Soạn bài Ngắm trăng

  • Ngắm trăng trang 1
  • Ngắm trăng trang 2
  • Ngắm trăng trang 3
  • Ngắm trăng trang 4
  • Ngắm trăng trang 5
  • Ngắm trăng trang 6
NGẮM TRĂNG
(Trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh)
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Hoàn cảnh sáng tác :
Tháng 8 - 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ. Trong hơn một năm trời (từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943), Bác bị giam cầm và giải đi quanh quẩn gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong những ngày đó, Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Chỉ là một tập nhật kí bằng thơ viết để khuây khỏa và để tự động viên bản thân trong hoàn cảnh tù ngục, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh đã trở thành một viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân tộc. Tập thơ thể hiện tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Bác Hồ vĩ đại.
Ngắm trăng (.Vọng nguyệt) là một bài thơ hay của tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Đọc - Hiểu văn bản :
Hai câu thơ đầu :
Câu thứ nhất mở ra hoàn cảnh của người tù :
Trong tù không rượu củng không hoa
Mới nghe qua, cứ tưởng Bác nói đến những thiếu thôn khổ cực của cuộc sông lao tù. Trong bài thơ Bốn tháng rồi, Bác đã từng nói về cảnh “Sông khác loài người vừa bốh tháng - Tiều tụy còn hơn mười năm trời” :
Bốn tháng cơm không no Bốn tháng đêm thiếu ngủ Bốn tháng áo không thay Bổn tháng không giặt giũ
Nhà tù có bao nhiêu cái không, tại sao ở đây Bác chỉ nói đến hai thứ : rượu và hoa ? Thực ra, Bác không nói đến rượu và hoa như là những nhu cầu sinh hoạt bình thường của con người, mà chỉ nói cái cần đôi với thi nhân. Ngắm trăng là cái thú thanh nhã của những bậc tao nhân mặc khách. Thi nhân xưa ngắm trăng lúc tâm hồn thư thái, uống rượu trước hoa mà thưởng trăng, như thế mới trọn vẹn nhã thú. Còn Bác, ngắm trăng trong cảnh tù ngục, tìm đâu ra rượu và hoa. Vì vậy, cảnh trăng đẹp làm Bác cảm thấy bối rối “Đốì thử lương tiêu nại nhược hà ?” (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?). Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” chưa chuyển tải được cái áy náy, bỗì ròi trong lời tự hỏi “nại nhược hà ?” {biết làm thế nào 1). Chính cái bốì rối vô cùng nghệ sĩ ấy cho thấy được tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người. Quên đi cảnh thiếu thôn đọa đày nơi tù ngục để khao khát được thưởng thức trọn vẹn cảnh trăng đẹp, tình yêu của Bác đốì với thiên nhiên quả là mãnh liệt.
Hai câu sau :
Tình cảm đích thực và mãnh liệt không cần đến điều kiện, sẵn sàng bỏ qua những đòi hỏi của nghi thức thông thường. Nguyễn Khuyến chẳng đã từng tiếp người bạn thân lâu ngày gặp lại mà “Đầu trò tiếp khách, trà không có - Bác đến chơi đây, ta với ta” đó sao ? Đô'i với người tù Hồ Chí Minh, không có rượu và hoa để đón vầng trăng tri kỉ, cuộc ngắm trăng vẫn lặng lẽ diễn ra :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Câu thơ dịch bị mất đi rất nhiều cái hay so với nguyên tác chữ Hán : Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Hai câu thơ nguyên tác có kết cấu đăng đốì rất đẹp. Cả hai câu đều có cùng một kết cấu {người và trăng được đặt ở hai đầu câu thơ, chắn ỏr giữa là cửa nhà tù) nhưng có sự đảo ngược : câu trên theo trật tự người {nhân) - trăng {minh nguyệt), câu dưới theo trật tự trăng {nguyệt) - người {thi gia). Sự đảo ngược ấy lại tạo nên một thế đô'i rất đẹp giữa câu trên và câu dưới : nhân và nguyệt là một cặp đối, minh nguyệt và thi gia là một cặp đốì, thể hiện cuộc giao hoà tuyệt đẹp của người và trăng. Người thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sổ nhà tù để tìm đến ngắm vầng trăng sáng giữa bầu trời cao rộng. Và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến “ngắm nhà thơ” trong tù. Chữ “ngắm” {khán) được lặp lại cùng một vị trí trong cả hai câu thơ kết hợp với hai động từ “hướng”, “tòng” đã tạo nên mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng. Cả hai đã chủ động tìm đến với nhau, lặng lẽ ngắm nhau say đắm, bất chấp song sắt nhà tù. Nhà tù là hiện thực tàn bạo và đen tôì, vầng trăng trên bầu trời là thế giới của cái Đẹp, của Tự do và Ánh sáng. Song sắt nhà tù không ngăn cản nổi tâm hồn của người tù nghệ sĩ tìm đến với cái Đẹp, với Tự do và Ánh sáng. Mở đầu bài thơ là nhà tù và người tù, đến cuối bài thơ thì nhà tù vẫn có đó nhưng chỉ thấy trăng và nhà tha, không còn thấy người tù đâu cả. Người tù đã vượt ngục trở thành nhà tha. Cuộc vượt ngục bằng tinh thần ấy không chỉ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên mãnh liệt và sâu sắc mà còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Có thể ung dung giữa chôn ngục tù tàn bạo để tầm hồn bay bổng với vẻ đẹp của thiên nhiên, đó chính là biểu hiện tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản “Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao”.
c. Tổng kết :
Ngắm trăng là một bài thơ tứ tuyệt giản dị và hàm súc, cho thấy lòng yêu thiên nhiên đến say mé và phong thái ung dung của Bác Hồ ; dù trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm, tâm hồn người tù vĩ đại ấy vẫn rộng mở, tìm đến giao hoà với vầng trăng sáng ngoài trời.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề 1 : Trình bày những hiểu biết của em về tập thơ “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh)
Giới thiệu sơ lược về tập thơ Nhật kí trong tù :
Từ tháng 8 - 1942 đển tháng 9 - 1943, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây. Trong bóng tối của lao tù, Người đã viết ra những dòng ánh sáng, đó là những dòng thơ trong tập thơ nhật kí. Tập thơ gồm có 133 bài, viết bằng chữ Hán phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Tập thơ Nhật kí trong tù đã thể hiện những giá trị lớn :
Phản ánh hiện thực về chế độ nhà tù, chế độ xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ :
+ Đó là một xã hội dày đặc những nhà tù.
+ Xã hội tập trung những bất bình, trái lẽ.
+ Xã hội xấu xa chà đạp lên quyền sông con người.
Tập thơ đã ghi lại hình ảnh của nhà thơ :
+ Một con người sông với “sự nghiệp lớn”.
+ Với tâm hồn cao cả : yêu nước, yêu người, yêu thiên nhiên.
Dù viết bằng chữ Hán nhưng tập thơ vẫn xuất phát từ nguồn mạch của tâm hồn dân tộc.
Lời thơ hồn nhiên, giản dị, đa nghĩa. Chất thép, chất tình, chất hiện thực, chất lãng mạn, chất cổ điển, chất hiện đại hoà quyện vào nhau một cách hài hoà tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của tập thơ.
Tập thơ giúp chúng ta hiểu thêm về tâm hồn vĩ đại của Bác, có tác dụng bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng cho thế hệ trẻ.
Đề 2 : Phăn tích bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
DÀN Ý
1. Mở bài :
+ Đề tài ngắm trăng trong văn chương.
+ Nêu tư tưởng chủ đề của bài thơ Ngắm trăng.
+ Trích bài thơ.
2i Thăn bài :
Hai câu thơ đầu : tâm trạng của nhà thơ chuẩn bị đón trăng
+ Trong tù : gợi lên thế giới xích xiềng, con người bi giam cầm không có tự do.
+ Trong cảnh ngộ không ai ngờ đó, nhà thơ bồi hồi đón trăng.
Đón trăng trong cảnh ngộ “Không.—.cũng không...”. Không có một điều kiện nào để đón trăng “Không rượu, cũng không hoa”.
Thông thường trước một vẻ đẹp người ta yêu quý, trân trọng, con người như muôn mình đẹp hơn, tươm tất hơn. Nhà thơ chuẩn bị đón trăng trong một tâm lí rất người ấy.
- Nhà thơ đón trăng bằng tình yêu trăng.
Hai câu thơ sau : Cảnh ngắm trăng
+ Người hướng về phía song cửa ngắm trăng. Còn trăng như di chuyển dần về phía nhà thơ.
+ Khoảng cách giữa người với trăng muôn trùng xa cách lại trở nên gần gũi biết bao. Một không gian lặng lẽ. Người và trãng “đối diện đàm tâm”. Chấn song sắt nhà tù trở nên trơ trẽn vô nghĩa.
+vBài thơ mở đầu là vọng nguyệt. Kết lại “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Bác hầu như không bao giờ tự cho mình là nhà thơ, nhà văn. Riêng trong bài thơ này Bác viết “Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Có lẽ phải là nhà thơ, con người có tâm hồn giàu có, yêu trăng tha thiết, mới xứng với vẻ đẹp của trăng.
Kết bài
+ Thơ Bác thường rất ngắn, nhưng hàm súc dư ba. Bôn câu trong bài thơ viết về một đề tài cũ, nhưng đã làm sáng lên những khám phá mới mẻ.
+ Quyết định cho vẻ đẹp của bài thơ là chất người tuyệt vời của người thơ : là tình yêu thiên nhiên, tinh thần thép, lòng khát khao tự do... quan niệm mới mẻ về tầm vóc con người.
BÀI VIẾT GỢl ý
Mặt Trăng trên 'trời chỉ có một, mà trong văn thơ biết bao nhiêu vầng trăng : “Trăng như chiếc liềm vàng người thợ gặt để quên trên cánh đồng sao”, “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”, “Trăng nằm sóng soãi trên nhành liễu”... “Một trái trăng thu chín mõm mòm”... Giữa rừng thơ trăng của nhân loại, Ngắm trăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ngời sáng một vẻ đẹp riêng. Bài thơ ra đời vào mùa thu 1942, trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây. Trong một hoàn cảnh không ai ngờ có thể ngắm trăng đó, nhà thơ đã :
Ngắm trăng
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Chữ tù vốn là chữ nhân (Á), bị đóng kín (0). Cảnh sông “trong tù” là thế giới của xích xiềng, đày ải “Răng rụng mất một chiếc ; Tóc bạc thêm mấy phần ; Gầy đen như quỷ đói ; Ghẻ lở mọc đầy thân”. Nhà thơ như đã quên đi tất cả những đau đớn ê chề của cuộc sông tù tội nơi đất khách quê người mà chỉ băn khoăn :
Trong tù không rượu củng không hoa
. Không có “rượu” với “hoa” để đón tráng. “Không ... cũng không...”, cuộc sông thật đến mức cùng cực. Thông thường, khi đón những vẻ đẹp mà ta yêu quý, con người thường muốn mình đẹp hơn, tươm tất, sang trọng hơn. Nhà thơ chuẩn bị đón trăng trong một tâm trạng rất người trong khi nhà thơ đang “sông khác loài người” ở trong tù. Có thể thanh thản trong nỗi đau cùng cực, trong hiểm nguy chết sông, chất người cao vời của người thơ thật hiếm thấy trong cõi xưa nay. Chính chất người ấy đã làm nên cái lạ trong cảnh ngắm trăng này. Nhà thơ không phải tìm đến trăng để gởi gắm chia xẻ nỗi đau thương của chính mình.
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên nghĩa “Trước vẻ đẹp đêm nay biết làm thế nào ?”. Tìm đến trăng là tìm đến cái đẹp của trăng sáng vì tình yêu trăng. Sau này khi Người đã là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng vẫn một tình yêu sâu sắc ấy với trăng. Trong bài thơ Tin thắng trận sáng tác 1948 giữa những ngày gian khổ của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, Bác bề bộn việc quân, nhưng trăng sáng đến như gọi mời. Người phân vân “Trăng vào cửa sổ đòi thơ ; Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”. Có nên nghỉ giây phút để ngắm trăng không ? Rồi cuối cùng người đã bị.ánh trăng đưa vào cõi mộng. Thì ra con người “Trăm sông ngàn núi chân không ngã” ấy cũng có khi bị ánh trăng lôi kéo trong giây phút. Hai câu thơ viết nơi lao tù mà rạo rực tình cảm với trăng. Bình dị như câu nói buột miệng mà ngời sáng chất thép, chất người cao cả mênh mông. Đón trăng rồi ngắm trăng. Cảnh ngắm trăng có hai chi tiết, liên kết với nhau tạo thành cảnh ngắm trăng xưa nay chưa từng có :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Câu thơ dịch chưa lột tả được chữ “hướng” trong nguyên nghĩa “Nhân hướng song tiền kháng minh nguyệt”. “Hướng” là người tập trung nhìn ra phía ngoài song cửa, cũng có thể hiểu người di chuyển dần về phía song cửa. Hình ảnh thơ sinh động hơn, diễn tả rõ hơn trạng thầi tha thiết của tâm hồn con người trong cảnh ngắm trăng. Cũng như chữ “tòng” trong câu kết “Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Nhưng “tòng” là động từ gợi ra hình ảnh mặt trăng như đang di chuyển dần về phía nhà thơ, sinh động và giàu sức biểu hiện hơn nhiều. Hai câu thơ không chỉ đốì ở lời thơ mà đối nhau cả những rung động cảm xúc bên trong. Cả không gian vắng lặng người ngắm trăng và trăng ngắm người “đối diện đàm tâm”. Cả đôi bên như nghe rõ những xúc động sâu vời tận trong cõi tâm linh. Trăng với người thật gần mà cũng thật xa. Từ thế giới xa xôi, trăng tìm đến để ngắm nhà thơ. VỊ trí con người trong đời sống như đã được thay đổi, lớn lao cao đẹp biết chừng nào. Anh trăng sáng như hòa cùng với ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn tỏa ra từ cảnh ngắm trăng tạo thành một đêm trăng vằng vặc trong trẻo cao khiết vô cùng. Bác thực sự là một nhà thơ lớn nhưng chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Chỉ riêng bài thơ này nhà thơ. sử dụng hai chữ “thi gia”. Có lẽ để đón trăng đẹp - vị khách từ hành tinh khác đến. Bác không lấy văn chương làm sự nghiệp nhưng chính Người tôn trọng các nhà thơ biết bao.
Bài thơ ngắn, thơ Bác thường vẫn thế, nhưng mở ra bao nhiêu cái lạ. Trong cảnh ngộ tưởng không thể ngắm trăng, nhà thơ đã'đón trăng, ngắm trăng. Ngắm trăng vì vẻ đẹp của trăng. Không phải người ngắm trăng mà còn có cảnh trăng ngắm người... Đó là cái lạ của tâm hồn Hồ Chí Minh, tạo nên cái lạ đặc sắc trong thơ Người.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
..Nguyễn Trãi viết : “Đêm thanh hớp nguyệt, nghiêng chén”. Trước trăng sáng, Hồ Chí Minh củng cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, vẻ thanh cao của trăng như người xưa, song đồng thời còn thấy thêm vẻ đẹp, sức sống của con người, mặc dù con người đang phải sống giữa gông xiềng của cõi đời phi lí. Mở đầu bài thơ là nhà tù với biết bao thiếu thốn. Giữa bài tha là trăng sáng. Đến cuối bài thơ, con người - trong thân phận bị giam cầm giữa song sắt - đã thành “nhà thơ” đang say sưa mơ mộng... Hình ảnh, âm điệu, ngôn từ cứ sáng dần, đẹp lên, chan chứa một niềm vui, niềm lạc quan. Thơ Bác Hồ giống Đường thi ở cái dáng vẻ bề ngoài, nhưng rất khác ở cốt cách, tâm hồn, ý chí bên trong. Bài thơ “Ngắm trăng” bắt nguồn từ dề tài quen thuộc nhưng ý thơ, ngôn ngữ, cảm hứng trong tác phẩm mới mẻ độc đáo. Không chỉ toát ra tình cảm yêu thiên nhiên, niềm lạc quan, thi phẩm ấy còn thấm thìa một niềm tin, một sức sống và một khát vọng tự do. Nói khác đi, đó chính là một khúc hát tự do của người tù mang phong cách chiến sĩ, người chiến sĩ có tâm hồn thi sĩ. Vì thế, đọc “Nhật kí trong tù”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết :
“Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
(Vũ Ngọc Quỹ, Bình giảng Văn học 8)