Soạn bài Tức cảnh Pác Bó

  • Tức cảnh Pác Bó trang 1
  • Tức cảnh Pác Bó trang 2
  • Tức cảnh Pác Bó trang 3
TỨC CẢNH PÁC BÓ
(Hồ Chí Minh)
Giới thiệu :
Hoàn cảnh sáng tác :
Tháng 2 - 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ : ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) ; thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm ; bàn làm việc là một phiến đá bên bờ con suôi cạnh hang được Người đặt tên là suôi Lê-nin. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác sáng tác trong thời gian này.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa, hóm hỉnh, tất cả toát lên một cảm giác vui thích, sảng khoái.
Đọc - Hiểu văn bản :
Đọc bài thơ, trước hết người đọc hiểu được cuộc sông gian khổ của Bác. Hồ thời kì hoạt động bí mật ở Pác Bó. Chỗ ở là hang núi ; cái ăn thì chỉ cháo bẹ, rau măng ; bàn làm việc là bàn đá chông chênh. Trong bài viết Từ Pác Bó đến Tân Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại : “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người (...) Bác sốt rét luôn. Thức ăn cũng rất thiếu (...) Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh em khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng”.
Nhung đó không phải là điều Bác muôn nói đến trong bài thơ này. Bác làm thơ để thể hiện tâm trạng của mình thôi. Tâm trạng đó chính là niềm vui. Mặc dù sông trong cảnh gian khổ, Bác Hồ vẫn vui.
Bác vui vì được sông giữa núi rừng, hoà mình với thiên nhiên Ngay từ câu thơ đầu, ta đã bắt gặp cảm giác vui thích đó :
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Câu thơ bảy chữ mà tạo thành hai vế sóng đôi rất nhịp nhàng, cân xứng, diễn tả cái lặp đi lặp lại đã trở thành nề nếp {sáng ra..., tối vào...). Giọng điệu thoải mái, biểu hiện phong thái của Bác ung dung, hoà điệu với nhịp sông nơi suôi rừng hang động.
Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó và có thêm chút vui đùa hóm hỉnh :
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Hàng tháng trời phải ăn cháo bẹ, rau măng, gian khổ như thế mà Bác vẫn đùa vui : thức ăn thật đầy đủ, đầy đủ tới mức dư thừa, luôn có sẵn.
Câu thơ thứ ba nói đến chỗ làm việc : “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Bàn làm việc là phiến đá bên bờ suối. Từ chỗ ở, cái ãn đến chỗ làm việc, tất cả đều là của thiên nhiên. Bác Hồ rất yêu thích thiên nhiên và đặc biệt vui thích khi được sông giữa thiên nhiên, hoà mình với suôi rừng, gió trăng, non xanh nước biếc. Ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước cứu dân, Bác sẽ “làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi”. Chính vì niềm yêu mến dành cho thiên nhiên mà Bác thực sự vui thích và thoải mái trong cảnh sống ở núi rừng Pác Bó. Ta chợt nhận ra trong niềm vui của Bác cái thú lâm tuyền của những bậc triết nhân hiền giả ngày xưa gặp lúc thời thế nhiễu nhương không thể hành đạo giúp đời, đã từ bỏ công danh, tìm đến cuộc sông ẩn dật nơi núi rừng, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch. Nguyễn Trãi xưa về lại Côn Sơn để làm bạn với suôi chảy rì rầm, với bàn đá rêu phơi, với bóng mát của rừng thông rừng trúc xanh mát một màu. Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sống nơi thôn dã “Một mai, một cuốc, một cần câu”, với cảnh thanh bần “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Vui thú lâm tuyền cũng là vui vổi cái nghèo. Những bậc hiền giả xưa luôn tự thấy thoải mái, phong lưu trong cảnh nghèo :
‘ Trúc biếc nước trong ta sẵn có
Phong lưu rất mực dễ ai bì
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Muôn chung chín vạc để làm gì ?
Nước lã cơm rau hãy tri túc
(Nguyễn Trãi)
Sông trong cảnh nghèo, không màng đến phú quý lợi danh để giữ lấy sự thanh cao trong sạch, cái nghèo ấy cũng là một biểu hiện của giàu sang - giàu sang về mặt tinh thần.
Bác vui vì nhận thấy “Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Trong thơ Bác, khi Bác nói “Cuộc đời cách mạng thật là sang” thì cái “sang” ấy lại mang một ý nghĩa khác. Các bậc hiền giả xưa vui thú lâm tuyền trong sự lánh đời, lấy sự trong sạch phong phú của tâm hồn để làm sang. Còn Bác vui thú lâm tuyền ngay trong lúc đang lãnh đạo phong trào cách mạng ở hồi nước sôi lửa bỏng. Từ việc nhìn nhận tình hình thế giới và trong nước, Bác nhìn thấy và tin chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần, tâm nguyện cứu nước cứu dân của Bác đang sắp trở thành hiện thực. Niềm vui lớn lao ấy biến tất cả những gian khổ thiếu thốn trong sinh hoạt trở thành sang trọng. Cái sang trọng của cuộc đời cách mạng là ở niềm vui đấu tranh vì nước vì dân để giành lại cả giang sơn. Cái sang trọng ấy nằm ở câu thơ thứ ba : “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Chính câu thơ này cho thấy rõ Bác là chiến sĩ chứ không phải là ẩn sĩ. Hình tượng người chiến sĩ nổi bật với những nét tả đậm, chắc khoẻ, đầy ấn tượng. Chông chênh là từ láy miêu tả duy nhất trong bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ dịch sử Đảng là ba thanh trắc liên tiếp, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Trong một bài tứ tuyệt, câu thứ ba thường có vị trí quan trọng nổi bật, tạo nên hình ảnh trung tâm của bài thơ. Như vậy, trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng đang toàn tâm toàn ý trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.
c. Tổng kết :
Với những vần thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, bài thơ Tức cảnh Pác Bó toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
...Câu thơ kết bài đúng là một lời tự động viên, tươi vui, hóm hỉnh :
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Thêm một dấu hiệu của nghệ thuật cấu trúc thơ tứ tuyệt tài hoa. Bốn chữ đầu “Cuộc đời cách mạng” tóm tắt ý ba câu thơ trên, thiếu thốn trăm bề, nghèo nàn vô hạn. “Đời cách mạng từ khỉ tôi đã hiểu, Dấn thân vô là phải chịu tù đày, Là gươm kề tận cổ, súng kề tai, Là thân sống chỉ coi còn một nửa” (Tố Hữu - Trăng trối). Với Bác Hồ lúc bấy giờ “Đời cách mạng”của Người đã trải qua hơn ba chục năm với bao buồn vui, sướng khổ nơi đất khách què người. Nay được sống, được làm việc trên mảnh đất què hương, được chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, đồng bào, đồng chí, cuộc đời ấy hẳn đậm đà, ý vị. Do đó, ba chữ cuối kết thúc toàn bài thơ bỗng cất bổng lên, bất ngờ phủ nhận mọi sự thiếu thốn nghèo nàn để khẳng định “thật là sang”. Từ “sang” mang nghĩa : sang trọng, lịch sự, đáng kính nể, cũng hàm cả nghĩa giàu có, dư thừa, trên tất cả vật chất tầm thường, vươn tới phong cách văn hóa, văn minh không phải ai nhiều tiền cũng đạt được. Thêm lần nữa, thơ Bác lấp lánh một nụ cười. Khác ở câu hai, nụ cười trong câu này có tầm sâu của một triết lí : khi con người biết hi sinh, chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả, biết sống một “cuộc đời cách mạng” thì cuộc đời ấy “thật là sang”, giàu có, sang trọng hơn bất cứ một cuộc đời nào khác. Chính chàng thi sĩ chiến sĩ trẻ Tố Hữu năm 1939 đã từng cảm nhận thẩm thìa vẻ đẹp của cuộc đời cách mạng ấy bằng một câu thơ chan chứa niềm vui “Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa” (Trăng trối). Có thể nói, câu thơ cuối trong bài “Tức cảnh Pác Bó” này của Bác xứng đáng một câu kết đặc sắc của thơ tứ tuyệt.
(Vũ Dương Quỹ, Bình giảng vãn học 8)