Soạn bài Hội thoại

  • Hội thoại trang 1
  • Hội thoại trang 2
  • Hội thoại trang 3
HỘI THOẠI
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội :
+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) ;
+ Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác.
Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Có một câu chuyện như sau :
Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học củ của mình, đã ghé vào thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩh :
Thưa thầy, thầy còn nhớ em không ? Em là ...
Người thầy giáo già hoảng hốt :
Thưa ngài, ngài là thống tướng ...
Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào.
Hai nhân vật (người thầy giáo và vị tướng) đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào ?
Cả hai nhân vật đều cắt lời của người đôi thoại. Như thế có bất lịch sự không ? Tại sao ?
Hãy nhận xét về tính cách của vị tướng trong câu chuyện.
Sau đây Ịà tóm tắt đô'i thoại giữa hai nhân vật Hàn và Tơ trong truyện ngắn Một chuyện sú-vơ-nia (Nam Cao) khi họ mới gặp nhau (Hàn là con trai của bà Cửu, đang đi học trên tỉnh, về quê nghỉ hè. Tơ là cô thôn nữ, thường đến mua dâu nhà bà Cửu) :
...Thành ra chính Tơ lại là người khơi chuyện trước :
Thưa cậu, bà Cửu có nhà không ạ ?
Thưa cô... vâng ! Mẹ tôi có nhà. Mời cô vào chơi, (thực ra mẹ Hàn lúc này đi vắng)
Mời cô cứ vào, tôi đánh chó... Mời cô đi trước, kẻo chó cắn.
Cháu vô phép cậu...
Vâng ạ, mời cô cứ đi.
Thưa mẹ, có khách.
Cố nhiên chả có mẹ nào đáp lại.
Chắc mẹ tôi ra ao. Cô vào ngồi chơi một lát. Tôi đi gọi.
Thôi ạ, chẳng dám phiền cậu... Bà còn ở ngoài ao, vậy cháu cứ đi hái dâu trước đã. Lúc nào bà về, cháu hãy thưa chuyện với bà.
Hàn mừng quá...
Vâng ! Thế thì cũng được... Vậy ra cô mua dâu ?
Vâng ạ.
Thế thì mời cô ra vườn hái. Tôi đánh chó.
Dạ... thôi ạ. Đã vào nhà rồi chắc chó không cắn nữa.
Được, cô cứ đi... Để tôi trông chó. Phải một con hư lắm, nó hay cắn trộm.
Thế ạ. Thưa cậu, cô Hán đi đâu ạ ? (Hán là em gái của Hàn)
Thưa cô, em nó ra ruộng ạ.
À vâng ! Hèn nào không nghe thấy tiếng.
Vâng ! Nó ở nhà thì liến láu, mồm năm miệng mười luôn. Tôi mắng nó luôn về cái tội lắm điều mà vẫn không chừa.
Hai người đến rặng dâu...
Chó không có ở đây, mời cậu về nhà cho mát.
Cô cứ để mặc tôi. Tôi đứng xem cô hái dâu để học hái. Cô dạy tôi hái
nhé.
Cháu không dám ạ. Cháu hái chậm lắm, có thành thạo gì đâu ì Vả lại hái dâu thỉ ai chả hái được, có cần gỉ phải học ?
Cô nói vậy, chứ thật ra thì cần học lắm. Đã đành cứ rứt liều thì ai mà không rứt được ? Nhưng có biết hái thì trông mới dẹp. Cô hái đẹp lầm.
Tơ dưa cả chịt dâu lên che miệng cười tít mắt...
Rõ cậu chỉ khéo vẽ.
Hàn củng cười và bảo :
Thật ! Cô hái dâu tay mềm mại lắm. Trông cô hái, tôi chỉ muốn làm cây dâu để...
Tơ... giả tảng như không nghe thấy...
Lứa dâu này để quá có mấy ngày mà rậm quá.
Iỉàn im lặng. Sự ngượng nghịu hiện ra trên nét mặt. Có lẽ Tơ nhận thấy và thương ìiại...
Cậu không hái dùm cho cháu đi, cho nó chóng. Mình cháu hái thì đến trưa chửa hết...
(Dẫn theo Tiếng Việt 10 - Đỗ Hữu Châu chủ biên - 1994)
Trả lời các câu hỏi :
Em hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên. Tại sao cả hai người đều phải thưa (“thưa cậu", “thưa cô”) khi nói chuyện ?
Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật Hàn cho thấy chàng thanh niên này đang tìm cách làm thân với cô gái quê.
Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật Tơ cho thấy đây là một cô thôn nữ vừa rụt rè vừa lém lỉnh.
Trong cuộc thoại trên, có một lời thoại của Tơ không ăn nhập với lời thoại của Hàn. Tại sao có sự đứt quãng ấy ?
Sau lời thoại ấy của Tơ, Hàn im lặng. Em hãy cho biết sự im lặng ấy biểu thị thái độ gì ?