Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trang 1
  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trang 2
  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trang 3
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Khái niệm :
Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong cả nước.
Ví dụ : bắp, bẹ, và ngỗ đều có nghĩa là ngô. Từ bắp là cách gọi của miền Trung và miền Nam. Từ bẹ là cách gọi ở vùng Việt Bắc. Từ ngô là cách gọi ở miền Bắc, và được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ : răng, rứa, chừ, mô (từ ngữ địa phương Huế) / sao, thế, lúc này, đâu (từ ngữ toàn dân)
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ : Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong gia đình tầng lớp trung lưu, thượng lưu, con gọi cha mẹ, vợ chồng gọi nhau bằng cậu, mợ.
Tầng lớp học sinh thường dùng những tiếng lóng như trứng (điểm 0), gậy (điểm 1), ngỗng (điểm 2), trúng tủ (đề thi, đề kiểm tra trúng với phần đã ôn kĩ), lệch tủ, trật tủ...
Tầng lớp buôn bán thường dùng những tiếng lóng như phe (buôn bán trái phép), đẩy (bán), mở bài (nói giá), dính (mua)...
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong văn chương, tác giả có thể sử dụng một số’ từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Ví dụ :
Các từ ngữ địa phương mô (nào, đâu), bầy tui (chúng mình), ví (với), trong ná hiện chừ (trong đó bây giờ), ra ri (ra sao) trong đoạn thơ của Hồng Nguyên có tác dụng tô đậm tính cách bình dị của những người lính vốn xuất thân nông dân vùng Bình - Trị - Thiên.
Trong câu văn “Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm”, Nguyên Hồng sử dụng nhiều biệt ngữ xã hội để xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Những từ cá, dằm thượng, mõi là tiếng lóng của tầng lớp lưu manh chỉ ví, túi áo trên, móc.
Muôn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Hãy nêu từ ngữ toàn dân tương ứng với những từ ngữ địa phương sau đây :
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
ẵm, bồng ba, tía chén bới
chiên
coi củ mì củ sắn
dĩa
dơ
đậu phông đèn cầy lua (cơm) lốp (xe) mần mủ
muỗng
nẫu
ngái
ngầy, rầy
0
rá
thau
thắng (xe)
Tìm các từ ngữ địa phương được sử dụng trong các đoạn thơ và cầu ca dao sau đây :
- Bầm ơi ! Có rét không hầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con máy lần.
(Bầm ơi ! — Tô' Hữu)
- Bóng chiều vừa ngả o lội sang khe Quần ướt dầm dề Bỗng o dừng bước Mặt soi xuống nước Cúc áo vội cài Nhém lại tóc mai
Rồi o chợt thấy :
Xuân gần ba bảy Da tuyết vàng khè o sợ chồng chề Nhưng o vẫn bước :
“Mình lo việc nước Chồng chê mược chồng”.
(O tiếp tế - Lưu Trọng Lư)
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái quệt, biểu ưng cho rồi.
(Ca dao)
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, củng bát ngát mênh mông.
(Ca dao)
Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
(Ca dao)