Soạn bài Văn tự sự

  • Văn tự sự trang 1
  • Văn tự sự trang 2
  • Văn tự sự trang 3
  • Văn tự sự trang 4
  • Văn tự sự trang 5
  • Văn tự sự trang 6
  • Văn tự sự trang 7
  • Văn tự sự trang 8
  • Văn tự sự trang 9
  • Văn tự sự trang 10
  • Văn tự sự trang 11
VĂN Tự Sự
KHÁI NIỆM VỀ VĂN Tự sự
Văn tự sự là thể vãn trong đó tác giả “phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách, thông qua một cốt truyện tương đốì hoàn chỉnh” (Theo Từ điển tiếng Việt - Nxb. KHXH, 1994).
Như vậy, tác phẩm tự sự là những tác phẩm có cốt truyện với các nhân vật, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Khi viết, nhà văn thêm vào rất nhiều chi tiết phụ khác để làm cho truyện thêm sinh động.
TÓM TẮT VĂN BẢN Tự sự
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
Ví dụ : Văn bản tóm tắt truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh (trang 60 SGK)
+ Dựa vào nhân vật, sự việc và các chi tiết tiêu biểu, có thể biết văn bản
ấy tóm tắt nội dung truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh.
+ Văn bản tóm tắt có những cái khác so với truyện : độ dài của văn bản
tóm tắt ngắn hơn, sô' lượng nhân vật và sự việc trong văn bản tóm tắt ít hơn (chỉ lựa chọn những nhân vật chính và những sự việc tiêu biểu).
+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời của người tóm tắt chứ không phải là nguyên văn của truyện.
Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
Muôn tóm tắt tác phẩm tự sự, cần :
đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề tác phẩm ;
xác định nội dung chính cần tóm tắt ;
sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí ;
viết văn bản tóm tắt.
Ví dụ :
Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc, cần sắp xếp các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng theo trình tự sau :
Lão Hạc có một người con trai và một mảnh vườn.
Con trai lão đi phu đồn điền cao su, để lại cho lão con chó vàng.
Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, mặc dù rắt buồn bã và đau xót.
Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và tù chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.
Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu
Ồng giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
Lão Hạc bỗng nhiên chét - cái chết thật dữ dội.
k. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo
hiểu.
Viết văn bản tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” :
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết sô' tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó “lão chế tạo được món gì, ăn món ẩy”. Ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ổng giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu lão ăn bả chó để tự tử.
Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ, cần sắp xếp những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng theo trình tự sau :
Vì thiếu tiền đóng suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp, đến gần như chết mới tạm trả về nhà.
Bà hàng xóm thương tình, mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo.
Anh Dậu vừa tỉnh lại, chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã xộc đến định trói anh Dậu điệu ra đình.
Van xin không được, chị Dậu liều mạng chống trả và quật ngã cả hai tên tay sai.
Viết văn bản tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Vì thiếu tiền đóng suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh trói, lôi ra đình 'cùm kẹp, đến gần như chết mới tạm trả về nhà. Bà hàng xóm thương tình, mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo. Anh Dậu vứa tỉnh lại, chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã xộc đến định trói anh Dậu điệu ra đỉnh. Van xin không được, chị Dậu liều mạng chống trả và quật ngã cả hai tên tay sai.
Tác phẩm tự sự có cốt truyện càng rõ thì càng dễ tóm tắt. Trên thực tế, có những tác phẩm tự sự gần như không có cốt truyện. Chẳng hạn : Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng là hai văn bản tự sự nhưng giàu chất trữ tình, ít sự việc, chỉ tập trung miêu tả cảm giác
và nội tâm nhân vật, vì thế rất khó tóm tắt. Trong trường hợp này, ta thường tóm tất theo dòng cảm xúc của nhân vật.
II. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN Tự sự
Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện), mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Ví dụ :
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
(Tôi đi học - Thanh Tịnh)
Các yếu tố miêu tả :
+ Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc -> miêu tả cảnh thu đẹp và gợi cảm, gợi nhớ.
+ Hình ảnh so sánh như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng đem lại chất thơ cho cảm xúc.
Các yếu tô' biểu cảm :
+ Lòng tôi lại nao nức những kl niệm mơn man của buổi tựu trường.
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong
lòng tôi...
diễn tả những cảm giác nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu đậm trong lòng nhân vật “tôi”.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
Ví dụ 1 : Đoạn văn trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng (trang 72 SGK, Ngữ văn 8, tập một)
Các yếu tô' miêu tả :
+ Xe chạy chầm chậm
+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
+ Mẹ không còm cõi xa xác ; gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt
trong, nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của đôi gò má.
Các yếu tô' biểu cảm :
+ Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ?
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất di bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm nói trên không đứng tách riêng mà đan xen với yếu tô' tự sự, làm cho việc kể chuyện trở nên sinh động và sâu sắc hơn.
Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, thì đoạn văn kể chuyện chỉ còn các câu kể người và việc như sau :
Xe chạy... Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi đuổi theo kịp và trèo lên xe. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà khóc. Mẹ tôi cũng khóc theo. Tôi ngồi bền mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, nhìn gương mặt mẹ và cảm thấy vui sướng.
Đoạn văn vẫn thành “chuyện” vì có đầy đủ nhân vật, sự việc, hành động nhưng không sinh động và sâu sắc. Trong đoạn văn của Nguyên Hồng, các yếu tô' miêu tả giúp cho người đọc hình dung cụ thể cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con với tất cả dáng hình, cử chỉ, hành động của nhân vật. Các yếu tô' biểu cảm góp phần thể hiện tình mẫu tử sâu nặng, xúc động.
Ví dụ 2 :
Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tỉnh toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay mặt đi, lấy nón che...
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đã hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
{.Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)
Các yếu tô' miêu tả :
+ Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. -> khắc hoạ sự độc ác, tàn nhẫn của bà cô.
+ Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tỉnh toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay mặt di, lấy nón che.^t tô đậm hình ảnh người mẹ bất hạnh, đáng thương.
Các yếu tô' biểu cảm :
+ Cộ tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra
tiếng.
+ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
-> diễn tả tình cảm đau đớn, uất hận của nhân vật “tôi” khi nghe bà cô kể về người mẹ của mình, qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ sâu sắc và mãnh liệt của nhân vật.
Ví dụ 3 :
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã
chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kể thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sẩn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
{Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Các yếu tố miêu tả : túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa, sức lẻo khoẻo, ngã chỏng quèo, nham nhảm thét, sấn sổ bước đến, nhanh như cắt, giằng co nhau, đu đẩy nhau, áp vào vật nhau, kêu khóc om sòm, túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
-> kể lại một cách sinh động việc chị Dậu đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng.
Các yếu tô' biểu cảm :
+ Sức lẻo khoểo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
+ Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu han chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
-> thể hiện thái độ hả hê của người viết khi kể lại việc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Ví d ụ 4 :
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lèn khóc. Bây già thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc...
(Lão Hạc - Nam Cao)
- Các yếu tô' miêu tả : cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về một bén và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc.
-» diễn tả cụ thể và sâu sắc nỗi đau của lão Hạc khi phải dằn lòng bán đi con chó Vàng.
Các yếu tô' biểu cảm : Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lèn khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
-» thể hiện sự cảm thông và thương xót của ông giáo khi chứng kiến nỗi đau của lão Hạc.
Ví dụ 5 :
Thanh lách cánh cửa gỗ dể khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người ; trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán - bên ngoài trời nắng gắt - rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa.
Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỉ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà : bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào ; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả ; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng, mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ :
Bà ơi !
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ : con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo :
Bà mày đâu ?
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
Cháu đã về đấy ư ?
Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
Đi vào trong nhà không nắng cháu.
Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.
Nhà không có ai ư bà ?
vẫn có thằng Nhân, hôm nay nó đi đong thóc bên kia xóm. Dễ chốc nó về. Con đã ăn cơm chưa1?
Dạ chưa. Con ở tàu về đây ngay. Nhưng con không thấy đói.
Bà nhìn cháu giục :
Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư ĩ
Thanh cười :
Có một tí đường đất, cần gì phải xe. Con di bộ hàng ngày cũng được.
Nhưng Thanh củng vẫn theo lời bà. Chàng đến bén bể múc nước vào
thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với những mảnh trời xanh tan tác.
Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng.
Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyền, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ.
Trên trường kỉ, ngọn đèn con và cái điếu củ kĩ. Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã. Thanh trông thấy cảnh ẩy đã nhiều lần. Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng.
Ảy bà làm gì thế ? Bà để mặc cháu...
Bà cụ vẫn không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường :
Đã lâu không có ai nằm nên bụi bám đầy tắt cả.
Thanh phải để mặc cho bà sửa chiếu và xếp lại gối. Chàng thấy mình bé
quá.
Cháu đi nghỉ chẳng mệt. Để bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát.
Bà cụ đi ra. Thanh bỗng thấy mệt mỏi. Chàng lặng nằm xuống giường
duỗi chân tay, khoan khoái. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng ; lá cây rung dộng dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm : “Cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa' vào.- Thanh ngắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hằng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ, cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm, tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi...
(Trích Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam)
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN Tự sự KET hợp với miêu tả VÀ BIỂU CẢM
Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tô" miêu tả và biểu cảm trong các trường hợp :
Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
Bước 1 : lựa chọn ngôi kể (trường hợp này nên chọn ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, “em”)
Bước 2 : xác định thứ tự kể (Em đang làm gì ? Vào lúc nào ? Lọ hoa ở chỗ nào ? Tại sao em đánh vỡ lọ hoa ?...)
Bước 3 : xác định các yếu tô" miêu tả và biểu cảm :
+ Các yếu tô" miêu tả : Lọ hoa đẹp như thê" nào ? Lọ hoa vỡ ra sao ?...
+ Các yếu tô' biểu cảm : Khi làm vỡ lọ hoa, em cảm thấy thế nào ? Em nghĩ gì ?...
Bước 4 : viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
Bước 1 : lựa chọn ngôi kể (trường hợp này nên chọn ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, “em”).
Bước 2 : xác định thứ tự kể (Em đang đi đâu ? Vào lúc nào ? Em gặp bà cụ ở đâu ? Bà cụ đang làm gì ? Em giúp bà cụ điều gì ? Sau đó, bà cụ nói
gi ?...)
Bước 3 : xác định các yếu tô' miêu tả và biểu cảm :
+ Các yếu tô' miêu tả : Con đường lúc ấy đông đúc như thê' nào ? Đó là một bà cụ như thê' nào ? Bà cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao ?...
+ Các yếu tô' biểu cảm : Tình cảm và thái độ của em khi thấy cụ già ? Được giúp đỡ bà cụ, em cảm thấy ra sao ? Em suy nghĩ gì ?...
Bước 4 : viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.
Bước 1 : lựa chọn ngôi kể (trường hợp này nên chọn ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, “em”).
Bước 2 : xác định thứ tự kể (Em nhận được món quà vào lúc nào ? Dịp nào ? Ai mang đến ? Đó là món quà gì ? Ai tặng ?...)
Bước 3 : xác định các yếu tô' miêu tả và biểu cảm :
+ Các yếu tô' miêu tả : đó là một món quà như thê' nào ?
+ Các yếu tô' biểu cảm : món quà đến với em bất ngờ ra sao ? Cảm xúc
của em khi được nhận món quà ?
Bước 4 : viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
Đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ :
Lão Hạc chạy sang nhà tôi báo tin lão vừa bán con chó. Tôi vô cùng ái ngại khi thấy lão cố làm ra vui vẻ nhưng nụ cười thì như mếu và đôi mắt thì cứ rưng rưng. Khi tôi hỏi lão “Thế nó cho bắt à ?” thỉ gương mặt lão vô cùng đau khổ, nước mắt chảy ra và lão bật khóc như một đứa trẻ.
* Đoạn văn của Nam Cao :
Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
Cụ bán rồi ?
Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lẩy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
(Lão Hạc - Nam CaoJ
Đoạn vãn của Nam Cao đã kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm để khắc họa vẻ mặt và tâm trạng đau khổ của lão Hạc, đồng thời thể hiện tâm trạng ái ngại, thương cảm của ông giáo.
Các yếu tô' miêu tả : cô' làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vẽt nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về một bèn và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc.
-> diễn tả cụ thể và sâu sắc nỗi đau của lão Hạc khi phải dằn lòng bán đi con chó Vàng.
Các yếu tô' biểu cảm : Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lẩy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
-> thể hiện sự cảm thông và thương xót của ông giáo khi chứng kiến nỗi đau của lão Hạc.
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN, Tự sự KẾT HỘP với miêu tả và BIỂU CẢM
Dàn ý củạ bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của một bài vẫn tự sự có bô' cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài).
Tuy nhiên, khi kể về sự việc và con người, cần kết hợp với miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
Ví dụ : tìm hiểu dàn ý của bài văn “Món quà sinh nhật”
Bài văn “Món quà sinh nhật” có thể chia làm ba phần :
Mở bài (từ đầu đến “...bày la liệt trên bàn”) : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
Thân bài (từ “Vui thì vui thật. ” đến “...Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”) : kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
Kết bài (phần còn lại) : nêu cảm nghĩ của nhân vật “tôi” về món quà sinh nhật.
Đây là một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Truyện kể về món quà sinh nhật độc đáo của một người bạn trong ngày sinh nhật của nhân vật “tôi”. Nhân vật “tôi” là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
Câu chuyện diễn ra trong ngày sinh nhật ở nhà nhân vật “tôi”, lúc buổi tiệc sinh nhật đang vui vẻ, đông đủ bạn bè, nhiều hoa, nhiều quà và rộn rã tiếng cười nói.
Chuyện .xảy ra với nhân vật “tôi” (tên Trang). Chuyện có các nhân vật : “tôi”, Thanh, Trinh và các bạn. Nhân vật chính là “tôi” và Trinh. Nhân vật “tôi” giàu tình cảm, sôi nổi. Trinh đằm thắm, dịu dàng và sâu sắc.
Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyên chính là tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang về sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ ngoài ý muốn. Suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn, mà đó lại là một người bạn có tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật sâu nặng tình cảm bạn bè.
Trong truyện, các yếu tô' miêu tả và biểu cảm đã được kết hợp và thể hiện rõ ở những chi tiết sau :
+ Miệu tả quang cảnh buổi sinh nhật.
+ Tâm trạng của Trang khi thấy vắng Trinh, người bạn thân nhất của
mình.
+ Tâm trạng của Trang khi thấy Trinh đến.
+ Tâm trạng của Trang khi nhìn thấy món quà độc đáo của Trinh.
+ Cảm nghĩ của Trang về món quà.
Trong văn bản này, tác giả vừa kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc từ đầu đến cuô'i buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian để nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa...”.
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Từ văn bản Cô bé bán diêm, lập một dàn ý :
Mở bài
Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
Thân bài
Lúc đầu : đêm giao thừa rét buốt nhưng em không dám về nhà vì sợ bô' đánh. Em ngồi nép trong một góc tường để tránh rét, nhưng vẫn bị gió rét hành hạ đến nỗi “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.
Sau đó, em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện ra một cảnh ấm áp và đẹp đẽ.
+ Quẹt que diêm thứ nhất, em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi, hơi ấm của que diêm khiến em cảm thấy thật dễ chịu. Que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất.
+ Era quẹt que diêm thứ hai, hiện ra một bàn ăn thịnh soạn ; rồi bàn ăn cũng biêh mất khi que diêm lụi tàn.
+ Em quẹt que diêm thứ ba. lần này hiện ra một cây thông Nô-en lớn và trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực. Diêm tắt, cây thông biên mất, “tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”.
+ Trong ánh sáng của que diêm thứ tư, hiện ra hình ảnh bà nội hiền hậu - người độc nhất yêu thương em - đã mất từ lâu. Em nhìn thấy bà nội đang mỉm cười với mình. Em bé sung sướng reo lên, xin bà cho em được đi theo. Que diêm tắt, bà nội vụt biến mãt.
Em hối hả quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao để níu bà lại. Trong ánh sáng rực rỡ của những que diêm nốì nhau chiếu sáng như giữa ban ngày, em thấy “bà em to lớn và đẹp lão”, “bà cụ cầm lây tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...”
Kết bài
Sáng hôm sau, trong đống tuyết phù kín mặt đất, người ta thấy thi thể một bé gái ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn.
Số phận của em bé bán diêm gợi niềm xúc động, thương cảm sâu sắc đối với những đứa trẻ bất hạnh.
* Các yếu tô’ miêu tả và biểu cảm đan xen trong toàn bộ quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là những đoạn em bé quẹt diêm. Những cảnh mộng tưởng sau mỗi lần diêm sáng lên và cảnh thực sau mỗi lần diêm tắt được tập trung miêu tả rất sinh động ; kèm theo đó là những tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật.
Lập dàn ý cho đề bài : “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
Mở bài :
Giới thiệu người bạn của mình là ai ?
Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? (nêu một cách khái quát)
Thân bài :
Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
Nó xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai ?... (thời gian, hoàn cảnh, nhân vật...)
Chuyện xảy ra như thế nào ? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
Kêí bài :
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?