Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

  • Muốn làm thằng Cuội trang 1
  • Muốn làm thằng Cuội trang 2
  • Muốn làm thằng Cuội trang 3
  • Muốn làm thằng Cuội trang 4
  • Muốn làm thằng Cuội trang 5
  • Muốn làm thằng Cuội trang 6
  • Muốn làm thằng Cuội trang 7
  • Muốn làm thằng Cuội trang 8
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
(Tản Đà)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Tản Đà (1889 - 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Tản Đà xuất thân nhà nho, từng có phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó, ông nhanh chóng chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và đã sớm nổi tiếng, đặc biệt là vào những năm hai mươi của thế kỉ XX. Thơ văn ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nôi giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại trong lịch sử văn học Việt Nam. .Ngoài thơ ra, Tản Đà còn viết văn xuôi và cũng nổi tiếng với những bài tản văn, tùy bút, tự truyện và cả những truyện du kí viễn tưởng đặc sắc.
Tác phẩm chính : Khối tình con ỉ, II, III (thơ), Giấc mộng lớn (tự truyện), Giấc mộng con I, II (truyện), Thề non nước (truyện)...
Muốn làm thằng Cuội là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nằm trong quyển Khối tình con I (1917). Bài thơ thể hiện tâm sự buồn chán trước thực tại tầm thường, muôn thoát li thực tại ấy bằng một ước mộng rất ngông - đúng chất Tản Đà.
Đọc - Hiểu văn bản :
1. Hai câu đề :
Hai câu thơ đầu là tiếng than và là lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong đêm thu :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em nay chán nửa rồi
Nỗi sầu da diết khôn nguôi trong lòng thi sĩ đã dâng sóng ngay từ câu mở đầu bằng một lời than giản dị mà tha thiết vô cùng. Buồn lắm mà không thể tâm sự cùng ai, chỉ có chị Hằng để tâm sự, bởi thi sĩ cũng đã chán đời : “Trần thế em nay chán nửa rồi”. Cái sầu trong hai câu thơ đâu chỉ có nỗi buồn đêm thu, mà còn có cả nỗi chán đời. Nỗi buồn đêm thu vốn là nỗi niềm thường tình của nhiều thi sĩ, nhất là người thơ lãng mạn như Tản Đà. Tản Đà là thi sĩ Việt Nam đầu tiên dám hiện diện trong thơ với đầy đủ bản ngã cái tôi của mình : cái tôi sầu mộng đa tình, cái tôi ngông nghênh phớt đời, cái tôi cảm thương ưu ái... Vào những năm 20 của thế kỉ XX, thơ Tản Đà đã thổi một luồng gió lãng mạn mới mẻ trên thi đàn Việt Nam “với cái buồn mơ màng, cái xúc cảm chơi vơi của cái tôi” “nói lên đúng cái sầu bàng bạc
trong đất nước, tiềm tàng trong tim gan người ta” (Xuân Diệu). Nỗi sầu ấy giăng kín hồn thơ Tản Đà, có nhiều khi thi sĩ muôn Giải sầu mà không sao thoát được : “Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu ; một mình tịch mịch mà sầu, đông người cười nói mà càng sầu ; nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu... sầu không có mối, chém sao cho đứt ; sầu không có khôi, đập sao cho tan...”. Một tâm hồn như thế thì buồn đêm thu cũng là điều dễ hiểu. Nhưng còn nỗi chán đời thì duyên do vì đâu ? Xuân Diệu cắt nghĩa đó là tâm trạng của thời đại Tản Đà : “Có ai đã sông những ngày tháng u uất từ 1925 trở về đến 1935 chắc đều đã nhận thấy xã hội ta lúc đó sông trong một không khí tù hãm u uất, phàm ai có đầu óc đều muốn thoát li, mà không thoát li cho nổi”. Tản Đà đã thể hiện tâm trạng chán chường ấy trong nhiều bài thơ của mình :
Đời đáng chán biết thôi là đủ Sự chán dời xin nhủ lại tri âm
Hoặc :	Gió gió mưa mưa đã chán phèo
Sự đời nghĩ đến lại buồn teo
Trong sâu thẳm của tâm hồn Tản Đà, có nỗi buồn đau trước sự mất còn của đất nước, có nỗi cảm thương vì những kiếp nhân sinh đầy mưa gió, có cả nỗi cô đơn, thất vọng vì thân thế cá nhân “Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo - Mà đến bây giờ có thế thôi”. Nỗi chán đời của Tản Đà phản ánh tâm trạng bất hòa sâu sắc với xã hội, vì thế mà thi sĩ muôn thoát li cuộc đời.
Hai câu thực :
Thi sĩ đã tìm đến một cách thoát li thật độc đáo - muốn làm thằng Cuội. Hãy nghe nhà thơ nói với chị Hằng :
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Hai câu thơ gợi lại sự tích mặt trăng và chú Cuội, tạo nên một tứ thơ thật lãng mạn. Trong dòng cảm xúc bay bổng, nhà thơ tưởng tượng mình đang đối thoại với chị Hằng. Nhà thơ đặt một câu hỏi thăm dò (Cung quế đã có ai ngồi ở dó chưa ?), và không chờ trả lời đã tiếp luôn lời cầu xin chị Hằng hãy thả một cành đa xuống để nhắc mình lên trăng. Quả thực hồn thơ giàu mơ mộng và giọng thơ cũng đầy tình tứ : muốn lên trăng để làm bạn với chị Hằng. Tìm lên trăng, tâm hồn lãng mạn của thi nhân đã tìm được một địa điểm thoát li lí tưởng. Đó là cõi tiên, là chôn thanh cao hoàn toàn cách biệt với cõi trần nhem nhuốc mà nhà thơ đã vô cùng chán ghét.
Hai câu luận :
Muôn thoát li, nhưng khát vọng của Tản Đà không chỉ là trôn chạy và xa lánh. Nhà thơ còn muôn đi tìm một cuộc sông đích thực với những vẻ đẹp và niềm vui mà ở cõi trần không bao giờ tìm thấy :
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây tliế mới vui.
Trong cõi trần, Tản Đà luôn cảm thấy buồn cô đơn và khắc khoải đi tìm người tri kỉ :
Suối tuôn róc rách ngang đèo Gió thu bay lá, bóng chiều về tây Chung quanh những đá cùng cây Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm ?
Chán đời, thi sĩ luôn ao ước được thả hồn trong gió mây, trong phóng khoáng cao rộng của đất trời :
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay.
Ngày trước, Nguyễn Công Trứ cũng đã từng ao ước :
Kiếp sau xin chớ làm. người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Nguyễn Công Trứ ngông, và Tản Đà cũng ngông, bởi hai ông đều thích làm những việc trái với lẽ thường, vượt, lên trên cái bình thường. Đó là những con người có bản lĩnh, ý thức sâu sắc về bản lĩnh của mình, có cá tính mạnh mẽ, không chịu khép minh trong khuôn khổ chật hẹp của lề thói thông thường, lấy sự ngông ngạo để bày tỏ thái độ bất hòa đối với xã hội.
Tản Đà đã từng tự nhận mình là một vị trích tiên vốn xưa ở trên trời nhưng bị “đày xuống hạ giới về tội ngông”. Bây giờ, vị trích tiên ấy lại muốn lên trăng để bầu bạn cùng người đẹp Hằng Nga, được thỏa thích vui chơi cùng gió, cùng mây. So với Nguyễn Công Trứ, cảm hứng lãng mạn của Tản Đà đã mang đậm dấu ấn thời đại và đi xa hơn người xưa.
Hai câu kết :
Mạch cảm xúc lãng mạn đa tình và ngông được đẩy lên đến cao độ ở hai cầu thơ CUỖÌ :
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Một hình ảnh tưởng tượng thật bất ngờ, lãng mạn và tình tứ ! Nhà thơ tưởng tượng vào những đêm Trung thu, mọi người đều ngẩng đầu chiêm ngưỡng vầng trăng sáng thì mình lại đang ngồi tít mãi trên cung trăng, tựa vai Hằng Nga để cùng trông xuống thế gian và cười. Cười vì thoả mãn được khát vọng thoát li mãnh liệt, đã xa lánh được cõi trần tầm thường, nhơ bẩn. Cười để mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian dưới chân mình. “Rồi cứ mỗi năm..”, như thế có nghĩa là Tản Đà sẽ mãi mãi ở lại với Hằng Nga, không thèm về lại cõi trần. Khát vọng thoát li đến đây đã đạt đến cực điểm.
c. Tổng kết :
Bài thơ Muốn tàm thằng Cuội của. Tản Đà là tâm sự của một con người bẩt hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng đề bâu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ổ hồn thơ lãng mạn pha ch úc ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đê : Phân tích tăm trạng của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
DÀN Ý
Mở bài :
+ Giới thiệu Tản Đà - thi sĩ đại biểu của một nền thơ cũ, chiếc cầu nốì mở đường cho văn học cũ - mới, đông - tây tiếp cận nhau.
+ Bài thơ là một nét phong cách Tản Đà : phóng khoáng bay bổng, chìm đắm trong giấc mộng con, mang đậm dấu ấh của người nghệ sĩ.
Thân bài :
Tổng :
+ Đề tài cổ điển gắn tình yêu thiên nhiên : phong, hoa, tuyết, nguyệt, hướng về cõi mộng.
+ Nét riêng của Tản Đà : thế giới mộng ảo gắn với cuộc phiêu lưu tưởng tượng nhằm bộc lộ nỗi niềm chán ngán trước thế sự.
Phăn :
Hai câu đề : Bộc lộ tâm sự buồn chán của nhà thơ trước cuộc đời. Khát vọng hướng về trăng mang đậm chất dân dã của câu chuyện cổ tích “Chị Hằng - chú Cuội”. Nỗi u hoài thời thế của nhà thơ.
Hai câu thực : Không gian cung quế là niềm mơ ước tách biệt khỏi cuộc sông trần thế. Nhà thơ bộc lộ khát vọng vượt thoát sự tầm thường trong cuộc viễn du lên trăng.
Hai câu luận : Tình cảm tri âm tri kỉ với chị Hằng, nguồn an ủi giúp nhà thơ quên đi nỗi buồn dương gian.
Hai câu kết : Tâm trạng bay bổng phóng khoáng, nét hóm hĩnh vượt ra khỏi khuôn đời chật hẹp.
Hợp :
+ Cuộc trò chuyện thú vị thể hiện tâm tình truớc cuộc đời của Tản Đà, thực chất là nỗi sầu mang đậm dấu â'n cá nhân và phảng phất nỗi buồn thời cuộc.
+ Phong cách Tản Đà : cái ngông thực chất là tình yêu vẻ dẹp, hướng về những giá trị tinh thần cáo quý đối lập thực tại xã hội. c. Kết bài :
Cảm nhận về nét độc đáo nghệ thuật và tinh thần yêu cái Đẹp của nhà thơ.	•
BÀI VIẾT GỢI ý
“Ong là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ”. Vâng, Xuân Diệu đã nói về thi nhân Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939) như vậy ! Một con người với cá tính rất “ngông” của mình đã để lại cho đời những áng thơ văn tràn trề cảm xúc lãng mạn, dám bộc lộ cái tôi phóng khoáng trữ tình như một phản ứng xằ hội thực dân - phong kiến. Bài thơ Muôn làm thằng Cuội thể hiện rất rõ tâm hồn đó của Tản Đà.
Có thể nói, Tản Đà là con người của hai thế kỉ, thơ Tản Đà là chiếc cầu bắc ngang hai bờ thơ cổ điển và thơ hiện đại. Và Tản Đà - đại điện cuối cùng cho phong cách một nhà nho tài tử, là người kế tục xứng đáng tinh thần “giang hồ khí cốt, phong nguyệt tình hoài” của ông Tú đất Vị Hoàng. Vốn tiếp thu nền văn hóa Nho học, nhưng với tính tình rộng mở, thích bay bổng nên Tản Đà ít chịu gò vào những khuôn phép, những giáo điều. Suốt đời ông ôm ấp đầy rẫy những giấc mộng lớn, những giấc mộng con ở trong lòng. Điều đó cũng là một cách để con người tài hoa như ông đối lập với thực tại, muôn vượt lên trên những cái tầm thường thể hiện tâm trạng bất đắc chí với thời cuộc :
Tài cao phận thấp, chí khí uất Giang hổ mê chơi, quên quê hương.
Muôn đem hoài bão, nhiệt huyết giúp đời, giúp nước nhưng không được nên kết đọng lại trong Tản Đà một mối u hoài, ngậm ngùi về thân thế, thời thế và nhân thế. Và cảm xúc miên man này theo suốt hành trình thơ của Tản Đà. Xuất phát từ tâm thế của lớp người thời đại, Tản Đà đã thổi một luồng gió mới vào nền thi ca Việt Nam thời bấy giờ, “dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì sắp sửa” (Hoài Thanh).
Ngay tựa đầu bài thơ Muôn làm thằng Cuội, ta đã nhận ra chất ngông vốn có của thi nhân. “Làm thằng Cuội” nghĩa là lên cung Trăng cao tít, xa vời, là lên cung Quảng Hàn của Hằng Nga. Nhưng vì đâu nhà thơ lại có ước muôn kì lạ ấy ? Hai câu đầu như một lời thanh minh, phơi bày tất cả tâm sự của mình :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi
Đêm thu lạnh lẽo, đối diện vầng trăng, mơ bóng chị Hằng, nhà thơ cảm nhận được một nỗi buồn dâng lên, một nỗi sầu diì diết trong lòng mình.
101
Nhà thơ không tự giấu giếm đi cảm xúc rất thực của một cái tôi đang chán đời, chán cảnh trần thế. “Chị Hằng ơi” - một lời gọi thân mật, như hai người đã quen biết nhau rất lâu, đã trở thành bạn bè. Người thơ ấy đã từng tạo nên cả một thế giới với bao người đẹp của cõi tiên : Tây Thi, Chức Nữ, Hằng Nga. Cho nên, việc tìm đến chị Hằng khi buồn, để cất lên lời tâm sự, Tản Đà quả thật đã khác bao thi nhân xưa chỉ biết lặng lẽ ngắm trăng thở dài. Ông có nét gần gũi với sự phóng túng của thi tiên Lý Bạch đời Đường cùng múa với trăng sáng khi uôhg rượu dưới trăng. Tha thiết với đời là thế, nhưng rồi phải thốt lên “chán nửa rồi”, ta hiểu nhà thơ đang rơi vào cực điểm nỗi buồn.
Cái buồn muôn thuở của Tản Đà khi bâng khuâng, khi man mác, khi tái tê, khi sầu hận, nỗi buồn ấy giờ đây như kết đọng lại dữ dội, dồn nén trong hai từ “buồn lắm”. Nhiều lần Tản Đà nói về nỗi sầu của mình, khi thì là một gánh sầu chất chứa : “Hai chữ tương tư, một gánh sầu”, khi thì là nỗi sầu vô hình những day dứt : “Sầu không có mối chém sao cho đứt, sầu không có khối đập sao cho tan” và nỗi sầu ấy, có lẽ bắt nguồn từ một tâm trạng bất hòa sâu sắc trước thực tại xã hội, là một nỗi đau đời. Hay cũng có thể ông chán ngán vì cuộc đời thiếu một người bạn tri âm tri kỉ để có thể hàn huyên, quên đi sự cô đơn, lạc lõng, vô vị của mình trên thế gian này. Ông khao khát được gặp những tấm lòng, được yêu thương chia sẻ, để được sông là mình. Bao lần, trong lòng ông vọng lên câu hỏi đượm một nỗi sầu đời, u uất :
Đời đáng chán hay là không đáng chán Cất chén quỳnh riềng hỏi hạn tri âm.
Có lẽ vì những nguyên do đó mà ông muôn đuợc lên cung Trăng bầu bạn với chị Hằng, giai nhân cung Quảng, để quên đi muộn phiền trần thế này chăng ?
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Một lời hỏi tự nhiên. Nếu đã có thì sao ? Đây đâu phải lần đầu Tản Đà thực hiện những chuyến viễn du tưởng tượng lên thượng giới, có lúc ông được lên hầu trời đọc thơ văn, “đem thơ bán cửa giời”, có lúc lại ngông nghênh viết thư đòi cưới chị Hằng Nga :
Tình sông trăm ngẩn mười ngơ Ngồi buồn lấy giấy viết thư hỏi trời Xem thư trời củng bật cười Cười cho hạ giới có người oái oăm.
Nhưng lần này, nhà thơ không đòi lấy Hằng Nga làm vợ mà lại xưng hô một cách rất đứng đắn : chị - em. Đàng sau đó, vẫn phảng phất một nét lãng mạn, tình tứ, trẻ trung, tinh nghịch : “nhắc lên chơi”. Từ liên hệ chị 102
Hằng - cành đa, có lẽ nhà thơ đang mong làm chú Cuội như trong truyện cổ tích, để bầu bạn tri kỉ cùng Hằng Nga. Câu thơ bộc lộ rõ hồn thơ mơ mộng. Đó vẫn là con người với cốt cách đa sầu, đa cảm nhưng cũng lại rất đa tình.
Ước muôn lên cung Trăng với chị Hằng - một cõi tiên thanh tao, thoát tục, không vương nhơ bẩn của bụi trần., tâm hồn Tản Đà muôn hướng về những vẻ đẹp tuyệt đối, muốn giữ tâm hồn trong sạch của mình, tách biệt với cõi hồng trần đầy tục lụy :
Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió cùng mây thê' mới vui
Lên cung trăng là để thưởng thức vẻ đẹp vĩnh hằng, những thú vui phong nhã với “phong hoa tuyết nguyệt” của tao nhân mặc khách. Tản Đà được dịp thả hồn phiêu diêu trong cõi rộng lớn của đất trời, tiêu tao, tự tại như một vị khách tiên. Bởi lẽ ở cõi trần ông đã chán ngán tất cả :
Vèo trông lá rụng đầy sân
Công danh phù thế có ngần ấy thôi
Cái ám ảnh đời người phù du, cát bụi, danh lợi bon chen : “Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo - Mà đến bây giờ có thê' thôi”. Vì vậy, làm bạn cùng chị Hằng là một cách giải thoát những cương tỏa, ràng buộc ấy.
Cảm hứng lên tiên lánh đời ấy càng bộc lộ con người Tản Đà, có bản lĩnh, có tài năng. Và đáng buồn hơn, ông ý thức được điều đó để rồi không chịu khép mình trong lề thói, nhưng cũng không dám vùng vẫy cho thỏa hùng tâm tráng chí, nên ông chỉ biết chìm đắm trong những cơn say, những chuyến lên trời ngất ngưởng cách biệt với trần thế. Tản Đà say để mà ngông, Tản Đà mộng để mà ngông. Ngông để đối lập với thực tại tầm thuờng. Vị “trích tiên” ấy trước kia đã bị đày xuống hạ giới vì tội ngông bây giờ lại mong mỏi lên cung trăng với Hằng Nga giai nhân, thỏa chí cùng mây nước :
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười
Mạch thơ lãng mạn, đa tình và ngông nghênh được đẩy lên cực điểm. Một ước muôn kiểu Phí Văn Vi thời xưa. Nhưng Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng phiêu diêu trong cõi vô cùng của trời đất, để lại cho đời sau bao tiếc nuối, còn Tản Đà lại muôn để cho người đời chiêm ngưỡng cái cảnh mình tựa vai Hằng Nga và mỉm cười sảng khoái đắc chí trong ánh trăng huyền ảo, chơi vơi : khát vọng mãnh liệt đã trở thành hiện thực khiến Tản Đà cười vì được thoát khỏi thế giới phù sinh, xô bồ kia. Và nhà thơ cũng có lẽ cười vì cái “tội ngông” của chính mình chăng ? Dám cả gan tựa vai Hằng Nga suốt đời chẳng về cõi trần nữa. Một nụ cười rất ngông, rất Tản Đà ! Nhưng có lẽ đàng sau nụ cười ấy, lại là nỗi lòng nặng trĩu những ưu tư của một con dân đất Việt.
Bài thơ đã bộc lộ rõ cái tôi phóng khoáng của Tản Đà. Ông thoát lên tiên không phải là quay mặt lại với cuộc đời, hoàn toàn chối bỏ thực tại, trôn chạy vào cõi mơ huyền. Ông vẫn nhìn xuống thế gian, vẫn cười cợt chứng tỏ trong sâu thẳm tâm hồn ông vẫn còn đó một tình yêu quê hương đất nước, vẫn còn một cái “thiên lương” của một người dân đất Việt mà ông hằng tâm niệm : “Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ”, không cuốh theo danh lợi tầm thường mà đánh mất “linh hồn cao khiết” của mình. Và điều đó khiến đời sau kính trọng.
(Bài của học sinh Bùi Đình Vinh)
TƯ LIỆU THAM KHẢO
“Từ độ sầu đến nay, ngày nào củng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu ; nằm vắt tay lèn trán mà sầu, đem thơ vãn ngâm vịnh mà càng sầu. sầu không có mối, chém làm sao cho đứt; sầu không có khối, đập sao cho tan...”
(Tản Đà - Giải sầu)
"... Anh em ở đây, tuy người sau kẻ trước, nhưng ai nấy đều là con đầu lòng của thế kỉ hai mươi. Trên hội Tao Đàn, chỉ tiên sinh là người của hai thế kỉ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. Ớ địa vị đó, còn ai xứng đáng hơn tiên sinh.
...Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thiết tha, nỗi khát vọng thoát li ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khó khăn của khuôn sáo. Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ han 20 năm trước đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa.
... Tiên sinh còn giữ được của thời trước cái vững vàng, cái phong thái thung dung. Đời tiên sinh tuy bơ vơ, hồn tiền sinh còn có nơi nương tựa. Tiên sinh đã đi qua cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ 20 với tấm lòng bình thản của một người thời trước. Những nỗi chật vật của cuộc sống hàng ngày, những cảnh đời éo le thường phô bày ra trước mắt, không từng làm bợn được linh hồn cao khiết của tiên sinh. Cái dáng điệu ngang tàng chúng tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở tiên sinh không bao giờ có vẻ vay mượn. Cái buồn chán của tiên sinh củng là cái buồn chán của một người trượng phu”.
(Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam)