Soạn bài Ông Đồ

  • Ông Đồ trang 1
  • Ông Đồ trang 2
  • Ông Đồ trang 3
  • Ông Đồ trang 4
  • Ông Đồ trang 5
  • Ông Đồ trang 6
  • Ông Đồ trang 7
  • Ông Đồ trang 8
  • Ông Đồ trang 9
  • Ông Đồ trang 10
  • Ông Đồ trang 11
  • Ông Đồ trang 12
  • Ông Đồ trang 13
  • Ông Đồ trang 14
ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Vũ Đình Liên (1913 — 1996) quê ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, gieo vần gián cách, vần bằng vần trắc xen kẽ đều đặn. Bài thơ gồm 5 khể, mỗi khổ 4 câu :
Khổ 1-2 : hình ảnh ông đồ thời “vàng son” của Nho học.
Khổ 3-4 : hình ảnh ông đồ lúc Nho học đã suy tàn.
Khổ 5 : sự vắng bóng của ông đồ và niềm bâng khuâng tiếc nhớ của nhà thơ.
Đọc - Hiểu văn bản :
Khổ 1-2 :
Trong hai khổ thơ đầu, hiện lên hình ảnh ông đồ thời Nho học còn được coi trọng. Bằng giọng thơ tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nhà thơ gợi lại một hình ảnh đã trở thành thân quen trong đời sông văn hoá tinh thần của người Việt Nam. Khi hoa đào nở báo hiệu Tết đến xuân về, lại thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ bên hè phố. đông người qua lại. Theo phong tục, khi Tết đến, người ta sắm câu đôi hoặc một đôi chữ nho viết trên giấy điều dán lên vách, lên cột, vừa để trang hoàng nhà cửa ngày Tết, vừa gửi gắm lời cầu chúc tốt lành. Khi đó, ông đồ được người ta tìm đến, và ông có dịp trổ tài. Ông đồ trong bài thơ được “bao nhiêu người thuê viết”. Trong không khí rộn rã, tưng bừng của ngày Tết, trong sắc màu tươi thắm của hoa đào, hình ảnh ông đồ với sắc màu rực rỡ của mực tàu và giấy đỏ đã thu hút bao người xúm đến. Hình ảnh ông đồ vừa hài hòa, vừa nổi bật giữa không khí của phô' xá ngày Tết. Người ta xúm xít quanh ông không chỉ vì cần thuê viết chữ, mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Mọi người tấm tắc ngợi khen tài ông, khen ông có hoa tay, khen nét chữ của ông như phượng múa rồng bay. Mọi người nhìn ông bằng ánh mắt thán phục, ngưỡng mộ. Đó là thời kì “vàng son” của ông đồ.
Khổ 3-4 :
Trong khổ 3 và khổ 4, vẫn hiện lên hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Ngày trước là cảnh bao nhiêu người thuê viết và tấm tắc ngợi khen tài. Bây giờ thì “Người thuê viết nay đâu ?”. Câu thơ là một câu hỏi buồn xa vắng. Ông đồ ngồi lặng lẽ buồn trong cảnh vắng vẻ đến thê lương. Nỗi buồn tủi thấm cả vào những vật vô tri vô giác :
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu
Màu giấy điều vốn đỏ thắm, bây giờ vẫn đỏ mà không thắm lên được - vì chẳng ai đụng đến - nên trỏ thành vô duyên, bẽ bàng. Nghiên mực không hề được chiếc bút lông chấm vào, nên mực đọng lại bao sầu tủi, nghiên trở thành nghiên sầu. Biện pháp nhân hóa đem nỗi buồn tủi của con người phú cho giấy mực, làm cho nỗi buồn càng thấm thìa. Cuộc đời ngày lại càng buồn hơn. “Mỗi năm mỗi vắng”, tức là dù ít ỏi nhưng vẫn còn người thuê viết, vẫn còn người biết đến ông. Nhưng rồi. cuối cùng cũng đến lúc :
Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay
Có sự đôi lập đầy xót xa giữa cái không thay đổi và cái đã đổi thay. Ông đồ vẫn ngồi đẩy như xưa, không có gì thay đổi, nhưng cuộc đời đã khác xưa. Đường phô' vẫn đông người qua lại, nhưng “qua đường không ai hay”, không một ai biết đến sự có mặt của ông. Một sự lãng quên tuyệt đô'i ! Ông đồ vẫn kiên trì cô' bám lấy sự sông, vẫn muôn có mặt trong cuộc đời, nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông ! Lạc lõng giữa cuộc đời, lẻ loi giữa phô' đông, đó là một nỗi niềm đầy bi kịch. Lòng ông trông vắng, sụp đổ nên trời đất cũng lạnh lẽo, thê lương :
Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay
Hai câu thơ tả cảnh nhưng chính là tả nỗi lòng, là ngoại cảnh nhưng kì thực là tâm cảnh. Trong thơ gọi đó là phép mượn cảnh ngụ tình. Đây là hai câu thơ giàu tính tạo hình, đặc sắc nhất trong cả bài thơ. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh ông đồ ngồi bó gô'i bên vỉa hè. Lá vàng rơi trên giấy đỏ, không buồn nhặt. Mắt ngơ ngác, buồn rầu nhìn ra màn mưa bụi mịt mờ. Cảnh ngày Tết, nhưng lại không thấy có hoa đào - bởi ông đồ nào có biết Tết ! Chỉ thấy lá vàng và mưa bụi, những hình ảnh mang theo nỗi niềm của lòng người. Lá vàng rơi bao giờ cũng gợi lên cảm giác buồn bã, tàn tạ - cũng như vận ông đồ đã đến lúc tàn suy. Mưa bụi nhẹ bay lất phất đầy trời gợi lên một không gian mịt mờ, ảm đạm - như chính sô' phận của ông đồ.
Khổ cuối :
Ớ khổ cuối cùng, không còn thấy hình ảnh ông đồ :
Năm nay đào lại nở Không thấy ông dồ xưa
Đã bao nhiêu năm, sự xuất hiện của ông đồ luôn gắn với hình ảnh hoa đào ngày Tết. Năm nay, hoa đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ xưa. Cái còn gợi nhớ về cái mất, tạo nên cảm giác hụt hẫng, chơi vơi. Hai câu thơ buộc người đọc nhớ lại mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở — Lại thấy ông đồ già”. Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng như vậy có tác dụng làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Ta gặp lại nỗi buồn “cảnh ấy, người đâu” trong thơ Thôi Hộ đời Đường :
Nhân diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu đông phong (Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)
Cảnh cũ còn đó, người xưa đã vắng xa. Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi đầy bâng khuâng tiếc nhớ, trực tiếp bày tỏ tâm tư của nhà thơ :
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ?
Những chữ “xưa”, “muôn năm cũ” khơi sâu vào nỗi xa vắng, ngậm ngùi. Từ sự vắng bóng “ông đồ xưa”, nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ đến “những người muôn năm cũ”, nghĩ đến bao thế hệ nhà nho đã bị vùi sâu vào quên lãng trong buổi Nho học suy tàn. Trong tâm sự của nhà thơ, có niềm cảm thương chân thành trước những sô" phận hẩm hiu, bất hạnh ; có niềm hoài cổ ngưỡng mộ và tiếc nhớ một nét đẹp văn hoá trong quá khứ. Không phải nhà thơ bảo thủ đến mức cứ khư khư với mực tàu giấy đỏ, điều chủ yếu là nhà thơ biết gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa đáng kính, một nét đẹp văn hoá đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt. Đó là một tình cảm, một thái độ giàu chất nhân văn. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh mất nước, câu hỏi “Hồn ở đâu bây giờ ?” còn làm day dứt biết bao trái tim Việt Nam yêu nước và yêu văn hoá dân tộc.
c. Tổng kết :
Bằng những câu tho năm chữ bỉnh dị mà cô đọng, gợi cảm, bài thơ Õng đồ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ da diết của tác giả đối với cảnh củ người xưa.
ĐỂ VÁN LUYỆN TẬP
Đề : Phân tích nỗi niềm của của nhà thơ Vũ Đình Liên trong bài thơ “Ông đồ”.
BÀI VIẾT GỢI ý
Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuôi. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.
Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái Tôi cá nhân, muôn vẽ nên hiện thực mà họ muôn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên - một trí thức Tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời”. Ông đồ - hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suổt một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Sự trượt dô'c của nền Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ. Ổng đồ của Vũ Đình Liên là chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại, là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đôì với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên. Khi mà chữ nghĩa Thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phô', đã trở thành một món hàng... con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình :
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ ■
Bển phố đông người qua.
Ớ đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình, vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn ? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phô' đông người qua”. Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Trong, dòng đời hôĩ hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời :
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.
Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chông chọi vô vọng, như một ánh nắng cuốỉ ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong rừng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ thánh hiền - một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất ? Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thông ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và hét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cô' níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng ? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm : “Người thuê viết nay đâu ?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng : “mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng sẽ tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giây, sự kết đọng lạnh lùng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thấm thìa, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo :
Ổng đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay.
Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là sự tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự. đô'i lập giữa ông đồ và cuộc sông tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyên trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giây cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng : “Trăng thì đầy rơi vàng trẽn mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy" cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “Lá vàng rơi”, cũng như sô' phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc :
Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu hây giờ ?
Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề : bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ông đồ không còn nữa. Cảnh đấy, còn người ở đâu ? Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hóa. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người. Ớ đó là một niềm nhớ thương vời vợi :
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ?
Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ - “hồn” của ông - còn chăng ? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn ? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nô'i liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuôi của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông.
Hỏi để thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, đừng quên văn hóa dân tộc. Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý. Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nước ?
Và có lẽ, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ khư khư mực tàu giấy đỏ mà quan trọng hơn đó là tình cảm gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa, đáng kính của nhà thơ. Để rồi, trong tâm hồn ta bất chợt một lúc nào đó lại vọng về tiếng bà ru cùng tiếng đưa nôi kẽo kẹt :
Chẳng ham ruộng cả ao liền
Chỉ ham cái bứt, cái nghiên anh đồ.
(Ca dao)
(Bài của học sinh Bùi Đình Vinh)
Tư LIỆU THAM KHẢO
Tiết trời gần vào độ cuối đông. Ở các làng hoa Nhật Tân, Quảng Bá nhiều cành đào đã lấm tấm nụ. Năm nay trời ít rét. Những người trồng hoa đang tìm cách hãm cho đào ấm nụ lâu để chờ dịp Tết.
Giữa việc làm ấy của người trồng hoa đào bây giờ với chuyện “vẫn ngồi đấy” kiên nhẫn của ông đồ già “muôn năm cũ” có gì giông nhau chăng ? Vì kế mưu sinh, con người ta quá thừa kiên nhẫn. Nhưng ai mà chế ngự được thời gian, chiến thắng được quy luật vần xoay của tạo hoá. Muộn chút thôi, rồi đào lại nở. Gượng sức tàn, rồi ông đồ cũng phải rút lui vào hậu trường của xã hội. Vũ trụ và lịch sử cứ thản nhiên thực hiện cái quy luật sinh thành, và đào thải không cùng.
Chuyện thất thế rồi lụi tàn của sô' phận ông đồ là lẽ tự nhiên. Biết thế, nhưng bài thơ của Vũ Đình Liên gợi mãi trong ta niềm ngậm ngùi thương cảm. Ngày ấy, chẳng phải thi sĩ Xuân Diệu đã từng ngỡ ngàng : “Ờ nhỉ ! Sao hoa cũng phải rơi ?” (Ý thu). Hoa nào tồn tại mãi với thời gian nhưng đây là một lời hỏi rất người, rất thi sĩ. Nghệ thuật là thế : tìm những cái bất bình thường trong cái bình thường, “thắc mắc” lại những điều “có lí”. Cái tứ thơ của “Ông đồ” dường như chứa đựng cái mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí. Nếu lí trí lạnh lùng mách bảo : chuyện hoa phải rụng, vận ông đồ đến lúc phải suy là lẽ đương nhiên thì làm sao có văn chương, nghệ thuật. Để viết được “Ông đồ” phải có trái tim mẫn cảm, tình thương người mênh mông. Đáng chú ý, đây lại là trái tim, tình thương của một người thuộc lớp mới, thuộc thế hệ trí thức Tây học (Vũ Đình Liên sinh năm 1913, làm bài thơ này khi mới 23 tuổi). Quả như Hoài Thanh nhận xét : Ông đồ là nơi gặp gỡ của hai nguồn thi cảm : lòng thương người và tình hoài cổ. Bài thơ là “lời sám hô'i của cả bọn thanh niên chúng ta” trước “cái cảnh thương tâm của nền học Nho lúc mạt vận”. “Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay”. Nhưng có một người đã “hay”, đã lặng lẽ, xót xa nhìn để viết nên bài thơ vào hàng tuyệt tác.
Người ấy không phô tình cảm thành những lời lâm li mà biết dồn nén. Ông đồ kể chuyện và tả cảnh theo trình tự thời gian. Đó là một bài thơ có cốt truyện hẳn hoi. Song từ trong câu chuyện được kể ấy lấp lánh ánh nhìn, âm vang giọng nói của một nhân vật trữ tình. Sự cố kết giữa sự và tình ấy được diễn tả dung dị và kiệm lời bằng thể thơ ngũ ngôn. Năm khổ thơ giàu tính tạo hình của điện ảnh mà giữa các cảnh là những khoảng trắng mông lung :
Mỗi năm hoa đào nở Lại tháy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua
Sự xuất hiện của ông đồ già và việc bán chữ của ông như đã thành một thường lệ trong đời sông của xã hội này : “Mỗi năm... Lại thấy...”. Một khổ thơ mà có hoa đào nở (cũng mang ý nghĩa xác định thời gian), có phô' đông người qua, có cả ông đồ già bên mực tàu, giấy đỏ... Nhà thơ như cao giọng phấn khởi, như tấm tắc cùng tiếng ngợi khen của bao nhiêu người :
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài :
“Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”
Kẻ thuộc bậc đứng đầu tứ dân trong ngót chín thế kỉ (sĩ, nông, công, thương) mà giờ phải mài mực kiếm sông nơi hè phô'. Thứ chữ mang đạo lí thánh hiền từng 'được bao thế hệ tôn sùng, chỉ để răn dạy và ngâm vịnh thanh cao mà lúc này đành đem ra so đo giữa “cơ chê' thị trường”. Việc làm ấy cũng là điều cực chẳng đã, cũng là tủi, là tội nghiệp. Nhưng dẫu sao ở những năm ấy tài ông đồ còn được thuê, chữ ông đồ còn được trọng. Khi “Bày mực tàu giấy đỏ - Bên phô' đông người qua” nghĩa là ông đồ đã chấp nhận thành kẻ bán. Kẻ bán thì cần người mua. Hàng hóa càng “có giá” khi được đông người mua. Lúc ấy có bao nhiêu người đang biết thưởng thức, biết xuýt xoa trước những nét như phượng múa rồng bay và có lẽ ông đồ đang tủm tỉm nụ cười mãn nguyện. Ta tưởng tượng ra cả đám đông đang chờ chực, đang xúm xít quanh ông đồ, cả bao ánh mắt thán phục, bao giọng nói trầm trồ trước những đường bút uô'n lượn bay bướm. Và có riêng một người cứ lặng lẽ, trìu mến nhìn ông, nhìn cả đám đông kia..
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Về mặt bô' cục, câu thơ này có nhiệm vụ chuyển tiếp. Chuyển ý bằng lời kể trực tiếp - ấy là sự “thật thà”, giản dị của bút pháp Vũ Đình Liên. Nhưng xét ra nó không “lạc giọng” bởi vẫn nằm trong mạch kể vào chuyện từ đầu. Hơn thế, đây là sự “thật thà cao tay” khi nhịp điệu của lời kể trở thành nhịp điệu của thời gian, nhịp điệu của suy thoái. “Mỗi năm mỗi vắng” - bước đi của thời gian gõ nhịp cho từng nấc tàn suy của cảnh bán mua quanh ông đồ. Khổ thơ thứ ba không tả ông đồ, chỉ tả giấy, mực để ta hình dung ra cảnh ngộ, tâm trạng nơi ông :
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu
Sự tách biệt “thắm” và “đỏ” càng khơi sâu vào nỗi buồn. Giấy vẫn đỏ một kiểu vô hồn, lặng lẽ. Mực vẫn đọng yên trong nghiên. Giấy và mực cũng buồn và sầu cùng với chủ nhân của nó. Hai câu thơ trĩu nặng nỗi ưu tư, xót xa trước thời thê' đổi thay. Đến khổ thơ sau, trên giấy đỏ ấy lại lác đác lá vàng :
Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay
Lá vùng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.
Đây là khổ thơ giàu tính tạo hình nhất trong Ông đồ”. Bằng bản tính kiên nhẫn, bằng chút hi vọng mong manh vào người đời (và cả bằng gắng gỏi cho miếng cơm manh áo nữa) ông đồ vẫn ngồi đấy. Phô' vẫn đông người qua. Chỉ khác là lúc này “không ai hay” sự có mặt của ông nữa. Còn đâu cảnh xúm xít, còn đâu bao lời tấm tắc, ngợi khen quanh ông. Thủ pháp tương phản được vận dụng thật tự nhiên : cái “tĩnh” càng trở nên lặng hơn bên cái “động”, cái “một” càng trở nên cô đơn, vón cục lại trước cái “nhiều”, cái náo nhiệt. Trước mắt ta, ông đồ ngồi bó gốì nơi vỉa hè. Lá vàng rơi trên giấy không buồn nhặt. Mắt ngơ ngác, buồn rầu nhìn ra màn mưa bụi mịt mờ. Một không gian cảnh, một không gian người hiện lên mồn một như cảnh phim nổi đặc tả đầy sức gợi.
Khổ thơ kết thúc bài Õng đồ” chứng tỏ sự hội tụ vãn hóa thơ Đường, văn hóa thơ Pháp nơi tâm hồn giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. “Nhân diện bất tri hà xứ khứ - Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Trước sau nào thây bóng người - Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông). Nỗi buồn mênh mang ấy trong thơ Thôi Hộ thật gần với ý thơ của nhà thơ Pháp thế kỉ XV Francois Villon ở bài Những người mệnh phụ xưa mà chính Vũ Đình Liên tạm dịch : “Đừng hỏi những người phụ nữ ấy bây giờ ở đâu. Những người tài hoa son trẻ ấy tìm lại thế nào được. Tuyết mỗi năm tan một lần. Làm sao tìm được tuyết năm xưa”. Niềm hoài cổ ở những tâm hồn lớn đã gặp nhau ;
Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa
Xuân lại về, đào cứ nở. Ấy là quy luật tuần hoàn bất diệt của tạo hóa. Đào đã nở từ khổ thơ đầu và lặng lẽ có mặt suốt bài thơ Ông đồ. Đào lại nở với khổ thơ cuối. Song màu thắm của đào lúc này chỉ làm tăng thêm cảm giác ngỡ ngàng trước sự trông vắng. Thủ pháp trùng điệp được vận dụng nhằm nhấn mạnh cái thiếu, cái hụt. Các chữ “xưa”, “muôn năm cũ” gợi sâu vào nỗi xa vắng, ngậm ngùi. Từ cảm nhận “cảnh đấy, người đâu”, lời thơ thoắt trở nên da diết, ám ảnh trong niềm nhớ thương vời vợi :
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ?
Từ việc không còn thấy thân xác, nhà thơ cất lời hỏi tìm hồn. Thì ra, những nét bút phượng múa rồng bay của ông đồ ở trên được Vũ Đình Liên cảm nhận như vẻ đẹp từ hồn. Thì ra, môi quan hệ giữa người viết thuê và bao nhiêu người thuê viết ở trên chính là cuộc giao cảm kì diệu trong cõi tinh thần. Đó thực chất là nhu cầu cần đổi trao, tiếp nhận văn hóa giữa những kẻ thiện tâm chứ đâu phải chuyện mua bán bình thường. Trong tâm thức người Việt, chữ “hồn” gợi lên cái gì linh thiêng, bất tử. “Những người muôn năm cũ” ấy trước tiên là ông đồ, là bao thế hệ nhà nho đã lấy đạo
Nho, chữ Nho làm lẽ sông. Trước luồng gió Âu hóa ào ạt thắng thế này, hồn họ đang trú ngụ nơi đâu ?
“Những người muôn năm cũ” ấy còn là “Bao nhiêu người thuê viết” những năm xưa. Ở khổ thơ thứ ba, đã một lần nhà thơ hỏi : “Người thuê viết nay đâu ?”. Những người ấy hoặc đã khuất, hoặc đã nhạt phai tình yêu thú chơi chữ Nho - một nét đẹp trong truyền thông văn hóa dân tộc. Chính họ đã phũ phàng, đã vô tình đẩy ông đồ ngày một xa hoa đào nở, xa mực tàu giấy đỏ.
Hỏi hồn “Những người muôn năm cũ” hay cũng tự hỏi hồn mình ? Lời “khấn khứa tưởng niệm” này có lẽ còn mang ý nghĩa âm thầm “ân hận sám hốỉ”. Vũ Đình Liên muôn khơi tìm cái “cũ” trong hồn của một lớp người mới - lớp người hiện đại như ông. Họ đã vô tâm lướt qua ông đồ, đã quên đi bóng dáng trong kí ức của chính tâm hồn mình. Tứ thơ của Villon ở trên hàm ý chấp nhận sự vĩnh biệt dĩ vãng, còn câu kết thúc bài Ông đồ lại tha thiết ước mong tái ngộ với một nỗi niềm ân hận. Trong tầng sâu của nó, bài thơ Ông đồ nhắc ta không phải chỉ cần thủy chung với người khác mà còn cần biết thủy chung với chính mình.
Trên năm khổ thơ ngũ ngôn, cả một dòng thời gian thấm thoắt chảy trôi, cả một lớp người lùi xa về dĩ vãng. Cuốn phim Ông đồ chẳng nhiều cảnh mà dung chứa quá trình vận động của một thời đại, thăng trầm sô" phận của một lớp người. Bài thơ thật giản dị từ bô' cục đến ngôn từ nhưng đầy sức ám ảnh. Nếu nói rằng sức mạnh của thơ nằm nhiều ở các khoảng trống, ở sự im lặng giữa các từ thì Ông đồ là một dẫn chứng sinh động.
Chính vì dồn nén chặt, vì dành nhiều khoảng trắng nên Ông đồ đã gợi ra nhiều cách hiểu. Khi phân tích bài thơ này, một vấn đề đặt ra : ông đồ biểu tượng cho cái gì ? Sự thất thế, tàn lụi của ông nêu lên vấn đề gì ? Điều dễ thừa nhận là Ông đồ đã đánh động trong chúng ta nhiều tâm trạng : nỗi buồn hoài cổ, sự tiếc nuôi quá khứ vàng son, lòng thương xót sô" phận hẩm hiu của những nhà nho... Nó chứa đựng cả một hệ vấn đề : bi kịch của sự gặp gỡ Đông Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người. Nhưng có nên từ sức ngân vang ấy của “Ông đồ” mà cho rằng bài thơ là lời ai điếu cho “thậm chí cả một nền văn hóa từng vang bóng trong hàng chục thê' kỉ” (Nguyễn Thành Thi - Khi mùa xuân vọng tiếng lá vàng rơi). Có bắt ông đồ chịu đựng quá sức chăng khi đặt lên vai ông sô" phận của nền văn hóa dân tộc ? Sẽ là suy diễn lâm li khi hiểu chữ “hồn” ở dòng thơ cuối bài là “hồn nước”, là “quốc hồn, quốc túy”. “Hồn ở đâu bây giờ” ? Đó là một câu hỏi đầy khắc khoải, vang lên như tiếng nói từ nghìn xưa vọng về. Thể xác con người và các giá trị vật chất khác có thể chỉ là những thoáng phù du ngắn ngủi, tạm bợ, nhưng các giá trị tinh thần, cái “hồn” của một nền văn hóa, cái cô"t cách tinh thần của một dân tộc, lại là những điều có ý nghĩa vĩnh cửu, tạo nên đặc trung của một cộng đồng người nhất định. Do đó, mất đi cái “hồn” của một nền văn hóa cũng có nghĩa là mất nước, một sự mất mát lớn lao và không gì có thể bù đắp được. Với những liên tưởng và cảm nhận khác nhau, câu hỏi của nhà thơ “Hồn ở đâu bây giờ ?” cũng chính là những câu hỏi đã làm day dứt biết bao người Việt yêu nước và yêu văn hóa dân tộc : “Hồn nước ở đâu ? Hồn thiêng sông núi là đâu ? Quốc hồn quốc túy là đâu ?... Trong hoàn cảnh mất nước hoặc khi văn hóa dân tộc bị xúc phạm và tha hóa thì những câu hỏi trên luôn đặt ra, như một sự thôi thúc của lương tâm, trách nhiệm và tình cảm yêu nước. Với ý nghĩa đó, bài thơ “Ông đồ” cũng nằm trong truyền thông “chiêu hồn nước” của văn hóa Việt Nam, thể hiện phần nào tình cảm yêu nước của tác giả, tuy rằng tình cảm này còn khá mờ nhạt và mong manh” (Đồng Thị Sáo - Nỗi buồn của Ông đồỵ Để tôn vinh một tác phẩm, người viết có khi ngỡ “quàng” vào nó càng nhiều vòng hoa giá trị càng hay. Nhưng thiện ý ấy lắm lúc lại phản tác dụng, lại dễ gây “dị ứng” cho người tiếp nhận. Hình ảnh ông đồ viết chữ, theo chúng tôi, là một nét đẹp trong truyền thông văn hóa dân tộc. Nét đẹp ấy chưa hẳn đáng mất đi giữa thời buổi văn minh phương Tây ồ ạt xâm nhập và lấn át trong đời sông xã hội lúc bấy giờ, nhất là ở chôn thị thành. Nhưng thực tế nó phải và đã mất đi (vì cái mới bao giờ cũng tiện lợi, cũng hấp dẫn hơn cái cũ, vì nó gắn với một lớp người đang ngày càng thất thế, già cỗi - kể cả về vị trí xã hội lẫn tuổi tác). Tiếc thương cho ông là ngậm ngùi trước sự thảm bại không tránh khỏi của một lớp người, sự mai một của một nét đẹp văn hoá dân tộc. Còn toàn bộ nền văn hóa dân tộc đâu chỉ nằm trong nếp thưởng thức chữ Nho và mất đi thói quen thưởng thức này đâu hẳn là tiêu tan mất cốt cách tinh thần dân tộc. Nội dung khái niệm văn hóa dân tộc phải xét trong sự tiếp biến, trong quá trình vận động. Dẫu ngậm ngùi trước sự thất thế rồi triệt tiêu của chế độ học hành, thi cử bằng chữ Hán, của Nho giáo và nhà nho trong mấy mươi năm đầu thế kỉ này nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hiện đại hóa văn hóa văn học là nhu cầu tự thân, là khuynh hướng tất yếu của đời sông tinh thần xã hội khi được kích thích bởi văn minh phương Tây. Đó là một bước tiến bộ của văn minh. Trong nền vàn hoá dân tộc, có cái đành phải mất đi, có cái đành phải đổi thay để thích ứng. Cũng từ đó, bản sắc văn hóa dân tộc ta không già cỗi, tàn lụi mà ngày một giàu có thêm, được nâng lên những tầm cao mới.
Chúng tôi nghĩ rằng về nhận thức lí trí, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ để khư khư mãi với mực tàu giấy đỏ, để riết rộng trách cứ dòng người “Qua đường không ai hay” (trước “ông đồ vẫn ngồi đấy”) kia. Song Ông đồ rung cảm sâu xa tâm hồn bao bạn đọc bởi nó là câu chuyện về sô' phận con người, về đạo lí thủy chung với ông cha, với quá khứ. Những câu chuyện ấy càng đậm màu sắc cảm thương, càng làm ta xúc động khi, thật độc đáo, gắn liền với một lớp người đáng kính, với một nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người Việt.
Với tầm ý nghĩa trên, bài thơ Ông đồ sẽ tồn tại mãi với thời gian và bất chấp biên giới không gian. Trên dòng đời, càng đến gần điểm cuối, con người
ta càng hay ngoái nhìn về quá khứ, càng có nhu cầu được các thế hệ sau để tâm, trân trọng. Dòng thời gian cứ biến thiên bất tận, còn mỗi con người có mặt chỉ hữu hạn trên cõi đời... Bởi thế, đối với cả những người chưa hề thấy ông đồ, chưa hề thấy lối chữ tượng hình viết bằng mực tàu trên giấy đỏ, đối với con cháu chúng ta mãi sau này, bài thơ của Vũ Đình Liên vẫn thắp lên một nén tâm hương, vẫn như một lời nhắc nhủ thấm thìa.
{Lê Quang Hưng)
Bạn đọc ít biết đến các bài thơ khác của Vũ Đình Liên. Nói đến Vũ Đình Liên người ta chỉ nghĩ đến Ông đồ. Đó là một thành công đột xuất của nhà thơ này và là một trong sô' những bài đại diện cho giai đoạn thơ ca 1930- 1945. Ông đồ chỉ có hai mươi câu ngũ ngôn, mà đã in đủ bóng dáng một thời tàn và nỗi lòng ân hận của lớp người đương đại.
Vào cái thời văn minh phương Tây xâm nhập mạnh vào nước ta, bút sắt thay bút lông, các khoa thi chữ Hán đã bị huy bỏ, cảnh lều chõng đã vắng bóng từ hơn ba chục năm rồi, thì các bậc khoa bảng cũng chỉ còn là cái bút danh, không quyền bính gì. Bước vào thập kỉ bôh mươi, xã hội Việt Nam đã trải qua một phen Âu hoá, nẫy nòi ra những ông Văn Minh, ông Týpphờnờ, ông Xuân tóc đỏ, thì bóng dáng một ông đồ có còn ai quan tâm đến nữa, ông chỉ xuất hiện trên vỉa hè Hà Nội vào những ngày giáp Tết, bán chữ trên giây điều cho những ai còn yêu lối chữ tượng hình và âm hưởng một thời xa. “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên).
Thương hại một thời tàn, nhớ lại một thời xưa là một cảm hứng lớn của nhiều nhà thơ hồi ấy như chúng ta đã thấy ở Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, Phạm Huy Thông, Đoàn Văn Cừ... Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt Nam cũng đã nhận xét : “Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”. Chúng ta hiểu đây cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước, dù nó có phần tội nghiệp. Bài Ông đồ tràn ngập một nỗi niềm thương tiếc, thoáng chút ân hận tự trách mình đã có lúc vô tâm, vô tình để mất đi những hình ảnh đẹp của cha ông. Tôi nói thoáng chút ân hận vì tác giả cũng nhận thức được quy luật tiến hoá của đời sôhg, lòng người không cưỡng được, ta chỉ ân hận với lòng ta là đã không đủ thương, không đủ quý đó thôi. Bài thơ như nén tâm hương thắp lên để tưởng niệm những bóng hình đã mất. Giọng thơ giản dị mộc mạc, cách biểu hiện chân thực, chi tiết là việc thực ngoài đời, không hư cấu, không liên tưởng gì đột xuất. Vậy mà xúc động. Đọc xong dòng thơ cuối cùng, bao nhiêu người đã lặng đi, nghĩ ngợi. Năm tháng càng lùi xa, những nỗi lòng Việt Nam ta càng trân trọng với bài thơ, coi nó như một kỉ vật tâm hồn.
Hai đoạn đầu bài thơ, tác giả giới thiệu những ngày huy hoàng của ông đồ :
142
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”
Những lời khen thật hào phóng, nhưng nghĩ kĩ đó chỉ là lời khen của những người ngoài giới bút nghiên. Đi viết câu đối thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận, là bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Đỗ cao thành quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì ông cử, ông tú, chứ ông đồ là chưa đỗ đạt gì, công chưa thành, danh chưa toại, đành về quê dạy học, bô'c thuốc, hay xem lí số ở nơi đô hội như có lần Tản Đà đã làm. Ngày Tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè chắc cũng là việc bất đắc dĩ của nho gia. Chữ thì cho chứ ai lại bán. Bán chữ là cái cực của kẻ sĩ ở mọi thời. Bà con yêu quý và cũng thán phục cái thứ chữ mà bà con không biết, hay chỉ võ vẽ, nên mới khen đến vậy. Lời khen này không mang lại vinh quang cho ông đồ, có thể ông càng tủi nữa, nhưng nó an ủi ông nhiều, nó là cái tình của người đời vào hồi vận mạt của ông. Tác giả giới thiệu : cùng với hoa đào, mỗi năm mới có một lần chứ nhiều nhặn gì đâu, giấy đỏ mực tàu, chữ nghĩa thánh hiền bày trên hè phố’. Đừng nghĩ đến chuyện khoa bảng, hãy nghĩ đến cương vị của người bán, thì đây là hai đoạn thơ vui vì nó nói được sự đắt hàng, ông đồ còn sông được, có thể tồn tại trong cái xã hội đang biến động này. Nhưng cuộc đời đã không như thế mãi, cái ý thích của người ta cũng thay đổi theo thời cuộc. Lớp người mới lớn không có liên hệ gì để mà quyến luyến cái thứ chữ tượng hình kia. Cái tài viết chân, thảo, triện, lệ của ông đồ chữ tốt kia, họ không cần biết đến :
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu...
Ồng đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng ren trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay
Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên di sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực như hóa đá sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đất khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được đùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt : nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vôn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bôn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đôl chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên : mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.
Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trông của đoạn thơ trước khi vào bôn câu kết :
Năm nay đào lại nở Không thấy ông đỗ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ?
Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa : Không thấy ông đồ xưa. ông đã cố’ bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cô” sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình ? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy sô' phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc. về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm : Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuôi tiếc khôn nguôi.
{Vũ Quần Phương - Trích Thơ với lời bình - NXB Giáo dục 1999)