núi khác.
Có những đỉnh cao chót vót.
Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con đường.
Câu kết : Kết quả của sự vượt qua mọi thử thách trên con đường của cuộc sống :
Tầm nhìn, tầm nghĩ được mở rộng.
Tâm hồn trở nên giàu có hơn, chất người sẽ lớn lao cao đẹp hơn.
c. Kết bài
Bài thơ bốn câu ngắn gọn mà nêu được bài học lớn về cuộc sông con người : bài học về ý chí, nhận thức, có tác dụng động viên khích lệ con người chiến thắng những khó khăn trong đời sông để đạt được ước mơ của mình.
- về nghệ thuật : lời thơ giản dị, hàm súc, đa nghĩa, hình ảnh thơ vừa tả thực vừa tượng trưng chứa đựng những suy nghĩ lớn.
BÀI VIẾT GỢI ý
Đi đường là chuyện hết sức bình thường trong cuộc sông con người. Đi gần, đi xa, không ai không đi đường ? Bác Hồ thường từ những chuyện bình thường nhất trong cuộc sông hằng ngày mà xúc cảm thành thơ. Trong tập thơ Nhật kí trong tù có bài thơ viết về “Ghẻ lở”, có thơ viết về muỗi rệp, thổi cơm, pha trà... Từ những chuyện bình thường nhất ấy, nhà thơ nêu lên những vấn đề lớn lao, những triết lí trong cuộc sông con người.
Đi dường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong Nhật kí trong tù. Bài thơ gắn với một chuyện lạ trong cuộc sông tù tội của nhà thơ lúc bấy giờ. Chính quyền Tưởng Giới Thạch có lối đày đoạ tù nhân khác đời. Bọn chúng cứ giải người tù từ nhà lao này sang nhà lao khác, chủ yếu là đi bộ :
“Năm mươi ba cây số một ngày” :
Quảng Tây giải khắp mười ba huyện Mười tám nhà lao đã ở qua
Thực tế này, cũng như trong suốt ba mươi năm bôn ba trên mọi nẻo đường thế giới để “tìm hình cho Tổ quốc” như kết đọng lại trong bài thơ :
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lén đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Nguyên nghĩa của câu thơ đầu : có đi đường mới biết đi đường khó. “Đi đường” là chuyện thực của đời sông, đi vào thơ Bác thành ý nghĩa tượng trưng : “đi đường” là đi vào thực tế sóng gió của cuộc đời, với bao thử thách gian nan. “Đi đường” kết hợp với hai chữ “mới biết” nêu lên một quy luật của đời sông, nhận thức của con người : có đi vào thực tế đời sông con người mới vỡ lẽ, hiểu biết bao điều mới lạ của đời sống. Cuộc sông phong phú là nguồn hiểu biết vô hạn của con người. Nhưng có “đi” “mới biết” là chuyện “đi đường khó”. Bởi vì cuộc sống không bao giờ lặng lẽ, thực chất là một cuộc đấu tranh không ngừng. Thơ của Bác dù viêt bằng tiếng Tây hay chữ Hán... đều có xuất phát sâu xa trong nguồn mạch dàn tộc. Đọc câu thơ : “Đi đường mới biết đi đường khó”, không thể quên những câu ca dao, tục ngữ :
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Hoặc
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
Từ xuất phát điểm chung “đi mới biết”, cầu ca dao trên trở về với công lao của cha mẹ, còn “Đi đường” của Bác lại mở ra với hình ảnh con đường :
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng
Núi cao lèn đến tận cùng...
Nguyên nghĩa :
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh chót
Một con đường đầy những núi non, trùng điệp cứ liên tiếp xuất hiện, lớp này lớp khác. Những con đường bình thường trong cuộc sống hàng ngày đã trở thành con đường của thơ ca. hình ảnh con đường trong hai câu thơ là con đường nào đây ? Có thể là con đường cách mạng đầy bão táp sóng gió ? Có thể là con đường đời mà mỗi người đi qua ? Bởi vì mỗi con người đi qua cuộc đời không có ai luôn đi trên con đường tráng nhựa mà phải vượt qua bao thử thách chông gai. Hai cầu thơ mở ra nhiều liên tưởng. Trước những thử thách ấy, thái độ của con người là điều quyết định. Linh hồn của bài thơ trong hai chữ “đăng đáo” vượt lên để đến với với đỉnh cao chót. Trước những khó khăn thử thách trong đời, con người thường có ba thái độ : đầu hàng, mặc kệ “mặc cho con tạo xoay ’Vần đến đâu”, hoặc vượt lên để chiến thắng tất cả, để đạt lấy ước mơ cao nhất của con người : “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Tâm hồn con người sẽ trở nên giàu có phong phú, rộng lớn biết bao. Bởi tâm hồn đã gắn với “muôn trùng nước non”.
Bài thơ ca ngợi ý chí, sự chiến đấu của con người truớc những thử thách của cuộc đời trên con đường đến với mơ ước. Bài thơ ra đời từ hơn sáu mươi năm trước, đến nay và có lẽ mãi mãi vẫn mới mẻ với con người, sẽ là bạn đường của con người hôm nay và mai sau.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
..Người vẫn đang cất hước, vượt một ngọn núi cao, hai ngọn núi cao, ba ngọn núi cao. Điệp từ “núi cao” nhắc lại ba lần, phối hợp với hai hỉnh ảnh “trập trùng” và “lên đến tận cùng” (nguyên văn chữ Hán nghĩa là “đinh cao chót vót”) miêu tả đậm nét một con người có quyết tâm thật cao, có tư thế vững vàng, kiên trì, nhẫn nại vượt gian khổ, chân bước đều, đầu ngẩng cao, tiến lên phía trước. Người ấy đã tới đích. Hình ảnh nhân vật cuối bài thơ đẹp quá : hiên ngang giữa vũ trụ bao la để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”, tận hưởng niềm vui, hạnh phúc của người chiến thắng. Song dường như tác giả không chỉ miêu tả sự thực, việc thực của “đi đường” - những con đường gian khổ người đã trải qua, đã tới đích và lượm thu được nhiều niềm vui. Đằng sau những câu chữ còn lấp lánh những ý tưởng sâu rộng, khái quát một triết lí thiết thực. Đường đi - đường đời là một. Đi đường - cần quyết tâm vượt núi, trèo đèo để lên tới đỉnh cao nhất, tới đích. Đời người, là những chặng đi nối tiếp không dừng. Hãy gắng vượt qua mọi gian khổ, hãy hiên ngang, dũng cảm, kiên trì trong học tập, trong lao động...từng chặng, từng ngày, chúng ta sẽ trưởng thành, tầm mắt sẽ mở rộng, trí tuệ, tâm hồn sẽ bao la, thâu tóm được “muôn trùng nước non”, làm chủ được mọi lẽ buồn vui trong cuộc sống.
(Vũ Dương Quỹ, Bình giảng văn học 8)