Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

  • Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 1
  • Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 2
  • Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 3
LựA CHỌN TRẬT Tự TỪ TRONG CÂU
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ :
Trật tự từ trong câu có thể :
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,...).
Ví dụ :
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. (Ngô Tất Tô', Tắt đèn)
—> thể hiện thứ tự của hoạt động.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét hằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ :
- Tliằng kia ! Ông tưởng mày chết đèm qua, còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu ! Mau ! (Ngô Tất Tô", Tắt đèn)
-> thể hiện thứ tự của hoạt động.
Tinh thần yêu nước củng như các thứ của quỷ. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) -> thể hiện thứ tự từ thấp đến cao của công việc.
Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. (Ngô Tất Tô', Tắt đèn)
thể hiện trình tự quan sát và thứ bậc của đô'i tượng.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyển tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh
hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
—> thể hiện thứ tự trước sau của thời gian lịch sử.
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ :
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
Rất dẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trấn đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.
(Tô' Hữu, Lên Tây Bắc)
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca...
(Tô' Hữu, Ta đi tới)
+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
Ví dụ :
Ảy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.
- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cúng chả cần.
(Nguyễn Công Hoan, Ngựa người, người ngựa)
Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách)
+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Ví dụ : Tre giữ làng, giữ nước, giữ mải nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Hãy nhận xét tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong những trường hợp
sau :
Thể của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi.
(Nam Cao, Lão /íạc)
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay dể gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Nhưng không ai bảo ai, cả ông chỉ huy phó mặt trận, cả anh tiểu đoàn trưởng, chính trị viên đều vùng dậy chạy lên núi rào rào, theo sau đến một trung đội các sĩ quan tham mưu, bí thư, điện thoại, liên lạc viên, nhiếp ảnh, nhà báo.
(Trần Đăng)
Đã tan tác những bóng thù hắc ám,
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
Trên đường ta về lại Thủ dô,
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ !
(Tố Hữu, Ta đi tới)
- e. Tôi yêu sông xanh núi tím, tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi củng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
(Vũ Bằng, Thương nhá mười hai)