Soạn bài Câu ghép

  • Câu ghép trang 1
  • Câu ghép trang 2
  • Câu ghép trang 3
  • Câu ghép trang 4
CÂU GHÉP
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau. Mỗi cụm chủ - vị của câu ghép có dạng một câu đơn và được gọi chung là một vế của câu ghép.
Ví dụ :
Trời mưa to, nước sông dâng cao.
-> câu ghép gồm hai vế, mỗi vế là một cụm chủ - vị và không bao nhau.
Xe này máy còn tốt lắm.
-> câu có hai cụm chủ - vị nhưng không phải là câu ghép. Cụm chủ - vị “máy / còn tốt lắm” làm thành phần vị ngữ trong cụm chủ — vị “Xe này / máy còn tốt lắm”.
Các vế trong câu ghép có thể nối với nhau theo hai cách :
Dùng những từ có tác dụng nối, cụ thể là :
+ Nối bằng một quan hệ từ
Ví dụ :
Tôi đã nói nhưng anh ấy không chịu nghe.
Chúng ta phải cố gắng học tập để cha mẹ vui lòng.
+ NỐI bằng một cặp quan hệ từ
Ví dụ :
Vì trời mưa lớn nên anh ấy không đến kịp.
Nếu em không cố gắng thì em sẽ không qua được kì thi này.
+ Nối bằng một cặp phó từ hay đại từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
Trời càng mưa lớn, nước sông càng lên to.
Công việc khó khăn bao nhiêu, chúng ta cố gắng bấy nhiêu !
Không dùng từ nô'i : trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu châm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Các kiểu quan hệ trong câu ghép
Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nôì, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
Các kiểu câu ghép : có 2 kiểu : câu ghép chính - phụ và câu ghép liên hợp.
a. Câu ghép chính - phụ
a.l. Câu ghép chính - phụ là loại câu ghép gồm hai vế : một vế chính và một vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa hai vế được nốì với nhau bằng quan hệ từ.
2. Phân loại :
+ Câu ghép chính - phụ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả :
Ví dụ :
Vì trời khô hạn nên lúa mắt mùa.
Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó học hành chẳng ra sao cả !
+ Câu ghép chính - phụ chỉ quan hệ điều kiện (giả thiết) :
Ví dụ :
Nếu công việc xong thì chiều nay chúng ta lên đường ngay !
Giá mà anh đến sớm một tí thì chị ấy đã không đi !
Nếu không có tiền nộp sưu thì ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !
(Ngô Tất TỐ)
Hễ còn một tên xâm lược trên đắt nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi !
(HỒ Chí Minh)
+ Câu ghép chính - phụ chỉ quan hệ nhượng bộ - tăng tiến :
Ví dụ :
Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ !
(HỒ Chí Minh)
Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
Dù ai nói ngả, nói nghiêng
(nhưng) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
+ Câu ghép chính - phụ chỉ quan hệ hành động - mục đích :
Ví dụ :
Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
Câu ghép liên hợp
b.l. Câu ghép liên hợp là loại câu ghép trong đó các vế bình đẳng với nhau về ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các quan hệ từ liên hợp.
b.2. Phân loại :
+ Câu ghép liên hợp không dùng quan hệ từ :
Ví dụ :
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
(Ca dao)
Làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ.
(Nam Cao)
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
(Ngô Tất Tố)
+ Câu ghép liên hợp có dùng quan hệ từ :
Chỉ quan hệ bổ sung hoặc quan hệ đồng thời :
Ví dụ :
Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lèn.
(Nam Cao).
Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
(Nam Cao)
Chỉ quan hệ tiếp nôi :
Ví dụ :
Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.
(Ngô Tất TỐ).
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
(Ngô Tất Tố)
Chỉ quan hệ tương phản :
Ví dụ :
Của người ta (thì) như rơm như rác, còn của mình (thì) như bạc như vàng.
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
(Thanh Tịnh)
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Phân loại các câu ghép sau đây và phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu :
+ Dần hãy dể cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.
+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ !
+ Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. + Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt
cả u, trói nốt cả Dằn nữa đấy.
+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
+ Giá những cổ tục dã dày dọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục
thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
+Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện
quá.
Hãy thay thế cặp quan hệ từ trong những câu ghép sau đây sao cho nghĩa của câu không thay đổi :
+ Vì trời mưa lớn nên đường sá hư hỏng nhiều.
+ Nếu em cố gắng thì em sẽ vượt qua kì thi này.
+ Hễ thời tiết thay đổi thì ông tôi lại ho luôn.
+ Giả tôi có phép thuật thì tôi sẽ làm cho cuộc sống này khóng còn bệnh tật.
+ Tuy anh ấy có một vài lỗi lầm, nhưng anh ấy vẫn là một người tốt.
+ Mặc dù gia đình rất khó khăn, nhưng Lan vẫn vươn lên học tập giỏi. + Tâm chẳng những học giỏi mà (Tâm) còn lao động rất tích cực.
Tìm cặp từ hô ứng trong nhíng câu ghép sau và nêu nhận xét về cách sử dụng :
+ Trời vừa hửng sáng, chúng tôi đã lên đường.
+ Bố mới nói xong, cu Bi đã vọt ra ngoài sân chơi với con mèo.
+ Năm học này chưa hết, Linh đã tính đến chuyện học năm sau.
+ Lũ tràn đến đâu, nhà cửa trôi đến đấy.
+ Gà vừa lớn lên con nào, diều hâu đã bắt con nấy.
+ Bô' dặn sao, con làm vậy nghe chưa ?
+ Gió càng lớn, đám cháy càng mạnh.