Soạn bài Trường từ vựng

  • Trường từ vựng trang 1
  • Trường từ vựng trang 2
TRƯỜNG TỪ VựNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Trường từ vựng là tập hợp cửa những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ :
- Các từ mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng đều có nét chung về nghĩa chỉ bộ phận của cơ thể người. Như vậy, trường từ vựng “bộ phận của cơ thể người” là tập hợp của những từ ấy.
Các từ nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích, tổng hợp, kết luận... đều có nét chung về nghĩa chỉ hoạt động trí tuệ của con người. Như vậy, trường từ vựng “hoạt động trí tuệ của con người” là tập hợp tất cả các từ ấy.
Trong văn bản Trong lòng mẹ, các từ thầy, mẹ, em, cô, con, con cái, cậu, mợ, anh em đều thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”.
Lưu ý :
Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
Ví dụ : trường từ vựng “người” bao gồm các trường từ vựng “bộ phận của người”, “hoạt động của người”, “trạng thái của người”, “tình cảm của người”... Mỗi trường từ vựng này lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn trường từ vựng “hoạt động của người” bao gồm các trường từ vựng “hoạt động trí tuệ”, “hoạt động củà các giác quan”, “hoạt động tác động đến đốì tượng”, “hoạt động dời chỗ”, “hoạt động thay đổi tư thế”...
Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ
loại.
Ví dụ : trường từ vựng “tai” có các danh từ như vành tai, màng nhĩ,... các động từ như nghe, lắng nghe,... các tính từ như thính, điếc...
Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
Ví dụ : từ ngọt có thể thuộc các trường từ vựng như trường “mùi vị” (trái cây ngọt), trường “âm thanh” (lời nói ngọt), trường “thời tiết” (rét ngọt).
Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật và khả năng diễn đạt của ngôn từ (phép nhân hoá, ẩn dụ...).
Ví dụ : Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau đây :
dụng cụ để đựng
hoạt động của chân
trạng thái tâm lí
tính cách
dụng cụ để viết
dụng cụ đánh bắt thủy sản
Tìm các từ thuộc trường từ vựng “trạng thái tâm lí” trong đoạn văn sau đây :
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới đứng nép bèn người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Xác định trường từ vựng của những từ được in đậm dưới đây :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
(Tế Hanh, Quê hương)
Xí nghiệp X đã hoàn thiện mạng lưới tổ chức.
Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. (...). Thê' mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Căn phòng lạnh lẽo vì vắng chủ đã lâu.
Hắn bật ra một tiếng cười lạnh.
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người Cha đôi mắt mẹ hiền sao !
Giọng của Người, không phải sẩm trên cao,
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ưởc.
(Tô' Hữu, Sáng tháng Năm)
Trên đường hành quân xa,
Dừng chân bèn xóm nhỏ.
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục...cục tác cục ta”.
Nghe xao động nắng trưa,
Nghe bàn chân đỡ mỏi,
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa)
Trong đoạn thơ trền, tác giả đã chuyển từ nghe từ trường từ vựng nào sang những trường từ vựng nào ?