Soạn bài Trợ từ, thán từ

  • Trợ từ, thán từ trang 1
  • Trợ từ, thán từ trang 2
  • Trợ từ, thán từ trang 3
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
TrỢ từ là những từ chuyên âi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay...
Nó ăn những hai bát cơm.
nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường.
Nó ăn có hai bát cơm.
-> nhấn mạnh, đánh giá như thế là ít, không đạt mức độ bình thường.
Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
-> nhấn mạnh tầm quan trọng của sự việc.
Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Cô ấy đẹp ai là đẹp.
-> nhấn mạnh, đánh giá sắc đẹp và biểu thị thái độ tán thưởng.
Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
-» nhấn mạnh số lần nhắc nhở như vậy là nhiều.
Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tồi lấy một đồng quà.
-» từ lấy dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.
Nhưng họ thách nặng quá : nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.
từ nguyên biểu thị ý nhấn mạnh sự việc. Từ đến biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường của một hiện tượng, sự việc để làm nổi bật mức độ cao của nó.
Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hon cả tôi, ông giáo ạ !
-> từ cả : biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế của sự việc.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười
-> từ ct? : biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
+ Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó tách ra thành một câu đặc biệt. Ví d ụ :
Này ! Ông giáo ạ ! (...) A ! Lão già tệ lắm !
Từ này có tác dụng gây sự chú ý của người đối thoại.
Từ a biểu thị sự tức giận khi phát hiện ra một điều không tốt.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn...
Văng, cháu củng đã nghĩ như cụ...
Từ này có tác dụng gây sự chú ý của người đối thoại.
Từ vâng biểu lộ thái độ lễ phép của người nói khi đáp lời người đối
thoại.
+ Thán từ gồm hai loại chính là:
Thán từ biểu lộ tình cảm; a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...
Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,...
Ví dụ :
Đột nhiên lão bảo tôi :
Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ !
À ỉ Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.
-> từ này là thán từ gọi đáp ; từ à biểu thị sự nhẹ nhõm khi vỡ lẽ ra một điều gì đó.
- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt...
Ảy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.
-> từ ấy biểu lộ nỗi chua chát của ông giáo trước “sự đời”.
- Vâng ! Ông giáo dạy phải ỉ Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
-> từ vâng biểu lộ thái độ lễ phép của người nói.
Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn...
-> từ chao ôi là tiếng thốt ra khi xúc động mạnh, thường để than thở.
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão củng có thể làm liều như ai
hết...
-> từ hỡi ơi là tiếng than, tỏ ý thương tiếc.
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
a. Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ : “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ĩ”
Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho ! Cá rô kho khế : vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi !”
Bác Nồi Đồng run như cầy sấy : “Bùng boong. Ái ái ! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất !”
(Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)
Ha ha : tiếng thốt ra biểu thị sự vui mừng, phấn khởi.
Ái ái : tiếng thốt ra khi bị đau đột ngột. b. Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Than ôi : biểu lộ sự đau buồn, thương tiếc.
Tìm hiểu công dụng của thán từ trong những câu sau :
A ! Mẹ đã về !
Ổ hay ! Tôi đã bảo đừng làm thế kia mà !
Này, chiều nay đến nhà tớ học nhé !
Vâng, em cũng không mong gỉ hơn ạ.
ừ, thì đi !
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng :
Dạ, vâng là những thán từ biểu thị thái độ lễ phép của người nói khi đáp lời người đôi thoại. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ăn nói lễ phép với người lớn tuổi hơn mình.
Tìm hiểu ý nghĩa của từ in đậm trong các câu thơ sau :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) Chao ôi ! Mong nhớ ! Ôi mong nhớ,
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
(Chế Lan Viên, Xuân)