Soạn bài Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)

  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 1
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 2
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 3
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 4
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 5
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 6
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 7
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 8
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 9
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) trang 10
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu :
Vài nét về tác giả : -
Ngô Tất Tô (1893 - 1954), quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị ; một nhà báo tiến bộ giàu tính chiến đấu ; một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tô" được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 1996).
Tác phẩm chính : tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940) ; phóng sự Việc làng (1940).
Tiểu thuyết Tắt đèn (đăng báo năm 1937, in thành sách lần đầu năm 1939) là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tô", và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945).
- Bô"i cảnh của truyện là làng quê Đông Xá trong không khí căng thẳng của những ngày SƯU thuế. Bọn hào lí trong làng ra sức lùng sục, tra khảo những người nông dân nghèo thiếu thuế. Gia đình anh Dậu thuộc loại nghèo nhất làng, phải chạy vạy ngược xuôi để có ,tiền nộp suất sưu. Anh Dậu đang ô"m nặng vẫn bị đánh trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng. Chị Dậu đành phải dứt ruột đem cái Tí, đứa con gái lớn bảy tuổi của chị, bán cho nhà lão Nghị Quê". Lợi dụng tình cảnh của chị, vợ chồng lầo Nghị Quê" keo kiệt, độc ác đã ép chị bán cái Tí và bán cả ổ chó mới đẻ của chị với giá rẻ mạt. Cộng với mấy hào bán gánh khoai, chị Dậu vừa đủ tiền để đóng suất sưu cho chồng. Không ngờ, bọn hào lí lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu không được tha về ; nhưng vì đang ô"m nặng mà bị cùm trói hành hạ đến mức rũ ra như xác chết nên được khiêng trả về nhà. Sáng hôm sau, khi anh vừa mới tỉnh lại thì cai lệ và tên đầy tớ của lí trưởng xông vào định trói bắt mang đi lần nữa. Chị Dậu cô" van xin thảm thiết nhưng không được, nên đã liều mạng chông trả lại quyết liệt, quật ngã cả hai tên tay sai. Chị bị bắt giải lên huyện. Tên quan phủ Tư Ân lợi dụng cảnh ngộ của chị định giở trò bỉ ổi. Chị Dậu kiên quyết cự tuyệt, ném cả nắm giấy bạc vào mặt hắn và chạy thoát ra ngoài... Cuối cùng, để có tiền nộp thuế, chị đành gửi con để lên tỉnh ở vú cho nhà lão quan cụ. Lão ấy là một tên quan phủ già, dâm đãng. Trong một đêm “tắt đèn”, lão đã mò vào buồng chị... Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy thoát ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực...
-Tắt đèn là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề ; là một bản án đanh thép đôi với xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy cái ác, cái xấu. Giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm là đã khẳng định, ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân. Đặc sắc nghệ thuật của Tắt đèn là đã xây dựng được nhiều tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Tức nước vỡ bờ là đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, kể lại việc chị Dậu chông trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.
B. Đọc - Hiểu văn bản :
Tình huống truyện :
Thành công của đoạn văn trước hết là việc tạo dựng tình huống. Vụ thuế đang trong thời điểm căng thẳng nhất : quan trên sắp về tận làng để đốc sưu, bọn tay sai càng ra sức lùng sục, tra khảo những người nông dân nghèo thiếu thuế. Chị Dậu đã bán tất cả những gì có thể để nộp thuế cho chồng, nhưng anh Dậu vẫn bị cùm trói hành hạ vì không có tiền để đóng suất thuế cho người em trai đã chết từ năm ngoái, đến lúc gần như chết mới được cho về. Sáng hôm sau, anh Dậu vừa tĩnh lại, bọn tay sai lại tiếp tục xông vào nã thuế. Nếu bị trói đánh lần nữa, có lẽ anh Dậu sẽ chết. Làm thế nào để chị Dậu bảo vệ được mạng sông của chồng mình ? Tình thế thật nguy ngập và nan giải.
Nhăn vật :
Nhân vật cai lệ :
Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ - lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha. Nhân vật cai lệ trong đoạn trích này là người của quan trên về làng Đông Xá để thúc SƯU. Như vậy, cũng có thể hiểu rằng : dù chỉ là một tên tay sai mạt hạng, một thứ công cụ của bộ máy thông trị, nhưng lúc này đây, hắn đang là kẻ đại diện cho quyền lực của bộ máy ấy. Và hắn đã thể hiện đúng tính cách của một tên tay sai tàn bạo không còn tính người.
Tên cai lệ, với nghề đánh trói người một cách chuyên nghiệp, có mặt ở làng Đông Xá để trừng trị kẻ nào dám trôn tiền SƯU của nhà nước. Cho nên hắn đến nhà anh Dậu với tư thế của một kẻ đại diện cho pháp luật trừng trị kẻ dám chông lại pháp luật. Dù anh Dậu vừa được khiêng trả về nhà đêm qua trong tình trạng như một xác chết, sáng hôm nay “cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng” - nghĩa là đến với tư thế sẵn sàng trói người, đánh người. Thứ luật pháp bất nhân của xã hội thực dân phong kiến tàn bạo cho phép một tên tay sai hành động như thế đôi với những người dân thấp cổ bé họng.
Trong xã hội ây, một kẻ đầy tớ nơi cửa quan cũng có thể hông hách, ngang tàng, đánh dập dân chúng. Chỉ cần một vài chi tiết miêu tả hành động và ngôn ngữ của tên cai lệ, nhà văn đã khắc họa một cách khéo léo và
sinh động tính cách ấy : “Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái eũ : - Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu ! Mau !”. Hắn biết rất rõ đêm qua anh Dậu ốm nặng đến gần chết, nhựng mạng sông của con người không phải là điều đáng bận tâm đối với một tên tay sai không có tính người. Tất cả sự quan tâm của hắn chỉ nằm trong mấy chữ : “Nộp tiền sưu ! Mau !”. Cho nên, dẫu anh Đậu hoảng sợ đến mức lăn đùng ra phản, dẫu chị Dậu đã van xin tha thiết, tên cai lệ vẫn trợn ngược hai mắt, quát, vẫn hầm hè, và đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu đỡ lây tay hắn và tiếp tục van xin thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sắn đến để trói anh Dậu. Hắn vừa đánh chị Dậu, vừa điểm nhịp bằng những tiếng “Tha này ! Tha này !”, có vẻ rất khoái trá. Chị Dậu liều mạng cự lại, hắn tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Rõ ràng tên cai lệ chỉ chăm chăm làm sao để trói được anh Dậu, để hoàn thành cái sứ mệnh đánh trói người thiếu thuế. Nói cách khác, đó chỉ là một thứ công cụ chứ không còn là con người. Hành động vô cùng hung hãn : sầm sập tiến vào, giật phắt, chạy sầm sập, bịch, sẩn, tát, nhảy... Cách nói thì chỉ có thét, quát, hầm hè, nham nhảm thét... Mở, miệng nói toàn xưng hô ông với mày, thằng kia..,, rặt những chuyên chửi mắng, dỡ nhà, trói cổ, điệu ra đình... Chính vì không còn là con người cho nên hắn không hiểu được nỗi khổ của đồng loại, và bỏ ngoài tai mọi lời lẽ đáng thương của chị Dậu. Chỉ là một cai lệ hèn mọn vô danh, nhưng tính cách của hắn đủ để biểu hiện rõ bản chất bất nhân tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến:
Ngô Tất Tô' đã miêu tả nhân vật cai lệ bằng một ngòi bút hiện thực sắc sảo cùng với một thái độ phê phán rõ rệt. Nhiều chi tiết miêu tả có tính hài hước thể hiện ý đồ châm biếm của tác giả : tên cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái củ, đó là chi tiết được chuẩn bị cho đoạn sau : sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Nhân vật chị Dậu :
+ Chị Dậu là người vợ rất mực thương chồng. Khi chồng đau ốm, chị tận tâm lo lắng, chăm sóc. Nấu cháo xong, chị ngả mâm bát múc ra la liệt rồi lấy quạt quạt cho chóng nguội, sau đó rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm, dịu dàng nói : - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Chị bế con ngồi bên cạnh chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Đó là những cử chỉ thể hiện tình thương yêu giản dị mà chân thành.
+ Vì thương chồng nên chị Dậu đã bằng mọi cách đối phó với bọn tay sai để bảo vệ cho chồng.
- Ban đầu, khi bọn tay sai vừa kéo vào quát tháo, anh Dậu hoảng sợ quá lăn đùng ra phản, chị Dậu chỉ biết run run phân trần một cách lễ phép :
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất... Sau đó lại van xin tha thiết : - Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mẩng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại. Tên cai lệ không thèm nghe lời van xin, chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị càng van nài tha thiết : - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !. Còn biết làm gì hơn ngoài việc van xin, khi bọn tay sai đang là kẻ nắm quyền lực mà anh Dậu lại là kẻ “có tội”, còn chị chỉ là người phụ nữ nông dân thấp cổ bé họng. Lời lẽ và thái độ của chị Dậu bộc lộ một khía cạnh trơng bản chất cố hữu của người nông dân nghèo : chịu đựng sự áp bức đến mức nhẫn nhục.
- Nhưng lời van xin của chị chẳng những không gợi được lòng thương cúa tên tay sai đã mất hết tính người mà còn bị trả lời một cách phũ phàng bởi những hành động thô bạo. Đến lúc này, chị không thể chịu đựng dược nữa.
Bị tên cai lệ bịch vào ngực mấy bịch, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại : - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”. Cách xưng hô ông - cháu tự hạ mình đã chuyển thành cách xưng hô ông - tôi ngang hàng. Người phụ nữ nông dân trước đó vừa nhẫn nhục cúi đầu chịu đựng, bây giờ đã đứng thẳng ngẩng đầu mà dõng dạc nói với đôì thủ. Lí lẽ chị Dậu dùng để đấu tranh với tên cai lệ dĩ nhiên không phải là cái lí của pháp luật - bởi pháp luật của xã hội ấy đã dung túng cho những kẻ nhân danh “nhà nước” mà ức hiếp, hành hạ người dân vô tội. Lí lẽ của chị là cái lí của tình người, của đạo lí làm người.
Nhưng tên cai lệ có còn là con người nữa đâu mà nói chuyện lí lẽ ! Lí lẽ của chị Dậu chỉ được trả lời bằng một cái tát vào mặt. Niềm căm giận đã đến đỉnh điểm, bộc phát thành hành động chông đối. “Chị Dậu nghiên hai hàm răng : - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”. Không còn xưng ông - tôi, lần này chị xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Đáp lại giọng điệu hông hách của tên cai lệ đã là cách xưng hô đanh đá của người phụ nữ bình dân. Đáp lại hành động hung hãn của tên cai lệ là hành động chông đối quyết liệt của chị Dậu. Nhà văn Ngô Tất Tô' không cần phải giấu niềm hả hê khi miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật hai tên tay sai. Nổi bật lên trong đoạn văn là sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đôì lập với bộ dạng thảm hại củã hai tên tay sai. Với tên cai lệ, chị chỉ cần một động tác : “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”. Sự hả hê của tác giả bộc lộ rõ trong một câu văn đầy hài hước : “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp.với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Với tên người nhà lí trưởng, Chị Dậu phải dùng nhiều động tác hơn : nhanh như
cắt, nắm ngay được gậy của hắn, sau đó phải giằng co nhau, đu đẩy nhau, áp vào vật nhau, cuối cùng túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Đọc cảnh chị Dậu túm tóc, túm cổ quật ngã hai tên tay sai, ai mà chẳng thích chí khi thấy bọn chúng trước đó vừa hung hăng, dữ tợn bao nhiêu thì bây giờ thảm hại bấy nhiêu. Tác giả đã truyền sang người đọc cảm giác hào hứng khi được chứng kiến cái ác bị trừng trị, được nhìn thấy sức mạnh đấu tranh của người lao động chông áp bức.
Hành động đấu tranh của chị Dậu vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và bất ngờ, nhưng vẫn chân thực và hợp lí, bởi nó xuất phát từ tính cách của chị. Đầu đoạn trích, ta đã thấy một chị Dậu yêu thương, lo lắng chăm sóc cho chồng. Sau đó ta lại thấy một chị Dậu run run van xin, chịu đựng những cái đánh, cái tát, cũng là vì chồng. Đến khi tên cai lệ cứ sấn sổ nhảy vào định trói anh Dậu, lòng yêu thương đã chuyển thành niềm căm giận, thúc đẩy chị đấu tranh với một sức mạnh lạ lùng để bảo vệ chồng. Quật ngã bọn tay sai, “chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận : - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..". Câu nói của chị Dậu mang nhiều ý nghĩa. Trước hết, nó thể hiện tính cách của một người phụ nữ yêu thương chồng, dám hi sinh vì chồng, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng đồng thời lại có một tinh thần phản kháng mạnh mẽ, một sức sông kiên cường... Bên cạnh đó, nó còn nói lên một chân lí sâu xa của đời sôhg : “tức nước” thì “vỡ bờ”, có áp bức có đấu tranh, con đường sông duy nhất của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh chông áp bức để tự giải phóng mình. Cái kết thúc bế tắc của tác phẩm cho thấy nhà văn chưa hoàn toàn nhận thức được chân lí ấy, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế của hiện thực “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh của sự “vỡ 'bờ” đó. Cho nên dù chưa chỉ ra được con đường đấu tranh cách mạng tất yếu của quần chúng, nhưng nhà văn đã “xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân),
Tổng kết :
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nưởc vỡ bờ đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh cực khổ không lối thoát, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
ĐỂ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về lời nhận xét đó ? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.
DÀN Ý
Mở bài :
+ Giới thiệu Tắt đèn của Ngô Tất Tô' - tác phẩm xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930 — 1945.
+ Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Tuân : đánh giá về sự đóng góp của Ngô Tất Tố vào cuộc đấu tranh của nhân dân chông lại ách áp bức bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân phong kiêh.
Thân bài :
Tổng :
+ Nêu ngắn gọn về nội dung - ý nghĩa của đoạn trích Tức nước vở bờ. Xung đột mang ý nghĩa điển hình trong hoàn cảnh sưu thuế nặng nề.
+ Vẻ đẹp của tinh thần phản kháng thể hiện tình thương và sức mạnh của chị Dậu.
Phân :
Tình huôhg ngặt nghèo của chị Dậu : anh Dậu được trả về trong tình trạng dở sông dở chết, cả nhà không còn hột gạo, chỉ còn hai đứa trẻ không biết làm gì, gánh nặng dồn cả vào chị Dậu.
+ Khoản tiền thuế vô lí của chú em chồng đã chết khiến gia đình chị phải đương đầu với bộ máy thúc sưu : cai lệ, người nhà lí trưởng và tay chân.
Hình ảnh tên cai lệ hống hách, thái độ hùng hổ của kẻ dựa thế quan trên, không còn chút tình người nào trước tình cảnh đáng thương của gia đình chị Dậu. Hình ảnh lột tả chân tướng giai cấp thống trị ở nông thôn. Không những thế, còn cho thấy đàng sau hắn chính là “nhà nước” thực dân bòn rút, áp bức dân lành với chính sách sưu thuế vô lí.
Sự nhẫn nhịn chịu đựng của chị Dậu : từ năn nỉ van xin đến chịu đựng sỉ nhục và thậm chí nhận đòn thay cho chồng đều do ý thức được thân phận thấp cổ bé họng và cố gắng bảo vệ chồng khỏi bị chúng hành hạ.
Hành động “tức nước vỡ bờ”: hành động bất ngờ, tự phát nhưng cũng phản chiếu ý thức phản kháng tiềm tàng-đã bùng nổ.
+ Tình huống đảo ngược : những kẻ thủ ác bị đánh ngã bởi người đàn bà lực điền con mọn. Ngôn ngữ thay đổi từ cháu sang bà thể hiện tư thế kiêu hãnh (chú ý cơn giận bùng phát của chị Dậu đối lập với anh Dậu bạc nhược, khiếp sợ trước cường quyền).
Hợp :
+ Đoạn trích đã khai thác vẻ đẹp người phụ nữ nông dân vùng lên, phát hiện sức mạnh tiềm tàng của ý chí đấu tranh chống lại cường quyền, bất công. Quả thật đúng với nhận định của Nguyễn Tuân.
+ Không những thế, qua đoạn trích còn chứng tỏ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân trước Cách mạng : hết lòng chăm sóc, bảo vệ chồng con, có phẩm chất cao quý.
c. Kết bài :
Nhấn mạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm thông qua đoạn trích. Từ đó, nêu cảm nhận về tài năng và tấm lòng của Ngô Tất Tô'.
BÀI VIẾT GỢl ý
Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tô' ra đời trong bối cảnh của giai đoạn 1936 - 1939, khi những vấn đề dân sinh dân chủ đang được quan tầm đặc biệt trong đời sô'ng xã hội Việt Nam. Tác phẩm đã góp thêm một tiếng nói tô' cáo bộ mặt tàn bạo vô nhân của chê' độ thực dân - phong kiến Việt Nam từ chính sách sưu thuê' dã man. Không những thế, ta còn nhận ra bao nỗi cay cực của người nông dân Việt Nam khi bị dồn đẩy vào hoàn cảnh khôn cùng.
Tắt đèn của Ngô Tất Tô' đã cuôh hút hứng thú đặc biệt của nhà văn Nguyễn Tuân. Với lối cảm thụ đặc biệt của mình, ông đã từng ca ngợi vẻ đẹp của chị Dậu như “đoá hoa sen trên đầm bùn phong kiến”. Không những thế, Nguyễn Tuân còn cho rằng với tác phẩm này, Ngô Tất Tô' đã “xui người nông dân nổi loạn”. Từ xung đột mang ý nghĩa điển hình trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ giữa chị Dậu - người đàn bà con mọn với cả đám cai lệ, người nhà lí trưởng hùng hổ, ta có thể nhận rõ ý nghĩa sâu xa trong nhận xét của Nguyễn Tuân.
Bắt đầu của không khí ngột ngạt căng thẳng là những âm thanh của “tiếng trông và tiếng tù và” như treo trên đầu bất cứ những người “thấp cổ bé họng” nào mối đe dọa lơ lửng. Âm thanh ấy vọng đến như càng làm rô'i bời ruột gan chị Dậu, giữa lúc chị đang dồn tất cả tình thương yêu, lo lắng để cướp anh Dậu lại từ tay tử thần. Nhìn vào anh Dậu, có thể nhận ra sự tàn ác của những kẻ đang cầm chịch vận mệnh những người dân quê. Chỉ vì một món nợ thuê' thân vô lí của người em đã chết, anh đã bị hành hạ kiệt quệ về thể xác. Không những thế, tác động của những trận đòn ấy còn làm anh hoàn toàn bạc nhược về tinh thần, qua những hình ảnh được nhà văn diễn tả : “Anh Dậu uô'n vai ngáp dài một tiếng”, “uể oải”, “vừa rên vừa ngỏng đầu lên”, “run rẩy”. Gánh nặng gia đình dồn cả trên đôi vai chị Dậu.
Tình huống kịch tính bắt đầu từ khoảnh khắc bọn cường hào tay sai sầm sập tiến vào với “roi song, tay thước và dây thừng”. Đối mặt với sự uy hiếp ấy, anh Dậu hiện lên với dáng vẻ khiếp nhược “lăn đùng ra đó không nói được tiếng nào”. Hành động đó chỉ tạo đà cho bọn người vô nhân kia được dịp chứng tỏ quyền uy và sự khinh miệt không cần che đậy, từ tiếng thét của cai lệ đến tiếng cười mai mỉa của người nhà lí trưởng thể hiện rõ sự đắc thắng tiểu nhân. Vậy là, chỉ còn một mình người đàn bà con mọn phải đô'i chọi với cả một bộ máy đàn áp hùng hổ.
Cai lệ là kẻ đại diện cho “nhà nước” - từ dùng để gọi chính quyền thực dân - để thực thi việc thu thuế thân, loại thuế vô nhân đạo không từng xuất hiện ở một quô'c gia văn minh nào. Tự thân tính chất của thuế thân đã nói đầy đủ thực chất của cái gọi là “văn minh, khai hoá”. Và nó được cụ thể hóa bằng thái độ hông hách của cai lệ mỗi khi hắn mở miệng : bắt đầu bằng tiếng “thét” nắn gân, rồi thì “trợn ngược hai mắt”, “quát”, “hầm hè”... Tất cả đều không nằm ngoài mục đích nhằm chứng tỏ uy quyền của một kẻ thừa lệnh “nhà nước”. Bởi thế, đốì diện với cai lệ, chị Dậu không còn chọn lựa cách nào khác hơn ngoài van xin, cầu khẩn. Chị ý thức rõ thân phận “con sâu cái kiến”, nếu phản kháng sẽ nhận lãnh hậu quả khôn lường.
Thế nhưng, trong một tình thế mà những người thân yêu bị đe dọa, hoàn toàn không còn sức phản kháng, chị đã phải đứng mũi chịu sào để chèo chông gia đình qua cơn sóng gió. Thật đáng thương khi chúng ta chứng kiến tình cảnh chị Dậu : vừa chăm người chồng đã suy sụp hoàn toàn, vừa chăm một lũ con còn quá nhỏ, trong đó một đứa thì đói lả, một đứa còn đang ẵm ngửa. Vậy mà, trước tình cảnh ấy, bọn cường hào không chút xót thương, chĩ chăm chăm thu món tiền sưu vô lí, bất chấp chị Dậu đã phải xuống nước nhịn nhục van xin. Chứng kiến tấn bi kịch ấy, ai vô tình đến mấy cũng phải mủi lòng khi nghe chị Dậu mở miệng một điều “nhà cháu”, hai điều “nhà cháu}’ bằng thái độ lúc thì “run run”, lúc thì “thiết tha”. Nỗi đau thắt lòng của chị lên đến đỉnh điểm khi cai lệ định hành hung anh Dậu, chị đã “xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất” để can thiệp bằng những lời xuống nước chót cùng : “Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !”. Những lời van ấy chĩ cầu xin chút tình người ở tên cai lệ hung hăng, nhưng ngay lập tức, chị đã phải chịu những đòn ra uy của một kẻ lòng lang dạ thú. Dẫu cho phải chịu đựng “mấy bịch” phũ phàng, chị vẫn đủ sức chịu đựng nếu như cái đau ấy giúp chồng chị thoát cảnh bị hành hạ. Ngay trong thời khắc ấy, ta nhận ra một người đàn bà theo đúng mẫu mực phương Đông xưa : hết lòng vì chồng con, sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi về cho riêng mình.
Từ tình huống cao trào trong đoạn trích, xung đột đã đến hồi mở nút. Thói hông hách ngang ngược của bọn người kia đã vượt quá sức chịu đựng của một người bình thường. Hành động “liều mạng cự lại” một cách tự phát nhưng tất yếu của chị Dậu cũng xuất phát từ tình thương với người chồng đã hoàn toàn mất sức phản kháng. Nhưng chị cũng không ngăn trở được một kẻ mất hết tình người, dựa thế làm oai như cai lệ. Cũng chính từ khoảnh khắc nhận lãnh cái tát của người “nhà nước”, chị đã được thức tỉnh ý chí phản kháng mãnh liệt. Khi xung “tôi” với cai lệ là lúc chị cất lên tiếng nói đòi công bằng. Còn trong giờ phút tiếp tục bị đô'i xử bất công, không còn cách nào khác hơn là chị phải vùng lên chống lại. Ngô Tất Tô' đã diễn giải một quá trình diễn biến tâm lí hết sức hợp logic của chị Dậu, có lẽ đó cũng là tâm lí chung của những người bị dồn đẩy vào bước đường cùng.
Vâng, chị đã vùng lên chông lại, bằng tất cả sự căm phẫn tột độ. Người phụ nữ nông dân ấy đã gạt qua một bên nỗi sự hãi thường nhật, để gọi kẻ thủ ác bặng cách gọi đích đáng : “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xam !”. Từ nhà cliáu đến tôi và cuối cùng là hà, chị đã lột xác từ con người nhẫn nhục thành con người phản kháng. Những câu văn của Ngô Tất Tô' thật hả hê khi tả cảnh chị chông lại cả một đám côn đồ có trong tay đầy đủ công cụ đàn áp. Hình ảnh bọn chúng thật thảm hại so với người đàn bà quật cường, từ hình ảnh cai lệ : “sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà Lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất”, đến hình ảnh người nhà ông lí : “Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Sức mạnh của người nông dân nổi giận là kết quả từ chính sự hung hăng đè nén của bọn cường hào, cũng là sức mạnh của tình thương yêu chị dành cho anh Dậu. Trong cuộc xô xát tay đôi này, chị đã thắng, dẫu rằng bản thân chị cũng biết mình sẽ phải trả giá đắt, Trong khi người chồng vừa sợ, vừa run vừa kêu : “U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội”, chị đã dứt khoát thái độ: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Đàng sau cầu nói đã hàm chứa một chân lí hiển nhiên : có áp bức, có đấu tranh. Dù rằng cuộc đấu tranh của chị là hành động tự phát, nhưng trong tình thế của chị, có lẽ cũng không thể chọn giải pháp dung hòa nhịn nhục như anh Dậu, chỉ còn vùng lên. Phải chăng, từ tình tiết đầy kịch tính này, nhà văn Nguyễn Tuân đã có lí khi cho rằng Ngô Tất Tô' đã “xúi người nông dân nổi loạn”.
Chỉ qua một đoạn trích, người đọc có thể nhận ra một bức tranh xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng thu nhỏ. Từ xung,đột không khoan nhượng giữa giai cấp thông trị với người nông dân, sự phi lí của những chính sách ăn cướp, tác giả đã phơi bày nỗi khổ của người dân cùng ở xứ thuộc địa, không những thê' ông còn giúp chúng ta nhận ra nguyên nhân của những thảm cảnh ấy. Bên cạnh đó, nhà văn còn dành toàn bộ tình cảm xót thương, trân trọng cho phẩm chất của những người dân nghèo sau lũy tre làng. Ngô Tất Tô' là người đã nhận ra tô' chất phản kháng tiềm tàng trong những con người ấy. Đó là niềm tin, cũng là dự báo kết cục tất yếu của một viễn cảnh người nông dân sẽ vùng lên. Chị Dậu — người đàn bà đức hạnh, hết mực thương chồng yêu con, cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trước Cách mạng, là điểm son đặc biệt trong bức tranh đầy những gam màu tối “Tắt đèn”.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
“Đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh đó là những đặc điểm có tính chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây. Cái mới của chị Dậu là sức chiến đấu mạnh khỏe lạc quan và tinh thần phản
V.
kháng gan dạ trước kẻ thù. Nhiều người đàn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu, có khi đành chịu buông tay khuắt phục, nhắm mắt cho cuộc đời trôi theo sô' mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ thấy lăn xả vào bóng tối như mực, kiếm cách phá tung ra để tìm đường sống. Và chống trả một cách mộc mạc, hồn nhièn, không cần lí lẽ, dường như hành động quyết liệt đó, ngôn ngữ, nhân vật nhuần nhị đó là sản phẩm tất yếu của một cuộc dời lương thiện vốn đã cơ cực lại còn bị giày xéo tàn nhẫn.”
(Giáo trình Văn học Việt Nam 30 - 45, tập 1, 1988)
“Chị Dậu là tất cả cuốn Tắt đèn. Có những lúc tôi muốn xin phép tác giả, và nếu tác giả đồng tình (qua lớp đất nghĩa địa mà tỉm cách nhắn lên cho) thì tôi lấy tên chị Dậu làm luôn tên gọi của cuốn truyện Tắt đèn : “Chị Dậu”. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt trong Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả ngọn, cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lèn.”
(Nguyễn Tuân)