Soạn bài Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 1
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 2
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 3
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 4
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 5
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 6
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 7
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 8
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 9
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 10
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 11
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 12
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) trang 13
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN A. Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu ức Trai, là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử trung đại Việt Nam. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Ông quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (huyện Thường Tín, thuộc Hà Nội ngày nay). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về để tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi, và có công lớn trong cuộc kháng chiến mười năm của nghĩa quân Lam Sơn. Đầu năm 1428, khi đất nước đã sạch bóng quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước, ông buồn, xin về Côn Sơn. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng, ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Bọn gian thần ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội tru di tam tộc năm 1442. Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông giải tỏa, cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sông sót cho làm quan.
Bài Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo đầu năm 1428, công bô' cuộc kháng chiến chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn chông giặc Minh đã kết thúc thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên thanh bình độc lập của đất nước.
Nước Đại Việt ta là đoạn văn trích phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo.
Đoạn văn trích có ý nghĩa nêu tiền đề chính nghĩa cho toàn bài. Nguyễn Trãi đã khẳng định hai chân lí làm nền tảng để phát triển nội dung bài cáo :
Tư tưởng nhân nghĩa.
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
B. Đọc - Hiểu văn bản ;
Tư tưởng nhân nghĩa :
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được phát biểu trong hai câu văn mở đầu :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
+ Nhân nghĩa là khái niệm đạo đức của Nho giáo. Nền tảng của đạo đức Nho giáo là Tam cương, Ngũ thường.
Tam cương là ba mối quan hệ cơ bản kết hợp các cá nhân để tạo ra trật tự xã hội, gồm có quân thần cương (đạo vua tôi), phụ tử cương (đạo cha con), phu thê cương (đạo vợ chồng).
Ngũ thường là năm cái đức con người cần phải có, bao gồm Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.
Trong quan niệm đạo đức của người xưa, chữ nhân có nội dung rất rộng, mà cốt lõi của nhân là thương người, là sự tương thân, tương ái giữa người với người. Đối với bậc vua chúa, nhân là trọng dân, đối với dân phải khoan huệ nhân ái, không được thực hiện chính trị hà khắc bạo ngược với dân.
Nghĩa là cái phải làm của con người, là hành động hợp với lẽ phải, với đạo lí.
Như vậy, nhân nghĩa hiểủ chung là lòng thương người, là đạo lí, là lẽ phải cần làm trong quan hệ giữa người với người.
+ Cũng dùng khái niệm nhân nghĩa, nhưng cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Nguyễn Trãi không nói nhân nghĩa chung chung, mà xác định rõ ràng : mục đích cuốỉ cùng của nhân nghĩa là “yên dân”, hành động nhân nghĩa là “trừ bạo”. “Yên dân” là làm cho dân được yên ổn, được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Như vậy, “yên dân” cũng tức là làm yên lòng dân. Muôn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì dân là người dân Đại Việt còn bạo là giặc Minh xâm lược bạo tàn, và quân điếu phạt chính là nghĩa quân Lam Sơn vì thương dân mà trừ diệt kẻ có tội. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chông xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân nghĩa trong Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người ; khi vào Việt Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chôhg xâm lược, trong nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ dân tộc với dân tộc.
Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc
Sau khi nêu lên nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt :
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
+ Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tô' căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : quốc hiệu, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ, nhân tài. Với những yếu tô' căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quô'c gia, dân tộc. Quan niệm của Nguyễn Trãi là một bước phát triển cao hơn, toàn diện và sâu sắc hơn trong học thuyết về quốc gia, dân tộc thời trung đại. Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, ý thức về quốc gia dân tộc được xác định trên hai yếu tô': lãnh thổ và chủ quyền (nhưng cũng mới chỉ là chủ quyền của vua). Nguyễn Trãi đã mở rộng thêm các yếu tô': văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Đặc biệt, ông đưa yếu tô' văn hiến lên hàng đầu - đó là điều cơ bản nhất để xác định dân tộc. Điều này càng có ý nghĩa khi bọn phong kiến phương Bắc luôn tìm cách phủ định văn hiến nước Nam để từ đó phủ định cả tư cách độc lập của dân tộc ta.
Nói về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Niềm tự hào đó đã dõng dạc vang lên ngay từ câu đầu tiên xưng danh nước Việt : “Như nước Đại Việt ta từ trước”. Cách nói này cụ thể hơn so với cách nói “nước Nam” trong bài Nam quốc sơn hà. Người ta thường nói đến chữ đê' trong bài Nam quốc sơn hà, nói Nam đế là có ý sánh ngang với Bắc đê' (người Trung Quốc tự cho họ là dân tộc lớn, chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được xưng đế và có quyền phong vương cho vua các nước chư hầu). Nguyễn Trãi khẳng định một cách rõ ràng : các triều đại của Đại Việt từ bao đời đã sánh ngang hàng với các triều đại phương Bắc, “mỗi bên xưng đê' một phương”.
+ Có thể xem đoạn văn là một bản tuyên ngôn độc lập, được viết với một nghệ thuật chính luận cao cường, giàu sức thuyết phục. Cách viết vừa sánh đôi, vừa đề cao Đại Việt bằng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên {từ trước, đã lâu, đã chia, củng khác, đời nào củng có).
3. Để làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đưa ra những dẫn chứng lịch sử :
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Kẻ xâm lược là kẻ vi phạm chủ quyền của dân tộc khác, cũng tức là những kẻ làm việc trái với lẽ phải, đi ngược lại nhân nghĩa. Nguyễn Trãi khẳng định tất cả những kẻ ấy đều phải chuốc lấy thất bại bằng cách nêu lên những dẫn chứng đầy sức thuyết phục trong thực tế lịch sử nước Nam : Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô và Ô Mã Nhi thì kẻ bị giết, người bị bắt. Nói về thất bại thảm hại của kẻ thù cũng tức là ca ngợi thắng lợi hào hùng của ta, lời vàn Nguyễn Trãi sang sảng niềm tự hào dân tộc - một dân tộc sáng ngời chính nghĩa.
c. Tổng kết :
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nưởc Đại Việt ta có ỷ nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyển, có truyền thống lịch sử ; kể xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
II. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề 1 : Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tế. Qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, hãy chứng minh.
DÀN Ý
Mở bài :
+ Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
+ Giới thiệu luận đề : Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ két hợp giữa lí lẽ và thực tế.
Thân bài :
Nêu nội dung chính của đoạn trích : tư tưởng nhân nghĩa và phân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc.
Chứng minh : hai chân lí trên đã được khẳng định bằng cách kết hợp giữa lí lẽ và thực tế.
Tư tưởng nhân nghĩa được nêu lên bằng một lí lẽ mới mẻ và giàu sức thuyết phục.
Chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt được khẳng định bằng một lí lẽ chặt chẽ, thể hiện một quan niệm sâu sắc và toàn diện về quốc gia dân tộc, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
Dùng những dẫn chứng thực tế lịch sử cụ thể và xác đáng để khẳng định sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa.
Kết bài : đánh giá ý nghĩa của đoạn văn.
BÀI VIẾT GỢI ý
Mùa xuân năm 1428, cuộc kháng chiến mười năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh kết thúc thắng lợi. Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bô' mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc Đại Việt. Văn kiện lịch sử ấy đã trở thành một áng “thiên cổ hùng văn”, một tác phẩm bất hủ trong nền văn chương Việt Nam. Bên cạnh giá trị tư tưởng lớn lao, áng văn còn cho thấy một đặc điểm của văn chính luận Nguyễn Trãi : sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tế.
Cáo là thể vãn nghị luận cổ, thường được viết bằng lô'i văn biền ngẫu, được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bô' kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi bô' cục gồm bôn phần :
Phần một nêu tiền đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
Phần hai tô' cáo tội ác ‘Toại nhân nghĩa” của quân xâm lược Minh.
Phần ba khẳng định sức mạnh chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn đã đưa đêh những chiến công oanh liệt và thắng lợi vẻ vang.
Phần cuối tuyên bô' kỉ nguyên thanh bình độc lập của đất nước.
Đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là phần một của bài cáo. ở phần này, bằng lí lẽ sắc bén và những dẫn chứng thực tê' giàu sức thuyết phục, Nguyễn Trãi khẳng định hai chân lí làm nền tảng để phát triển nội dung bài cáo : tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt.
Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhân nghĩa vôh là khái niệm đạo đức của Nho giáo Trung Hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc phải cần làm: Cũng dùng khái niệm nhân nghĩa, nhưng Nguyễn Trãi không nói nhân nghĩa chung chung. Ông xác định rõ ràng cô't lõi của nhân nghĩa là “yên dân”, “trừ bạo”. Mục đích cuối cùng của nhân nghĩa là “yên dân”, là làm cho dân được yên ổn, được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muôn “yên dân” thì trước hết phải “trừ bạo”, phải trừ diệt mọi thê' lực bạo tàn làm hại đến dân. Cách đặt vấn đề như vậy thật khéo léo và cao cường. Đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, giặc Minh nhân danh là “đạo quân nhân nghĩa” của “thiên triều” sang giúp nước Nam vì “họ Hồ chính sự phiền hà - để trong nước lòng dân oán hận”, kì thực là sang xâm lược và gây ra bao tội ác khiến dân Nam khôn khổ lầm than. Nguyễn Trãi mượn tư tưởng nhân nghĩa, mượn chính cái tư tưởng làm nên niềm tự hào của người Trung Hoa, để nói lên điềụ mà họ không biết (hoặc cô' tình không biết). Nhân nghĩa của Nho giáo chỉ được hiểu trong quan hệ giữa người với người, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mở rộng trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Lí lẽ như vậy là mới mẻ và giàu sức thuyết phục.
Sau khi nêu lên nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt :
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiển đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, trong lí lẽ của mình, Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tô' xác đáng : đất nước có quô'c hiệu riêng (Đại Việt), có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử tồn tại lâu dài qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Những yếu tô' này đã xác định một quan niệm mới mẻ, phong phú và hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc. Đặc biệt, việc nhấn mạnh yếu tô' văn hiến càng có ý nghĩa khi trong mười thê' kỉ đô hộ, bọn phong kiến phương Bắc luôn tìm cách phủ định văn hiến nước Nam để từ đó phủ định cả tư cách độc lập của dần tộc Đại Việt. Khi nói về lịch sử tồn tại của dân tộc, Nguyễn Trãi đưa ra dẫn chứng cụ thể :
Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bèn xưng đế một phương,
Các triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước được sánh ngang hàng với các triều đại phương Bắc : “mỗi bên xưng đê' một phương”. Cách viết vừa sánh đôi, vừa đề cao Đại Việt bằng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên (từ trước, đã lâu, đã chia, củng khác, bao đời, đời nào củng có) tạo nên một giọng văn sang sảng niềm tự hào dân tộc. Có thể xem đoạn văn lă một bản tuyên ngôn độc lập.
Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc tiếp tục được Nguyễn Trãi khẳng định bằng những dẫn chứng cụ thể trong thực tê' lịch sử nước Nam :
Vậy nên :
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Hai chữ “vậy nên” chuyển đoạn rất khéo, diễn đạt lôgic của quan hệ nhân quả : kẻ nào xâm phạm chính nghĩa tất là quân phi nghĩa, phải chuốc lây thất bại. Các dẫn chứng được nêu theo trình tự lịch sử, từ Lưu Cung - vua Nam Hán đến Triệu Tiết - tướng nhà Tông, cho đến Toa Đô và Ô Mã Nhi - tướng nhà Nguyên. Cách nêu dẫn chứng cũng linh hoạt và biến hoá, khi nhấn mạnh thất bại của giặc, khi ngợi ca chiến thắng oanh liệt của ta. Lời khẳng định đanh thép ở cuối đoạn “Việc xưa xem xét - Chứng cớ còn ghi” một lần nữa nhấn mạnh sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa quốc gia dân tộc, đó là lẽ phải không thể chòi cãi được.
Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo là một đoạn văn sáng ngời chính nghĩa, được viết bởi một trí tuệ sắc sảo và một trái tim yêu nước thương dân. Đoạn văn có ý nghĩa tiêu biểu cho áng “thiên cổ hùng văn”, thể hiện sức mạnh của văn chính luận Nguyễn Trãi : kết hợp giữa lí lẽ chặt chẽ và thực tế, tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ.
Đề 2 : Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Anh (chị) hiểu ý nghĩa hai câu đó như thế nào ? Anh (chị) hãy chứng minh rằng tư tưởng dó đã được Nguyễn Trãi thể hiện trong toàn bài “Bình Ngô đại cáo”.
DÀN Ý
Mở bài
Giặc Minh, khi kéo quân sang xâm lược nước ta đã rêu rao đó là một hành động nhân nghĩa : diệt Hồ Quý Ly để khôi phục ngôi vua cho nhà Trần.
Sau mười năm gian lao kháng chiến chống quân Minh, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lơi lãnh đạo đã giành được thắng lợi. Tuyên bô" chiến thắng giặc Minh cũng là tuyên bố sự ra đời của một triều đại nhân nghĩa.
Nhân nghĩa là gì ? Bình Ngô đại cáo khẳng định :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Thân bài
Ý nghĩa lời khẳng định :
Nhân nghĩa lấy việc yên dân làm mục đích.
Yên dân là gì ?
+ Là dân được yên : yên ổn làm ăn, sông trong cảnh thái bình, không bị nhũng nhiễu, ức hiếp.
+ Là yên lòng dân : chính trị phải hợp với lòng người, kinh tế phải làm cho đất nước giàu mạnh, dân trí mở mang, mọi người sông yên vui hạnh phúc, đạo lí của nhân dân được coi trọng...
Quan niệm của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa có tính nhân dân :
+ Điều gì “yên dân” thì là nhân nghĩa.
+ Điều gì trái với “yên dân” thì cũng trái với nhân nghĩa.
Nhân nghĩa phải trừ bạo.
Nhân nghĩa không thụ động mà phải tích cực hành động.
Kẻ tàn bạo làm hại dân nên phải trừ bạo để yên dân.
Tư tưởng “yên dân, trừ bạo” thể hiện qua suốt Bình Ngô đại cáo :
Xét việc quá khứ :
Những triều đại vẻ vang đều là triều đại nhân nghĩa lấy việc yên dân làm gốc.
Những kẻ mạnh nhưng tham bạo, chông nhân nghĩa, chông lại việc yên dân nên đều đã thất bại :
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Xét tội ác của giặc Minh :
Bao trùm lên tất cả :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Nguyễn Trãi kể ra các loại hành động của giặc, nhấn mạnh tội ác của chúng gầy tai họa khủng khiếp cho nhân dân. Tội ác ấy nhiều vô kể : “Trúc Nam Sơn...”, “Nước Đông Hải...”
Ông khẳng định :
Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần dân chịu được ?
Nhìn lại buổi đầu cuộc kháng chiến :
Cuộc kháng chiến đầy những khó khăn : quân thù đang mạnh, ta thì thiếu người tài, thiếu vũ khí, lương thực.
Nhưng đó là cuộc chiến đấu để vì dân, trừ bạo.
Người lãnh đạo biết dựa vào dân, phát động toàn dân, dùng chiến thuật phù hợp :
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều,
Nhìn lại cuộc phản công và chiến thắng
Quân ta càng đánh càng mạnh vì đó là cuộc chiến đấu “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Giặc càng thua càng tráo trở, càng tráo trở càng thua to. Thế thua là tất yếu, càng cứu nguy lại càng thêm nguy.
Thái độ của giặc khi thất bại là thái độ đê hèn của kẻ phi nghĩa : lê gối dâng tờ tạ tội, trói tay để tự xin hàng, sợ bóng mà vỡ mật, xéo lên nhau để chạy thoát thân.
Thái độ của quân dân ta : khắc cốt ghi xương tội ác của giặc nhưng khi thắng giặc lại bao dung, nhân đạo - mở lòng hiếu sinh, cấp cho năm trăm chiếc thuyền. “Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghĩ sức”.
đ. Tuyên bô'
Đất nước sạch bóng quân thù.
Chiến thắng là để thanh bình, để duy tân, thực hiện được lí tưởng yên dân :
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
e) Nhìn suốt toàn bộ Bình Ngô đại cáo : tư tưởng “yên dân, trừ bạo” là quan điểm lớn để lí giải cái đúng sai, chuyện thành bại.
Kết bài :
Bỉnh Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn”, lập luận chặt chẽ, hành văn mạnh mẽ, tiêu biểu cho nghệ thuật chính luận.
Những giá trị lâu dài của nó là lòng yêu nước, quan điểm nhân dân. “Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân ; cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chông ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân” (Phạm Vàn Đồng - Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc').
Đề 3 : Nhân dịp kỉ niệm 520 năm ngày mất của nhà đại văn hào Nguyễn Trãi, trong bài “Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết : “Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc”.
Em hãy chứng minh lời nhận định trên.
DÀN Ý
A. Đặt vấn đề
Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã giúp Lê Lợi đưa cuộc kháng chiến mười năm gian khổ chông quân Minh đến thắng lợi vẻ vang mà còn là một nhà thơ, một nhà 205
văn xuất sắc với nhiều tác phẩm bất hủ. Nhận định về ông, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hết lời ca ngợi : “Sự nghiệp và tác phẩm Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc”.
B. Giải quyết vấn đề
Giải thích qua khái niệm “Bài ca yêu nước”
Chứng minh qua cuộc đời và thơ văn
Qua cuộc đời
Nguyễn Trãi sớm có mối căm thù giặc sâu sắc (thù nhà nợ nước, khắc sâu lời cha dặn ở cửa ải, quyết tâm trả thù cho cha, rửa nhục cho nước).
Sông thiếu thôn, nghèo khổ nhưng luôn giữ vững khí tiết (thời kì bị giặc bắt giam lỏng ở Đông Quan).
Nung nấu chí phục thù, tìm người kết nghĩa chông giặc (theo giúp Lê Lợi khởi nghĩa chông quân Minh, kiên trì chịu đựng gian khổ, nếm mật nằm gai, hi sinh chiến đấu đến cùng cho thắng lợi của dân tộc).
Tuổi già, vẫn trở lại gánh vác việc nước (giúp vua xây dựng đất nước, xây dựng kỉ cương cho một nền thịnh trị lâu dài để đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân).
Qua thơ văn
Lòng yêu nước của Nguyễn Trãi được biểu hiện đầy đủ và rõ nét qua thơ
văn.
Căm thù giặc sâu sắc, quyết không đội trời chung cùng quân nghịch tặc chuyên việc “giết tróc để thị uy, coi mạng người như cỏ rác, bắt tù vợ con của dân ta, đào lăng tẩm của nước ta, cấm cá mắm để làm khổ dân ta..., dân không đường sông, kẻ vô tội kêu trời, người trung nghĩa nghiên răng nguyện một chết để diệt thù...”.
Hoặc :	Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Băn khoăn đau xót trước cảnh mất nước, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hi sinh vì nước : “Đau lòng nhức óc, chóc đà mười mấy năm trời, nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tôì : quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh... Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”.
Đôì với Nguyễn Trãi yêu nước là thương dân, suốt đời Nguyễn Trãi mang nặng tấm lòng “ưu ái” đối với vận mệnh của nhân dân :
Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách
Chăn dân mựa nữa mất lòng dân	•
(Bảo kính cảnh giới)
Thơ văn Nguyễn Trãi còn sáng ngời niềm tự hào dân tộc :
Tự hào về lịch sử dân tộc :
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gáy nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng dế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào củng có.
(Bình Ngô đại cáo)
- Tự hào về sức mạnh của dân tộc, đề cao chí khí hào hùng của dân tộc : Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật.
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay...
...Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông.
(Bình Ngô đại cáo)
Nói đến sức mạnh của dân tộc chính là sức mạnh của nhân dân. Thơ văn Nguyễn Trãi luôn đề cao vai trò, sức mạnh của nhân dân : Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước.
Kết thúc vấn đề
Sự nghiệp và thơ văn của Nguyễn Trãi là bài ca bất tuyệt về lòng yêu nước và tinh thần tự hào dần tộc. Cuộc đời của ông, tư tưởng trong thơ văn ông mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
(Có thể nêu tác dụng của cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi đôi với cuộc sông lao động xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay).
Đề 4 : Em hãy chứng minh rằng nội dung chủ yếu của văn học viết từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược.
DÀN Ý
A. Đặt vấn đề
Lịch sử Việt Nam, từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống xâm lược. Đó là lịch sử của hai lần chiến thắng quân xâm lược nhà Tống, ba lần đánh bại quân Nguyên Mông và mười năm gian khổ chông quân Minh mà những chiến công hiển hách Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng... vẫn còn vang dội đến ngày nay. Văn học phản ánh hiện thực cho nên văn học thời kì này đã phản ánh khá rõ nét tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộc ta.
B. Giải quyết vấn đề
Giải thích qua về đề bài.
Chứng minh : Nội dung chủ yếu của văn học viết- từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược.
Nẫn học phản ánh cuộc chiến đấu chống quân Tốhg xâm lược của quân dân thời Lí
Khẳng định quyền độc lập, tự chủ và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc :
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Bài thơ “Thần” - Lí Thường Kiệt)
Văn học phản ánh cuộc chiến đấu chông Nguyên của quân dân thời Trần
Ca ngợi khí phách hiên ngang, quyết tâm chiến đấu chông xâm lược :
Hoành sáo giang sơn cáp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Ca ngợi những chiến công hiển hách Chương Dương, Hàm Tử và nói lên niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước :
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bỉnh tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
(Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải)
Nói lên lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu hi sinh bảo vệ nền độc lập dân tộc :
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ...”
(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Kêu gọi tướng sĩ cảnh giác đoàn kết chiến đấu chông kẻ thù :
“Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên ; khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ ; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai...”.
(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Văn học phản ánh cuộc kháng chiến mười năm gian khổ chông Minh của quân dân nhà Lê
Sau chiến thắng quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô đại cáo, một luận văn lịch sử quan trọng, vừa là bản tổng kết thành tích mười năm kháng chiến lao khổ vừa là bản tuyên ngôn độc lập hoà bình chứa chan lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Tự hào về đất nước có nền văn hiến, có phong tục, có lịch sử lâu đời :
Như nước Đại Việt ta tử trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền dộc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Tô' cáo tội ác tày trời của giặc Minh :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ca ngợi tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ để chiến đấu của quân dân ta :
Khi Linh Sơn lương hết mt'.y tuần Khi Khôi Huyện quán không một đội.
Ca ngợi tinh thần đoàn kết chiến dấu một lòng của quân dân :
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới, Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Khẳng định sức mạnh to lớn, khí thế chiến đấu và chiến thắng vũ bão của quân dân ta :
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trộn tan tác chim muông
- Công bô' nền hoà bình, ổ ộc lập vững chắc của đâ't nước trước toàn
dân :
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu.
c. Kết thúc vấn đề
Văn học viết thê' kỉ XI đến thê' kỉ XV đã thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, tinh thần quật khởi chông xầm lược của dân tộc ta. Tinh thần ấy được biểu hiện cụ thể ở lòng thương yêu nhân dân, căm thù giặc sâu sắc, ở ý thức tự cường dân tộc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.
Mãi mãi tấm lòng yêu nước này là một sức mạnh cổ vũ động viên con cháu muôn đời sau bảo vệ Tổ quô'r chông mọi kẻ thù xâm lược.