Soạn bài Văn nghị luận

  • Văn nghị luận trang 1
  • Văn nghị luận trang 2
  • Văn nghị luận trang 3
  • Văn nghị luận trang 4
  • Văn nghị luận trang 5
  • Văn nghị luận trang 6
  • Văn nghị luận trang 7
  • Văn nghị luận trang 8
  • Văn nghị luận trang 9
VĂN NGHỊ LUẬN
I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận là lối văn nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứn^ thuyết phục.
Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Đặc điểm của văn bản nghị luận :
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.
Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được dặt ra.
Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thông : có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng).
Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt rành mạch với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí : Luận điểm nêu trước phải chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
Lập luận trong vàn nghị luận nhằm đi đến những luận điểm, những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
Đề văn nghị luận
Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
Vấn đề được nêu ra trong đề bài gọi là luận đề. Đề văn nghị luận xã hội nêu ra vấn đề thuộc về đời sông xã hội. Đề văn nghị luận văn chương nêu ra vấn đề thuộc lĩnh vực văn chương.
Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác,... đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp và các thao tác phù hợp. Các thao tác nghị luận chủ yếu là :
Chứng minh
Giải thích
Bình luận
Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài đúng hướng.
Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ ; tìm luận cứ ; và xây dựng cách lập luận cho bài vặn.
Bô' cục bài văn nghị luận có ba phần :
Mở bài : nêu vấn đề.
Thân bài : trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
Kết bài : nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
II. TRÌNH BÀY LUẬN ĐlỂM
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, cần chú ý :
Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị
trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đôĩ với đoạn quy nạp).
Có trường hợp câu chủ đề đặt ở giữa đoạn (đoạn kết hợp diễn dịch và
quy nạp), hoặc không có câu chủ đề (chủ đề được hiểu ngầm)
Ví dụ 1 :
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà củng rất tế nhị, uyển chuyền trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
(Đặng Thai Mai - Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
Đây là đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng ở đầu đoạn : “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.
Ví dụ 2 :
Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì ? Có người nói : Hoa đẹp hiểm khi thấy, Tuổi xuân không dài mấy. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là truy tìm
hoan lạc. Tuổi thanh xuân có nghĩa là gỉ ? Lại có người nói : Chén rượu và đàn ca, Đời người được mấy ta. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là chạy theo hưởng thụ. Chúng ta nói : Không ! Chính vì đời người thì tuổi thanh xuân là tràn trề nhựa sống. Bởi vậy, tuổi thanh xuân thực sự phải có nghĩa là : tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại.
Đây là đoạn văn quy nạp, câu chủ đề đặt ở cuối đoạn : “íỉzô’i thanh xuân thực sự phải có nghĩa là : tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng hhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại.”
Ví dụ 3 :
Khi gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi trao cho thủ lĩnh số một của nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách. Ngô Thế Vinh cho biết Bình Ngô sách không nói đến việc đánh thành mà chỉ nói đến việc đánh vào lòng người. Đánh vào lòng người là tranh thủ nhân tâm, trước là nhân dân Việt Nam, biến nhân dân Việt Nam từ những lực lượng nộp thuế đi phu cho giặc thành những lực lượng có ỷ thức chống giặc cứu nước. Đánh vào lòng người còn là tuyền truyền, vận động quân Minh, khiến cho chúng mất hết ý chí xâm lược, sinh ra chán nản, muốn chấm dứt chiến tranh để được trở về với gia đình.
(Nguyễn Trãi - Toàn tập, Nxb KHXH, 1976)
Đoạn văn trên có bốn câu, câu chủ đề là câu thứ hai.
Ví dụ 4 :
Nước của ông là nước Đại Việt “vốn xưng nền văn hiến từ lâu”. Nước của ông là một lãnh thổ riêng biệt với “cõi bờ sông núi đã chia” và “phong tục Bắc Nam cũng khác”. Nước của ông là một nền chính trị riêng biệt, đã “cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương”. Nước cua ông là một đỉnh cao của trí tuệ tài năng với “những hào kiệt khống bao giờ thiếu”.
(Vũ Khiêu - Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử)
Đoạn văn trên có bôn câu ngang hàng vdi nhau, mỗi câu trình bày một ý nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước. Có thể hiểu ngầm chủ đề của đoạn văn là : Viết Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã cổ Iìkận thức đầy đủ và sâu sắc về đất nước.
Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. Các nhiệm vụ chủ yếu của việc trình bày luận điểm là :
+ Nêu luận điểm (viết câu chủ đề của đoạn văn).
+ Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
+ Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ.
+ Chuyển đoạn.
Ví dụ 1 :
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyển rủ con dường què nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tỉnh cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật : sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu những buồn vui, sầu tủi của một con đường.
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
Luận điểm được trình bày trong đoạn ván là : “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm”.
Luận điểm ấy bao gồm hai luận cứ :
Tế Hanh đã ghi được đôi nét rắt thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ.
Các luận cứ được xếp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế cao hcm luận cứ trước.
Ví dụ 2 :
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ Cao Vương : Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi kinh đô bậc nhắt của để vương muôn đời.
(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
Trong đoạn văn trên, “huống gì” 1Ậ thành phần chuyển đoạn.
Luận điểm là : tliầnh Đại La “thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đai nước ; củng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Luận điểm ấy bao gồm các luận cứ : “Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng ; dắt đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật củng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa”.
Ví dụ 3 : bài Tinh thần yêu nước của nhân dàn ta cửa Hồ Chí Minh
Luận đề của bài văn là tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Luận điểm xuất phát của bài văn là “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”.
Bài văn xây dựng các luận điểm sau để làm rõ luận đề :
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Luận điểm chính được nêu ở phần kết luận : “Bổn phận của chúng ta là
làm cho những của quý kín đáo ấy (tinh thần yêu nước - người trích) đểu dược dưa ra trưng bày”.
Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm ch.o sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục người đọc (người nghe).
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
... Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình dẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để . ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn dể làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn ...
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Xác định luận điểm của văn bản trên. Luận điểm ấy thể hiện trong câu văn nào ?
Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm rõ luận điểm ?
Để giải thích và chứng minh luận điểm “Thiên tài từ cần mẫn”, một bạn chuẩn bị các luận cứ sau :
Go-rơ-ki nói : “Thiên tài là lao động. Thiên phú giông như đốm lửa, nó có thể lụi tắt, cũng có thể bùng cháy. Và cách làm cho nó trở thành rừng lửa thì chỉ có một, đó là lao động và lao động”.
Lê-ô-na đơ Vanh-xi là một họa sĩ tài danh nước Ý thời Phục hưng. Lúc nhỏ, ông theo học Phlô-ki-ô. Thầy giáo thoạt đầu không dạy ông sáng tác tác phẩm nào mà chỉ bắt vẽ quả trứng, ông đã vẽ hết quả này đến quả khác, nhưng thầy vẫn bắt ông phải vẽ nữa. Vẽ liền một lúc mười mấy ngày để luyện tay, luyện mắt. Nhờ vậy, sau này ông đã trở thành một bậc thầy.
Vương Miện thuở nhỏ nhà nghèo, phải đi ở chăn bò, không có tiền đi học. Nhưng ông quyết tâm tự học. Những khi lùa bò đi chăn, ông buộc quyển sách mượn được lên sừng bò, quyết chí học. Khi bò no cỏ thì ông vừa quan sát phong cảnh, vừa tập vẽ. Ông rất cố’ gắng suy xét, thể nghiệm, không hề ngơi nghỉ. Và cuốỉ cùng đã trở thành một họa sĩ tài danh.
Frank-lin nói : “Bạn có yêu cuộc sống không ? Vậy thì đừng lãng phí thời gian. Vì thời gian là tài liệu tạo nên cuộc sông”.
Trai-côp-xki nói : “Dù một người có địa vị cao nhưng không lao động gian khổ thì không những không làm nên sự nghiệp lớn mà ngay cả thành tích bình thường cũng không đạt được”.
Phạm Ngũ Lão vòn là người đan sọt ở làng Phù ủng. Một hôm, ông vừa ngồi đan sọt vừa mải nghĩ đến việc nước đến nỗi đoàn quân của Hưng Đạo Vương đi đến mà ông vẫn không hay biết ; bị lính đâm giáo vào đùi, ông vẫn thản nhiên. Hưng Đạo Vương hay chuyện, thu nhận ông làm bộ tướng, về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành danh tướng của thời Trần.
Theo em, luận cứ nào không có tác dụng phục vụ cho luận điểm ? Vì sao ?
Sắp xếp lại các luận cứ đúng và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận rất cần yếu tô' biểu cảm. Yếu tô' biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe (người đọc).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều minh viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
Ví dụ : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh là một văn bản nghị luận giàu yếu tô' biểu cảm. Trong bài văn có nhiều từ ngữ và nhiều câu cảm thán biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả, có sức tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người nghe (người đọc), chẳng hạn như :
Không ! Chúng ta thà hỉ sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào !
Chúng ta phải đứng lên !
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta !
YẾU TỐ Tự Sự VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Văn bản nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tô" tự sự và miêu tả. Hai yếu tô' này giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Các yếu tô' tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
Ví dụ 1 :
Khi người ta có màu da trắng thì nghiễm nhiên người ta là một nhà khai hóa. Mà khi người ta đã là một nhà khai hóa thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất.
Cho nên, một viên đốc công lục lộ ở Nam Kì đã bắt những người Việt Nam gặp hắn trên đường phải lạy chào hắn theo đúng nghi thức của chủng tộc chiến bại đối với chủng tộc chiến thắng.
Một hôm, một viên thư kí người bản xứ ở sở ra, vừa đi vừa đọc một quyển tiểu thuyết. Đến một đoạn hài hước, anh bật lên cười. Vừa đúng lúc ấy, viên đốc công lục lộ đi tới. Ông ta nổi cơn giận lên, thứ nhất là vì người bản xứ ẩy mải đọc truyện đến nỗi không nhìn thấy ông mà chào ; thứ hai là vỉ một người bản xứ mà lại dám cười khi đi qua trước mặt một người da trắng. Thế là nhà khai hóa nắm viên thư kí lại, buộc anh ta phải khai tên và hỏi anh có muốn ăn một cái tát không. Tất nhiên là người thư kí từ chối món quà hào hiệp đó. Và tỏ vẻ ngạc nhièn tại sao lại có chuyện thỏa mạ như thế được. Thế là, chẳng nói chẳng rằng, người viên chức Pháp túm áo người bản xứ ấy lôi đến trước quan chủ tỉnh.
(Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc) Ví dụ trên là một đoạn văn nghị luận vạch trần sự dã man của bọn thực
dân trong cách đô'i xử với người dân thuộc địa. Câu chuyện kể về viên đô'c công lục lộ người Pháp qua giọng văn châm biếm mĩa mai của tác giả giúp cho việc trình bày luận điểm được rõ ràng, sinh động và giàu sức thuyết phục.
Ví dụ 2 :
Tha Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui củng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.
{Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh và Hoài Chân)
Ví dụ trên là một đoạn văn nghị luận bàn về tình yêu cuộc sông trong thơ Xuân Diệu. Đoạn văn giàu yếu tô' miêu tả. Các từ in đậm đều có giá trị miêu tả giúp cho việc trình bày luận điểm được cụ thể và sinh động.
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm hiểu giá trị của các yếu tô' biểu cảm, miêu tả và tự sự trong các đoạn văn nghị luận sau đây :
Nói tới lí tưởng và cuộc sống, người ta thường ví cuộc sống như con thuyền căng buồm ra khơi và lí tưởng như cái bánh lái bẻ hướng cho con thuyền. Hành trình vạn dặm phải dựa vào bánh lái để giữ phương hướng. Có bánh lái thì thuyền mới cưỡi sóng vượt gió thẳng tiến tới bến bờ thuận lợi. Không có bánh lái, con thuyền sẽ bị trôi dạt vật vờ vô định trên sóng biển mênh mông. Thế mới biết, quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống chặt chẽ biết bao.
Khi đọc đến câu “Sống trong cát, chết vùi trong cát”, tôi tưởng chừng như nghe lại câu nói ghê người của Kinh thánh đạo Gia Tô : “Thân cát bụi trở về cát bụi”, một câu nói đã nặng đè lên cuộc sống của hàng triệu triệu người trong hàng nghìn năm và cũng đã nặng đè lên đời sống của tôi trong những năm dài thê thảm. Tôi có cảm giác như lại sắp rơi vào vực thẳm của những tư tưởng chán chường, tuyệt vọng. Tôi không ngờ tiếp theo đó lại là câu “Những trái tim như ngọc sáng ngời”.
Bàn tay rất khỏe của nhà thơ đã giữ tôi cùng đứng lại với anh trển miệng vực. Thiếu nhiệt tình, thiếu lạc quan cách mạng, không thể đứng vững như thế này ở nơi biên giới giữa Thiên đường và Địa ngục.
(Hoài Thanh)
Nhân vật của “Tắt đèn” củng dễ nhớ thôi. Nhân vật có cả người, có cả chó (nhân vật chó chỉ hiện hình chứ không đánh tiếng lên trong truyện). Có cả người sống ra trò, và có cả người chết, chết nhưng có vai trò giữ nhịp cho hơi chuyện ở đoạn mấu chốt nhất của truyện. Có tên lí trưởng, có lão tri phủ ba que ba dọi, có bố lão quan tỉnh dê cụ. Và cả một tràng nhân vật cầm cờ chạy hiệu, nó nguyên là cái đám cai lệ tay sai phong kiến ở cấp xã. Trên đầm bùn ấy, ngoi lên một đài hoa sen dã ngoại. Tên cái thứ sen quê ấy là chị Dậu. Dậu là tên người chồng. Tên thật chị là Thị Đào mà đám lính lệ quen thói xách mé bắt chước quan thầy chúng, thường gọi là “con mụ Đông Xá” (tên cái làng nguyên quán của chị Dậu). Mụ đưa người thì đỡ xách mé hơn một tí, và gọi chị là “nhà chị Đông Xá”.
Chị nhân vật chính ấy có ba con : Tí, Sửu, Dần, và sau bán mất con Tí 7 tuổi lấy tiền đóng thuế thân cho anh Dậu. Cả một chương X của “Tắt đèn" là dành cho cái Tí đó. Con bé ngoan quá, hiếu thảo quá. Ngô Tất Tố đã dành cho cái Tí những lời, những hình ảnh quý giá nhất trong từ vị từ ngữ của mình. Văn xuôi, thể truyện, nói về trẻ em Việt Nam, cái chương X đó phải được xếp vào loại những trang tốt đẹp và cảm kích nhất viết về thiếu nhi củ. Thêm nữa, cả chương X này dồn dồn không khí kịch. Củ khoai, mấy em nhỏ. Một bà mẹ đau khổ, không muốn cho trẻ con thẩy sự thật của người lớn.
Một cuộc sinh li (giống như tử biệt) bên một cái rá khoai nghèo và khói cứ loãng dần trên củ khoai nguội. Với bao nhiêu câu lục vấn của lũ trẻ.
Chị Dậu lành mạnh cơ thể và hồn nhiên trong cách nghĩ, trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một tâm tính người.
Con mẹ địa chủ Quế mê tín đểu giả đã gạ mua con chị Dậu cho con gái hắn vốn hiếm hoi “phải nuôi con nuôi thì mới đứng sô' (...), tao muốn mua cho cô ấy một đứa, để nó gánh vác đỡ đi”. Nghĩa là cái Tí sẽ ốm thay, chết thay, thế mạng cho cháu con nhà địa chủ ! Tâm địa mụ độc địa đến như thế, và tiền nong thì mua ép tính thiếu như thế; lúc biết đến, chị Dậu cũng chỉ hạ một câu “Cái bà Nghị, giàu thế mà còn làm điêu”.
(Nguyễn Tuân)