Soạn bài Câu nghi vấn

  • Câu nghi vấn trang 1
  • Câu nghi vấn trang 2
  • Câu nghi vấn trang 3
CÂU NGHI VẤN
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Câu nghi vấn là cầu có những từ nghi vấn như : ai, gì, nào, (tại) sao, dâu, hao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)... không, (đã)... chưa ; hoặc có từ hay nô'i các vế có quan hệ lựa chọn ; có chức năng chính là dùng để hỏi.
Ví dụ :
Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?
Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ? Hay là u thương chúng con đói quá ?
Chị khắt tiền sưu đến chiều mai phải không ?
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên ?
Em có tuổi hay không có tuổi ?
Mái tóc em đây hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông ?
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
(Tô' Hữu, Người con gái Việt Nam')
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm, cảm xúc,...và không yêu cầu ngừời đôì thoại trả lời.
Ví dụ :
Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu bây giờ ?
-> biểu lộ cảm xúc thương nhớ, nuô) tiếc.
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
—> câu hỏi dùng để đe dọa.
Bạn có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ?
-> biểu lộ ý cầu khiến.
Lính đâu ? Sao bay dám để cho chúng nó chạy xồng xộc vào đây như
vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
-» 2 câu hỏi (2) và (3) đều dùng để đe dọa.
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui buồn, mừng, giận cùng những người ở
đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao ?
-> câu hỏi dùng để khẳng định ý nghĩa của văn chương.
Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy !
-> cả hai câu hỏi (câu hỏi thứ hai kết thúc bằng dấu chấm than) đều biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên.
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
-> câu hỏị biểu lộ cảm xúc buồn bã, thất vọng của ông giáo khi nghe Binh Tư kể1 chuyện lão Hạc.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lềnh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm láy riêng phần bí mật ?
4 câu hỏi biểu lộ nỗi nhớ rừng của con hổ.
Nếu không dùng để hỏi thì trong một số’ trường hợp, câu nghi vấn có
thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu châm lửng.
Ví dụ :
Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy !
Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Xác định mục đích sử dụng của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau đây :
- Bây giờ mận mới hỏi đào :
“Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?”
- Mận hỏi thì đào xin thưa :
“Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.
(Ca dao)
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá : cá lặn, trông sao : sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ ?
(Ca dao)
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được ?
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)