Soạn bài Tình thái từ

  • Tình thái từ trang 1
  • Tình thái từ trang 2
TÌNH THÁI TỪ
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của
người nói.
Ví dụ :
Mẹ đi làm rồi à ? (nếu bỏ từ à thì câu này không còn là câu nghi vấn).
Con nín đi ! (nếu bỏ từ đi thì câu này không còn là câu cầu khiến).
Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi !
(nếu không có từ thay thì không tạo lập được câu cảm thán).
- Em chào cô ạ ! (từ ạ làm cho câu chào có tính lễ phép hơn).
Tình thái từ gồm một sô' loại đáng chú ý như sau :
+ Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng,...
Ví dụ :
Bác trai đã khá rồi chứ ?
-> chứ : tình thái từ nghi vấh, dùng trong trường hợp điều muôn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
Sao bố mãi không về nhỉ ĩ
-» nhỉ : tình thái từ nghi vấn, biểu thị thái độ thân mật khi hỏi.
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
-» ư : tình thái từ nghi vâh, dùng để hỏi với thái độ phân vân.
+ Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với,...
Ví dụ :
Nhanh lên nào, anh em ơi !
Cứu tôi với !
+ Tình thái từ cảm thán : thay.
Nỉ dụ :
Thương thay thân phận con rùa,
Lên đình đội hạc, xuổng chùa đội bia.
(Ca dao)
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ, mà, cơ mà, chứ...
Ví dụ :
Làm như thế mới đúng chứ !
Con chó là của cháu nó mua dấy chứ !
-> chứ : tình thái từ nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
Về trường mới, em cố gắng học tập nhé !
-» nhé : tình thái từ biểu thị thái độ thân mật trong khi dặn dò.
Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
vậy : tình thái từ biểu thị thái độ miễn cưỡng trong trường hợp không thể làm khác hơn.
Trưa nay các em được về nhà cơ mà.
-» cơ mà : tình thái từ biểu thị ý thuyết phục.
Khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...).
Ví dụ :
Học sinh với thầy giáo hoặc cô giáo :
Thưa thầy, hôm sau học bài gì ạ ?
Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi :
Chiều mai lớp mình có sinh hoạt không nhỉ ?
Con với bô' mẹ .hoặc chú, bác, cô, dì :
Chủ nhật này mẹ cho con đi chợ vớí mẹ nhé ?
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẠP
Tìm những từ là tình thái từ trong các câu sau :
Đã bảo là không thích mà !
Bố về đấy !
Nó còn giỏi hơn cả anh nó đấy chứ lị !
Đến giờ rồi, ta đi thôi !
Em thích xem phim hoạt hình cơ !
Thế thì ta xem phim hoạt hình vậy.
Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương :
Mầu :
-hả / hẻ, hỉ
chứ / chớ
mà / mù
nhé / nha, nghen
Tìm hiểu ý nghĩa của các tình thái từ được sử dụng trong các câu thơ, câu vàn sau :
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư ?
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Thương thay củng một kiếp người,
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan.
(Nguyễn Du, Văn chiêu hồn') 233