Soạn bài Lão Hạc

  • Lão Hạc trang 1
  • Lão Hạc trang 2
  • Lão Hạc trang 3
  • Lão Hạc trang 4
  • Lão Hạc trang 5
  • Lão Hạc trang 6
  • Lão Hạc trang 7
  • Lão Hạc trang 8
  • Lão Hạc trang 9
  • Lão Hạc trang 10
LÃO HẠC
(Trích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Nam Cao (1915 — 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám với những tác phẩm văn xuôi viết về người nông dân nghèo đói và người trí thức nghèo sông mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ, thể hiện một tình cảm nhân đạo sâu sắc. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ông đã hi sinh trong một chuyến công tác vùng địch hậu, để lại một tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.
Tác phẩm chính trước Cách mạng : các truyện ngắn Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc, Một đám cưới..., truyện dài Sống mòn (1944). Tác phẩm chính sau Cách mạng : truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập nhật kí Ỏ rừng (1948)...
Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân nghèo, đăng báo lần đầu năm 1943.
Nhân vật chính của truyện là lão Hạc. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sông cô độc, chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão vẫn quyết không bán đi mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn ; lão giữ cả cho con trai. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sông, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết sô' tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ đặng sau này con trai trở về còn có cái sinh sông. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó “lão chế tạo được món gì, ăn món ấy”. Cuối cụng, lão ăn bả chó để tự tử.
Đoạn trích nằm ở phần cuôĩ của truyện ngắn, kể chuyện lão Hạc sau khi đã dằn lòng bán đi “cậu Vàng” thân thiết. Đây là một đoạn văn đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật.
Đọc - Hiểu văn bản :
1. Nhân vật lão Hạc :
+ Việc bán đi cơn chó vàng không phải là việc dễ dàng đôì với lão Hạc. Lão ngày càng lâm vào tình cảnh túng quẫn. Bản thân đã không nuôi nổi,
lại còn thêm con chó. Bán-đi thì lão lại không nỡ, bởi lão rất yêu thương “cậu Vàng” và quý nó như quý một thứ kỉ vật của đứa con trai. Đứa con trai đi xa, ở nhà chỉ còn con chó để lão tâm sự cho đỡ cô đơn. Nhưng để con chó lại thì không lấy gì nuôi, rồi phải ăn hết vào phần tiền dành dụm cho con trai. Cho nên lão cứ đắn đo, do dự mãi, cứ đem cái ý định bán chó ra nói với ông giáo không biết bao nhiêu lần... Cuối cùng, lão phải dằn lòng bán nó đi. Lão phải chia tay với niềm vui của mình, đó là hành động hi sinh của một người bố giàu lòng yêu thương con.
+ Sau khi bán đi con chó vàng, lão Hạc lại day dứt, ăn năn vì “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Có lẽ ý nghĩ ấy còn làm cho lão Hạc đau khổ hơn cả nỗi buồn khi phải chia tay với con chó. Nỗi đau đớn, xót xa hiện ra trong từng nét mặt, từng cử chỉ, lời nói khi lão Hạc kể lại với ông giáo chuyên bán chó. Lão cô' làm ra vui vẻ nhưng lại cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, rồi “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. Và lời kể chuyện của lão nghe như một lời tự trách mình. Con người nhân hậu ấy chưa bao giờ lừa dô'i ai nên bây giờ đau xót, ân hận vì nỡ đi lừa một con chó.
Từ những tâm trạng trên, ta nhận ra tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha.
+ Tưởng bán đi con chó là hết chuyện, không ngờ lão Hạc lại lặng lẽ đi đến một quyết định khác : tự tử. Trước khi chết, lão cẩn thận thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy. Lão gửi mảnh vườn và ba mươi đồng còn lại nhờ ông giáo giữ hộ. Mảnh vườn để dành giao lại cho con trai khi nó trở về còn có cái để làm ăn. Ba mươi đồng thì để lo liệu khi lão chết, kẻo “để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Những việc làm ấy chứng tỏ lão Hạc là một người cha thương yêu con sâu sắc, một con người có nhân cách cao quý, giàu lòng tự trọng.
Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Nói cho cùng, lão Hạc vẫn còn có thể sông được. Nhưng sông mà phải ăn vào cái vô'n dành dụm cho con trai thì lão không nỡ. Câu chuyện còn hé ra một khả năng : lão Hạc có thể sông bằng cách theo gót Binh Tư làm chuyên bất lương. Nhưng điều ấy hoàn toàn xa lạ với bản chất của một người lương thiện như lão Hạc. Nên cuối cùng lão phải chọn cái chết để giữ trọn tình thương con của một người cha nhân hậu và lòng tự trọng của một con người lương thiện. Chính lòng tự trọng ấy đã khiến lão Hạc ngay trong cảnh đói khổ vẫn từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
Lão Hạc chọn một cách chết thật đau đớn, dữ dội : tự tử bằng ăn bả chó. Dường như đó là một cách lão tự trừng phạt mình vì đã nỡ đi lừa một con chó.
Cái chết đau đớn của lão Hạc tạo nên một sức ám ảnh ghê gớm về số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.
Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích :
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
Ngòi bút xây dựng nhân vật của Nam Cao rất tài tình. Tác giả đã miêu tả thật sinh động tâm lí và tính cách lão Hạc qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ và lời nói của nhân vật.
+ Nghệ thuật kể chuyện :
Câu chuyện được kể bằng giọng kể của nhân vật “tôi” - nhân vật ông giáo trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Nhờ cách kể này, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. Người đọc như được chứng kiến chuyện đang diễn ra của cuộc đời thực, để rồi cùng nhập cuộc, cùng chia sẻ với các nhân vật. Với cách kể này, khi tác giả nhập vai thành nhân vật “tôi” để kể ở ngôi thứ nhất, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, không cần phải tuân theo trật tự không gian và thời gian. Tác giả có thể kết hợp tự nhiên giữa kể với tả và hồi tưởng bộc lộ trữ tình. Nhờ vậy mà tác phẩm có nhiều giọng điệu. Nhà văn có thể vừa tự sự vừa trữ tình, vừa phản ánh hiện thực vừa bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của mình. Có nhiều đoạn trữ tình hòa lẫn với triết lí sâu sắc : “Chao ôi ! Đốì với những người ở quanh ta, nếu ta không cô' tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngóc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Nhà văn xót xa khi nêu lên một sự thực phổ biến trong đời sông, đồng thời cũng khẳng định một thái độ sông, một cách nhìn, một cách ứng xử đầy tinh thần nhân đạo : con người cần phải nhìn đồng loại bằng đôi mắt cảm thông, đôi mắt của tình thương, để nhận ra và trân trọng những điều đáng thương, đáng quý ở họ. Chính “đôi mắt” đó đã giúp cho Nam Cao viết nên những trang văn tràn đầy giá trị nhân đạo. Nam Cao đã chứng minh triết lí trên bằng chính những ý nghĩ của nhân vật ông giáo. Khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó với một giọng mỉa mai, ông giáo ngỡ ngàng : “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”. Vì chưa hiểu ý định của lão Hạc nên ông giáo đã nghi ngờ nhân cách đáng kính của lão. Ý nghĩ đó đẩy tình huôhg truyện lên đỉnh điểm căng thẳng. Nhưng ngay sau đó, cái chết đau đớn của lão Hạc đã khiến cho ông giáo giật mình hiểu ra mà ngẫm nghĩ về cuộc đời : “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Ông giáo không còn buồn vì hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, mà buồn vì những con người đáng thương, đáng kính như lão Hạc lại phải chết thảm.
Qua nhân vật ông giáo, Nam Cao đã bày tỏ tấm lòng thương yêu đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
C. Tổng kết :
Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hộỉ cũ và phẩm chất cao quý
tiềm tàng của họ. Đồng tliời, truyện còn cho thấy tấm lòng yểu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP *
Đề 1 : Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua dó em thấy lão Ịlạc là người như thế nào ?
DÀN Ý
Mở bài :
+ Giới thiệu tác phẩm - nhân vật lão Hạc trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao : hình tượng đặc sắc khó quên trong văn chương hiện thực của Nam Cao.
+ Tâm trạng lão Hạc được mô tả qua ngòi bút phân tích tâm lí đặc sắc của Nam Cao, cho-thấy rõ bi kịch điển hình của người nông dân trước hoàn canh hiện thực khóc liệt những năm bôn mươi của thế kĩ XX.
Thân bài :
Tổng :
+ “Lão Hạc” gắn với đề tài nông dần nghèo trong xã hội cũ, với bi kịch chính là tình trạng bị hủy hoại, xói mòn về nhân cách, bị bần cùng hoá và lưu manh hoá.
+ Tâm trạng lão Hạc khi bán chó là diễn giải một quá trình đấu tranh vật vã để vượt qua áp lực hiện thực, quyết giữ phẩm chất lương thiện của mình.
+ Qua đó cũng hiện lên vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn người nông dân.
Phăn :
Khái quát về cuộc sống của lão Hạc :
+ Nghèo khổ, cô đơn, làm bạn với con chó - cậu Vàng.
+ Tình cảm dành cho cậu Vàng phản chiếu lòng thương yêu của lão với người con trai đi biệt xứ.
+ Lão phải đối mặt với cuộc sống ngày càng khó khăn, đói kém. Việc quyết định bán cậu Vàng là bất đắc dĩ nhưng lão không đủ sức nuôi và cũng không muốn xâm phạm vào món tiền dành dụm được.
Tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó :
+ Đau khổ, ân hận vì trót lừa một con chó
+ Tủi nhục, đau đớn cho kiếp người khôn khổ
+ Quyết bảo vệ mảnh vườn và ngôi nhà, trao gửi niềm tin vào ông giáo, người hiểu và thông cảm với lão.
Cái chết dữ dội của lão Hạc :
+ Sự hiểu nhầm của ông giáo đối với lão Hạc, lão có thể như ai, làm những việc bất lương. Sự thực là lão tự trừng phạt mình sau hành động lừa dối cậu Vàng : tìm đêh cái chết bằng bả chó ; cái chết đau đớn quằn quại như một con chó.
V-
+ Lão tìm đến cái chết như một lối thoát, để giữ mình không bị lôi vào vực thẳm của sự tha hoá nhân cách, ông giáo chứng kiến một sự thực đau đớn tàn nhẫn nhưng đã hiểu được phẩm chất cao quý của lão Hạc.
Hợp :
+ Tác phẩm thể hiện nghệ thuật diễn tả tâm lí đặc sắc, qua đó nhà văn bộc lộ tình cảm gắn bó, hiểu biết và thông cảm với người nông dân nghèo trong xã hội cũ.
+ Bút pháp hiện thực tâm lí là nét đặc sắc, minh chứng tài năng và tấm lòng của Nam Cao.
c. Kết bài :
Đánh giá chung về tác giả - tác phẩm. Giá trị sâu sắc của tình cảm nhân đạo trong những trang viết hiện thực của Nam Cao.
BÀI VIẾT GỢI ý
Lão Hạc của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bốì cảnh đe dọa của nạn đói và cuộc sông cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính - lão Hạc - xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó - cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỉ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia sẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi ! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và dôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt : “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái dầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sông lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo :
“Thì ra toi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua nhũng cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận cua một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người — kiếp chó : “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó đề nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng ! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sông sau những biến cố’, dù cho cô’ “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăn trôi. Kết cục sô’ phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hóa. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về sô’ phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Đề 2 : Thải độ, tình cảm của nhân vật “tôi” (ông giáo) với lão Hạc như thê nào ĩ
BÀI VIẾT GỢI ý
Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao kể về tấh bi kịch của một người nông dân nghèo khổ lương thiện, một người cha suốt đời day dứt vì hạnh phúc tương lai của đứa con. Trong câu chuyên, nhân vật “tôi” - ông giáo - là người dẫn chuyện, người trực tiếp chứng kiến toàn bộ tấn' bi kịch, có thể được xem như một sự hóa thân của Nam Cao. Qua đó, nhà văn bày tỏ thái độ của mình trước những nỗi đau đồng loại.
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh trục chính : bắt đầu từ quyết định bán con chó và kết thúc là cái chết dữ dội, đau đớn của lão Hạc. Nhà văn đã đặt lão Hạc vào cuộc đấu tranh giữa hoàn cảnh và nhân cách, tha hóa và lương thiện. Ông giáo, người hàng xóm gần gũi, người trí thức giàu lòng thương cảm cũng đã cùng chia sẻ bao biến cô’, bao dằn vặt của lão từ đầu đến cuối.
Thoạt dầu, khi nghe lão bày tỏ ý định bán con chó, ông giáo đáp lại chỉ là một thái độ dửng dưng, bởi vì bản thân ông giáo cũng có những nỗi khổ riêng của một người trí thức vỡ mộng, chết mòn về tinh thần. Những suy nghĩ ban đầu là của một người ngoài cuộc, chưa vượt thoát ra những lo toan của chính mình, bởi lẽ việc bán một con chó thì “việc quái gì phải băn
khoăn”. Lúc ấy, tính mạng con người là quan trọng, người bình thường nào cũng đễ dàng có những suy nghĩ như vậy.
Bắt đầu thời điểm để ông giáo tỏ ra .cảm thông với lão là lúc biết được con chó ấy là do con trai lão Hạc mua về chuẩn bị cưới vợ. Con trai lão - nạn nhân của hủ tục thách cưới, cảm thấy rõ cái nhục của người nghèo không có tiền nên bị khinh khi, đã phẫn chí đi đăng kí mộ phu, gửi thân vào chôn “cao su đi dễ khó về...”. Những lời kể có vẻ dông dài ấy cũng để tạo nên môi cảm thông giữa người hàng xóm với ông lão - người cha khôn khổ vì thương con. Giọng văn của Nam Cao đã diễn tả những cảm xúc thông thiết của ông giáo khi hiểu ra mối liên hệ đặc biệt người - chó : “Lão Hạc ơi ! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây”. Bởi cậu Vàng là kỉ niệm duy nhất của người con trai đã đi biệt xứ, nên toàn bộ tình cảm yêu thương lão dành cho con đã chuyển sang cậu Vàng. Dường như tất cả những hành động của lão Hạc- vơi con chó : bắt rận, tắm ao, cho ăn trong bát, gắp thức ăn, trò chuyện ... đã được ông giáo quan sát bằng cái nhìn đầy nâng niu, trân trọng. Nhân vật tôi - hay chính nhà văn đang nhận ra sự cô đơn đang gặm nhấm tâm hồn của người cha tội nghiệp ? Có lẽ cũng như lão Hạc, ông giáo cũng muôn gọi cậu Vàng như gọi một người bạn trung thành, biết an ủi, gần gũi trong những lúc cô đơn. Bởi thế, từ câu nói ban đầu của lão Hạc được ông giáo đón nhận bằng thái độ thờ ơ, đến khi hiểu rõ nguồn cơn tâm sự của lão Hạc, ông giáo đã chia sẻ cảm giác ái ngại đôi với một con người nhân hậu không nỡ bán cbn chó - người bạn. Bởi lẽ hành động ấy đôi với lão Hạc chẳng khác nào một sự phản bội. Nhưng lại không thể không bán vì lão phải đôì mặt với những khó khăn thường nhật trong đời sống con người. Làng mất vè sợi, kiếm tiền khó khăn, một cơn bão phá sạch hoa màu, một trận ốm ..., chừng ấy những biến cố dồn dập khiến lão phải đứng trước một sự lựa chọn : hoặc là giữ lại cậu Vàng để rồi cả hai cùng phải cầm chắc cái chết, hoặc là bán cậu Vàng đi để cầm cự cho qua cơn bĩ cực, hòng mong ngày con trai sẽ về để lão giao lại ngôi nhà và mảnh vườn. Người cha đáng thương ấy ý thức được “Tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”, một suy nghĩ giản đơn nhưng hàm chứa một sự hi sinh cao cả, bản thân lão không hề nghĩ gì cho bản thân trước tình cảnh đói deo đói dắt mà dồn hết tình thương cho đứa con khốn khổ tha hương. Đó cũng là tác nhân quan trọng làm thay đổi hẳn nhận thức của ông giáo về lão Hạc. Từ thương hại một ông lão tội nghiệp chuyển thành niềm kính phục với một người cha hi sinh tất cả vì con.
Ông giáo là người chứng kiến tâm trạng đau lòng của lão Hạc khi già rồi mà còn trót đánh lừa một con chó. Trước những giọt nước mắt của một ông già, khi thấy : “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” đã khiến ông giáo bằng tất cả sự đồng cảm cũng chỉ biết an ủi lão, bùi ngùi cho những
kiếp người cay đấng. Những trang văn đầy nước mắt, đầy tình cảm thương yêư với con người của Nam Cao cũng là khoảnh khắc nhà văn đã hoá thân vào nhân vật của mình để bật lên thành câu hỏi buồn thương : “Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? - Thế thỉ không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?”. Những câu hỏi ấy mang thẽo bao sự bế tắc mòn mỏi của những kiếp người nạn nhân trong cuộc đời cũ.
Không chỉ có vậy, ông giáo còn là người phải chứng kiến nốt cuộc đấu tranh vật vã của một con người lương thiện để giữ mình không rơi vào vực thẳm xấu xa của tội lỗi. Không chỉ nhận lời ủy thác giữ ba sào vườn và ba mươi đồng bạc cho lão Hạc, ông giáo đã làm tất cả trong khả năng của mình nhằm ngầm giúp đỡ lão vượt qua cái đói khi không còn một đồng trong tay. Để rồi, ông giáo lại bất ngờ trước phản ứng xa lạ đến gần như hách dịch của ìão khi không ngửa tay Iihận íìiột sự giúp đỡ nhỏ nhặt nào. Bản thân ông giáo đã ngộ nhận hành động lão Hạc bắt nguồn từ sự tự ái của một người nghèo, để chưng hửng trước những lời Binh Tư thì thầm bên tai : “Hãi ơi lão Hạc, thì ra đến lúc cùng thì lão cũng có thể làm liều như ai hết ...”. Lão Hạc từ một con người đáng kính phút chóc có thể trở thành một kẻ đáng khinh trong suy nghĩ của ông giáo. Cuộc đời quả là đáng buồn...!
Bước ngoặt trong suy nghĩ của ông giáo về cái đáng buồn của cuộc đời lại là lúc chứng kiến tấn bi kịch dữ dội, đau đớn cuối cùng của lão Hạc. Lão tự trừng phạt mình bằng bả chó hay đó chính là lối thoát cuối cùng của lão để chấm dứt một kiếp người cực hơn kiếp chó. Nhà văn đã để cho ông giáo là người cất lên lời ai điếu trong suy nghĩ : “Lão Hạc ơi, lão cứ yên lòng mà nhắm mắt..!’. Nhưng chắc chắn, khoảnh khắc ấy, những người còn sông và bản thân ông giáo sẽ vẫn mãi day dứt trước cái chết của một con người đáng ra phải được hưởng rnột cuộc sống xứng đáng với bản tính hiền lành lương thiện vị tha và tấm lòng của một người cha đáng thương đáng kính. Tấm lòng ông giáo cũng là tình cảm của chính nhà văn với những người nông dân trước Cách mạng.
Đề 3 : Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) : “Chao ôi ! Dối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương [...] cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
GỢIÝ
Cuộc sông tăm tối cùng quẫn của người nông dân là một đề tài nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Cao (1915 - 1951) trước Cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn Lão Hạc (1943) là một trong những truyện ngắn xuất sắc 38
của ông về đề tài này. Chọn lối dẫn truyện từ ngôi thứ nhất, nhà vãn để nhân vật “tôi” phát biểu trực tiếp suy ngẫm của chính ông về đồng loại : “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương [...] cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mắt”. Suy nghĩ ấy cũng là chủ đề của truyện ngắn đặc sắc này, đồng thời cũng thể hiện rõ tư tưởng hiện thực và nhân đạo trong sáng tác của nhà văn trước cách mạng.
Trong hàng loạt những sáng tác của Nam Cao, ta thường gặp những nhân vật lưu manh, những nạn nhân đáng thương của một cuộc sông đầy rẫy những điều xấu xa tàn nhẫn : một Chí Phèo trong truyện ngắn đầu tay, nốĩ tiếp là những Trạch Văn Đoành (Cái móng giò), Trương Rự, Trương Đức (Nửa đêm)... Phải chăng, lão Hạc cũng là sự tiếp nốì của một kẻ bị đẩy đến bờ vực lưu manh hoá ? Quả thật, thoạt nhìn, câu chuyện về lão Hạc sẽ đem đến cho ta hình ảnh của một lão già “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xẩu xa, bỉ ổi” trong con mắt của những người dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại : coi chó như người nhưng lại phản chính con vật trung thành của mình, có của không ăn, lại bàn tính chuyện bất lương với binh Tư...
Nhà văn thông qua nhân vật “tôi” đã lí giải ngọn ngành của bi kịch để chúng ta hiểu và trân trọng một con người đáng thương như lão Hạc - “người lương thiện độc đáo” bên cạnh những số phận đã bị cuộc đời bóp méo nhào nặn trở nên xấu xí dị dạng. Cái chết vật vã đau đớn của lão Hạc là thái độ không chịu khuất phục hoàn cảnh, quyết giữ trọn vẹn bản tính tốt - bản chất lương thiện trước tình cảnh bị dồn vào đường cùng không lôi thoát. Cái nhìn của nhà văn không tránh khỏi bi quan nhưng vẫn sáng một niềm tin vào nhân cách con người, để người đọc cùng chia sẻ tình cảm trân trọng, kính phục nhân cách lão Hạc.
Bức thông điệp của nhà văn qua truyện ngắn này chính là lời kêu gọi thức tỉnh lương tri trước bao số phận phải chịu bất công ngang trái của cuộc đời. Đó cũng là chủ đề chung trong sáng tác về người nông dân nghèo trong xã hội cũ của Nam Cao.
Đề 4 : Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội củ.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, Nam Cao đã thể hiện sinh động tính cách nhân vật qua nhận thức của ông giáo hàng xóm. Ban đầu là tình cảm thân thương, quý trọng của ông giáo đối với ông bạn láng giềng : “Lão Hạc ơi ! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn mỗi mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt.
Già rồi mà ngày củng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn ?...”. Một sự lầm tưởng làm ông giáo xót xa, buồn cho cuộc đời, buồn cho sự tha hóa và thấy như mình bị xúc phạm. “Con người đáng kính ấy bây giờ củng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thèm đáng buồn”. Sự thật được bộc lộ với tất cả vẻ đẹp chân xác : lão Hạc là người lương thiện. Lão dám hỉ sinh cả đời mình vì hạnh phúc của đứa con. Lão là người nhân hậu, thủy chung, bán con chó mà vẫn ân hận là đã phụ bạc, ốm gần chết mà vẫn lo liệu dể khỏi làm phiền đến bà con lối xóm. Ồng giáo xúc dộng như mới phát hiện ra một tăm hồn cao cả, một nhân cách trong sáng ẩn chứa trong một con người bình thường. “Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt”. Vượt lên mọi niềm thông cảm, xót thương, người đọc bị lôi cuốn bởi một sự cảm nhận lớn lao hơn : niềm tin vào phẩm giá những cuộc đời bình thường, những thân phận bé nhỏ, những kiếp sống lầm than, những tâm hồn vượt, lên cách sống bản năng, ý thức được mình “chết trong còn hơn sống đục".
(Nam Cao - GS. Hà Minh Đức)
Những gì Nam Cao muốn nói trong 10 năm cầm bút ngắn ngủi đã gần đủ trong “Lão Hạc” - sống mòn, chết thảm, chết thể xác, chết tinh thần, cái đói, miếng ăn, nước mắt. Không những thế, “Lão Hạc” còn vượt trội. Con người ở đó không chỉ KHÔ mà còn rất ĐẸP. Có thể nói “Chí Phèo” và “Lão Hạc” đều là đinh của ngọn - núi - Nam. - Cao. Chí Phèo, kẻ - lưu - manh - độc - đáo thì Lão Hạc cũng là người - lương - thiện - độc - đáo ! Đọc “Lão Hạc”, tôi bàng hoàng trước BI KỊCH NHẢN CÁCH ! Muốn giữ nó, con người phải hi sinh, đánh đổi. Tố cáo, phê phán guồng máy xã hội sẵn sàng nghiền nát con người (thực dân, phong kiến, hủ tục) chỉ là áo ngoài của “Lão Hạc”. Cứu lấy con người, bảo vệ nhân phẩm trong cơn lũ sẵn sàng cuốn phăng tất cả mới là “gan ruột” của truyện ngắn duy nhất không nằm dưới bóng “Chí
Phèo ...
(Tiếng nói tri âm - Quế Hương - giải Nhất Bình văn)
Trong tác phẩm của Nam Cao, con người sống trong một xã hội thật dữ dằn, cay nghiệt, hoàn cảnh như muốn nghiền nát con người đi, nhưng con người vẫn không chịu khuất phục, vẫn cố ngoi lên để sống, để bộc lộ tính cách, để làm người. Cuộc đấu tranh khi quyết liệt, khi âm thầm của con người với hoàn cảnh và với chính bản thân mình để tìm lối ra, để vươn tới ánh sáng, giữ gìn các giá trị nhân bản ngay trong những hoàn cảnh sống tưởng như không thể nào chịu đựng nổi, niềm tin của tác giả vào thiện căn của con người, khát khao của tác giả về một cuộc sống xứng đáng, lương thiện ; tất cả những điều này làm cho những trang viết của Nam Cao bao giờ củng thấm đượm lan toả sự ấm áp của tình người, của hi vọng, mặc dù nhà
văn đã trình bày sự thật của cuộc sống đến mức trần trụi, không thương tiếc.
(GS. Nguyễn Văn Hạnh)