Soạn bài Nhớ rừng

  • Nhớ rừng trang 1
  • Nhớ rừng trang 2
  • Nhớ rừng trang 3
  • Nhớ rừng trang 4
  • Nhớ rừng trang 5
  • Nhớ rừng trang 6
  • Nhớ rừng trang 7
  • Nhớ rừng trang 8
  • Nhớ rừng trang 9
  • Nhớ rừng trang 10
  • Nhớ rừng trang 11
  • Nhớ rừng trang 12
  • Nhớ rừng trang 13
  • Nhớ rừng trang 14
  • Nhớ rừng trang 15
  • Nhớ rừng trang 16
  • Nhớ rừng trang 17
  • Nhớ rừng trang 18
NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Thế Lữ (1907 - 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932 - 1945) buổi đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn , Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới. Tác phẩm chính : Mấy vần thơ (tập thơ, 1935) ; một số truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn... Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới. Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liên tiếp, vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, bài thơ thể hiện sâu sắc tâm sự u uất của thế hệ thanh niên lúc bấy giờ, đồng thời cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong CỄinh mất nước khi đó. Vì vậy, bài thơ ngay khi vừa ra đời đã có được sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn.
+ Bài thơ được chia thành 5 đoạn :
Đoạn 1 : tâm trạng uất hận, ngao ngán của con hổ trong cảnh tù
hãm.
Đoạn 2 - 3 : niềm thương nhớ quá khứ oanh liệt với cảnh núi rừng hùng vĩ.
Đoạn 4 : cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối, qua mắt nhìn của con hổ.
Đoạn 5 : lời nhắn gửi tha thiết về núi rừng.
Đọc - Hiểu văn bản :
Trong bài thơ có hai cảnh tượng được miêu tả đầy ấh tượng : cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4), cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3).
Đó là hai cảnh tượng hoàn toàn tương phản nhau. Với con hổ, đó là sự tương phản giữa thực tại và dĩ vãng.
Cảnh con hổ trong vườn bách thú
+ Đoạn 1 chủ yếu thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. Từ chỗ là “chúa tể của muôn loài”, là “oai linh” nơi “rừng
thẳm”, nay bị nhốt chặt trong cũi sắt, trở thành “trò lạ mắt”, thành “thứ đồ chơi” của lũ người “ngạo mạn, ngẩn ngơ”, ngang hàng với bọn gấu “dở hơi” và cặp báo “vô tư lự”. Bị giam cầm trong môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt, con hổ vô cùng căm uất “gậm một khối căm hờn” nhưng không có cách nào để thoát được nên đành buông xuôi bất lực và ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua”.
+ Ở đoạn 4, cảnh vườn bách thú, được nhìn dưới con mắt của chúa sơn lâm, hiện ra với tất cả những sự tầm thường và giả dối. Đó là “những cảnh không đời nào thay đổi” đơn điệu và nhàm chán ; là những cảnh giả tạo do bàn tay con người sửa sang, càng cô' “học đòi bắt chước vẻ hoang vu” thì càng lộ rõ sự “tầm thường, giả dối”. Giọng giễu nhại xen lẫn với giọng chán chường khinh miệt thể hiện rõ trong những câu thơ tả cảnh vườn bách thú theo lối liệt kê :
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm Củng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Có thể xem cảnh vườn bách thú dưới mắt con hổ chính là hình ảnh thực tại xã hội được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn khao khát tự do. Càng khao khát tự do và cái cao cả, con người càng ngao ngán, căm uất thực tại tù túng, tầm thường.
Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó
Đoạn 2 và 3 tả tâm trạng nhớ tiếc của con hổ về một “thuở tung hoành hông hách những ngày xưa” nơi “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già”. BỊ giam cầm trong cũi sắt, con hổ đau đáu một nỗi nhớ rừng. Đối với chúa sơn lâm, rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc Tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời Oanh liệt. Nhớ rừng là nhớ tiếc cái Cao cả, cái Chân thực, cái Tự nhiên... Cho nên hình ảnh rừng - con hổ gọi một cách rất trang trọng là cảnh nước non hùng vĩ - đã hiện lên với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường... Đó là cảnh bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội, cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng... Bút pháp tạo hình của Thế Lữ tập trung khắc họa cái phi thường làm nổi bật hình ảnh rừng già “ngàn năm cao cả âm u” đầy hoang vu, bí hiểm và dữ dội oai linh. Bên cạnh đó, còn có những nét bút mềm mại vẽ nên cảnh thơ mộng của rừng thẳm với những đêm vàng bên bờ suối, những bình minh cây xanh nắng gội...
ơ vị trí trung tâm của bức tranh núi rừng hùng vĩ và thơ mộng, hiện lên hình ảnh con hổ với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, vẻ đẹp của chúa sơn lâm, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc chúa tể của muôn loài :
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc Là khiến cho mọi vật đều im hơi Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Khi rừng thiêng thét khúc trường ca dữ dội thì con hổ cũng bước chân lèn trong tư thế dõng dạc, đường hoàng, rồi lượn tấm thân, vờn bóng, và quắc lên ánh mắt thần. Những cầu thơ thật sống động, đầy những động từ, tính từ và những so sánh, ẩn dụ giàu chất tạo hình, đã miêu tả thật chính xác từng động tác của bàn chân, tấm thân và ánh mắt, gợi lên vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa uyển chuyển, mềm mại của chúa sơn lâm.
Đoạn 3 mới là đoạn tuyệt bút của bài thơ, với vẻ đẹp hài hoà và lộng lẫy của một bộ tranh tứ bình. Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên bôn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng, ở vị trí trung tâm là hình ảnh con hổ với tư thế uy nghi và sức mạnh của vị chúa tể chế ngự cả tự nhiên. Đó là cảnh “đêm vàng bên bờ suôi” đẹp lộng lẫy và diễm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” vừa kiêu hùng vừa nghệ sĩ, hào hoa. Đó là cảnh “ngày mưa chuyển bôn phương ngàn” đẹp một cách hùng tráng với hình ảnh vị chúa tể đang “lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” chan hoà ánh nắng, tưng bừng rộn rã tiếng chim ca, nâng giấc ngủ bình yên của chúa sơn lâm. Đó là cảnh “chiều lênh láng máu sau rừng” đẹp dữ dội với con hổ đang đợi mặt trời chết để chiếm lấy riêng phần bí mật của vũ trụ. “Chết mảnh mặt trời” là một cách nói mới mẻ và giàu sức gợi cảm. sắc đỏ của ánh tà dương trở thành máu của mặt trời đang hấp hối, nhuộm đỏ cả không gian sau rừng. Vầng thái dương vĩ đại của vũ trụ chỉ là một mảnh bé nhỏ trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm. Trước hình ảnh mặt trời đang hấp hối vô cùng thảm hại, tầm vóc của chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ, bao trùm cả vũ trụ. Bốn bức tranh cùng vẽ về một con hổ với những phông cảnh và tư thế khác nhau, đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuôi, uất hận, là bôn câu hỏi mà giọng điệu cứ tăng tiến dần. “Nào đâu...” là tiếng than ngậm ngùi tiếc nuôi mở đầu dòng hoài niệm. Đến những câu hỏi tiếp theo “Đâu...”, “Đâu...”, nuôi tiếc đã nhuốm đầy đau đớn. Và đặc biệt là câu hỏi cuối cùng, kéo dài đến ba dòng thơ, đã là lời chất vấn dữ dội tìm về một dĩ vãng huy hoàng. Nhưng dĩ vãng có bao giờ trở lại, càng nhớ tiếc lại càng xót đau. Giấc mơ huy hoàng cuối cùng khép lại trong tiếng than tràn đầy u uất :
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu !
Làm nổi bật sự đôi lập, tương phản của hai cảnh tượng, hai thế giới, nhà thơ đã thể hiện nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn - con hổ bị giam cầm trong cũi sắt, ngao ngán, căm uất vì phải sông trong cảnh tù túng tầm thường, da diết nhớ thời oanh liệt nơi núi rùng hùng vĩ. Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Con người phải sống trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm”, cũng “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”, cũng tiếc nhớ khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc, và khao khát được tự do, trở về với “nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa”. Bài thơ của Thế Lữ đã nói hộ nỗi niềm của nhiều người. Vì vậy, bài thơ vừa ra đời đã được công chúng say sưa đón nhận.
Sức hấp dẫn của bài thơ còn ở những giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó, những giá trị tiêu biểu cho Thơ mới ở giai đoạn đầu.
+ Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn với mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. Chính cảm hứng lãng mạn này đã sản sinh ra những hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng, đặc biệt là những chi tiết miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng của núi rừng.
+ Bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng làm nên nội dung sâu sắc của tác phẩm. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn hình thức “mượn lời con hổ ở vườn bách thú”. Hình tượng con hổ - chúa sơn lâm - bị giam cầm trong cũi sắt là biểu tượng của người anh hùng bị thất thế sa cơ mang tâm sự u uất đầy bi tráng. Cảnh rừng già hoang vu - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, khoáng đạt, thế giới của tự do, tương phản với hình ảnh chiếc cũi sắt nơi vườn bách thú là biểu tượng của cuộc sông tù hãm, chật hẹp. Với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ dễ nói lên tâm sự của mình một cách kín đáo và sâu sắc.
+ Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. Sức mạnh chi phối ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ xét cho cùng vẫn là sức mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt. Bài thơ đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt (có câu ngắt nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài). Giọng thơ khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc.
c. Tổng kết :
Bằng những vần tha tràn đầy cảm xúc lãng mạn, bằng việc mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, bài Nhớ rừng đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và niềm khát khao tự do mãnh liệt, từ đó gợi lên lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề 1 : Phăn tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ.
DÀN Ý
Mở bài : giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ.
+ Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được viết năm 1934, in trong tập Mấy vần thơ (1935). Nhớ rừng là một trong những bài thơ vào hàng kiệt tác của Thế Lữ và của cả phong trào Thơ mới.
+ Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Mượn lời con hổ bị nhô't ở vườn bách thú, tác giả diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người những ngày nô lệ.
Thân bài :
Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú :
+ Niềm căm uất “gậm một khôi căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua” (đoạn 1).
+ Tâm trạng chán chường và thái độ khinh miệt trước sự tầm thường, giả dốì ở vườn bách thú (đoạn 4).
Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ (đoạn 2,3 và 5) :
+ Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường.
+ Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hông hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền của chúa sợn lâm.
c. Kết bài .
+ Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy : họ chán ghét cảnh sông tù túng, tầm thường của thực tại nô lệ và khao khát tự do.
+ Tâm trạng ấy đã làm nên giá trị và sức sông lâu bền của bài thơ.
BÀI VIẾT GỢI ý
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối
Đó là hai cáu thơ của Xuân Diệu - “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” - cực tả tâm trạng của một cái tôi cô đơn bế tắc trong thời mất nước. Tâm trạng ấy cũng đã từng thấp thoáng trong câu thơ “Con nai vàng ngơ ngác - Đạp trên lá vàng khô” {.Tiếng thu - Lưu Trọng Lư). Hình ảnh con nai ngơ ngác tội nghiệp mang theo nỗi niềm của cả một thế hệ trí thức trẻ không tìm ra hướng đi giữa cuộc đời nô lệ. Thể hiện được nét tâm trạng phổ biến ấy của thời đại chính là một trong những giá trị đặc sắc của Thơ mới 1932-1945. Ngay từ những ngày đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ trong bài thơ Nhớ rừng (1934) đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú để diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người trong những ngày mất nước.
Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nliớ rừng là một bài thơ trữ tình, xuyên suốt tác phẩm là tâm trạng “nhớ rừng” của con hổ bị giam cầm.
Mở đầu bài thơ là hình tượng con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú :
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn nga Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi Chịu ngang bầy cùng bọn thú dở hơi Với cặp báo chuồng bển vô tư lự
Thực tại là cũi sắt, là cảnh giam cầm, tù hãm. Trong tư thế “nằm dài trông ngày tháng dần qua” buông xuôi bất lực của con hổ, chất chứa bao nhiêu nỗi niềm. Có nỗi căm hờn, có niềm nhục nhằn chua xót ... Đó là nỗi niềm tất yếu của “hùm thiêng khi đã sa cơ...”. Con hổ - chúa sơn lâm - vốn là oai linh nơi rừng thẳm nhưng “nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm”. Cảnh giam cầm, thân phận nô lệ chính là một nỗi nhục. Nhục, bởi vì mình không còn được là mình nữa ! Nhục, bởi vì xưa là oai linh rừng thẳm, mà nay chỉ là trò lạ mắt, là thứ đồ chơi để mua vui cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ ; xưa là chúa tể muôn loài giữa chốn sơn lâm mà nay phải chịu ngang bầy cùng bọn thú dở hơi, cùng cặp báo vô tư lự nhởn nhơ trong cũi sắt. Thật cay đắng khi con hổ bị buộc phải tồn tại giữa những gì mà nó khinh miệt ! Cay đắng, nhục nhằn chất chứa qua ngày tháng trở thành khối căm hờn. Tản Đà từng viết “Sầu không có mối, chém sao cho đứt ; sầu không có khối, đập sao cho tan...”. Nỗi niềm trong lòng vòn vô hình vô tướng. Nhưng trong tâm trạng của con hổ, nỗi căm hờn đã thành hình, thành khối. Động từ “gậm” càng làm cụ thể hóa tâm trạng. “Gậm” đâu chỉ là “gặm”, mà còn là “ngậm” (ngậm đắng nuốt cay). “Gậm một khôi căm hờn”, con hổ đã nghiền ngẫm, thấm thìa nỗi cay đắng của thân tù hãm và nung nấu hờn căm, u uất :
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Khinh miệt lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ, khinh miệt bọn thú dở hơi và cặp báo chuồng bên vô tư lự, con hổ khinh ghét cả cảnh vật xung quanh nó :
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối :
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng ;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém ;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Củng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Cũng cỏ cây, hoa lá, suối nước, mô gò..., nhưng tất cả đều là giả tạo, tầm thường. Càng đáng ghét hơn khi những cái tầm thường ấy lại cô' “học đòi bắt chước vẻ hoang vu”, “bí hiểm” “của chôn ngàn năm cao cả, âm u”.
Giữa cảnh sông tù túng, tầm thường ở vườn bách thú, con hổ đau đáu một nỗi “nhớ rừng” :
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi Với khi thét khúc trường ca dữ dội...
Thời gian của hoài niệm là “thuở tung hoành hông hách những ngày xưa”, tương phản với thân tù hãm của hiện tại. Không gian của hoài niệm là “cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già” hoàn toàn đôĩ lập với “cảnh sửa sang, tầm thường, giả đối” ở vườn bách thú. Biện pháp liệt kê kết hợp với điệp từ “với” và thủ pháp phóng đại đã mở ra đến bất tận vẻ đẹp hào hùng, dữ dội của chôn rừng thiêng. Trong khung cảnh oai linh và giai điệu hùng tráng của núi rừng, hiện ra bóng dáng đẹp đẽ và oai hùng của chúa sơn lâm :
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc Là khiến cho mọi vật đều im hơi Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi Đoạn thơ như một cuốn phim chiếu chậm đặc tả từ bước chân oai vệ,
chuyển động mạnh mẽ và mềm mại của thân hình cho đến ánh mắt dữ dội của con hổ. Tất cả đều toát ra sức mạnh và quyền uy tuyệt đô'i của vị chúa tể. Có nhiều hình ảnh giàu ấn tượng. Tấm thân của chúa rừng được so sánh với sóng biển là một liên tưởng đẹp và độc đáo, làm nổi bật vẻ đẹp và sức
mạnh của tự nhiên. Động từ “quắc” cực tả ánh mắt dữ dội, đủ sức ngự trị cả muôn loài giữa chôn thảo hoa không tên không tuổi.
Chính vì quá khứ đẹp như thế nên con hổ da diết một nỗi nhớ tiếc. Trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút tài hoe. của Thế Lữ tiếp tục mở ra dòng hoài niệm của con hổ :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi dứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Ị Đâu những chiều lềnh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
Chín dòng thơ là bốn câu hỏi tu từ nặng trĩu nhớ thương những hình ảnh, những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất của quá khứ. Chín dòng thơ cũng tạo nên một bộ tứ bình. Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng, ở vị trí trung tâm là hình ảnh con hổ với tư thế uy nghi và sức mạnh của vị chúa tể chế ngự cả tự nhiên, vẻ đẹp của núi rừng hiện ra trong nhiều không gian, thời gian với những hình ảnh, màu sắc và âm thanh vô cùng đa dạng.
Bức tranh thứ nhất là cảnh “đêm vàng bên bờ suối” đẹp lộng lẫy và diễm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng uống ảnh trăng tan” vừa kiêu hùng vừa nghệ sĩ, hào hoa.
Bức tranh thứ hai là cảnh “ngày mưa chuyển bôn phương ngàn” đẹp một cách hùng tráng với hình ảnh vị chúa tể đang “lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”.
Bức tranh thứ ba là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” chan hoà ánh nắng, tưng bừng rộn rã tiếng chim ca, nâng giấc ngủ bình yên của chúa sơn lâm.
Và bức tranh cuối cùng là cảnh “chiều lênh láng máu sau rừng” đẹp dữ dội với con hổ đang đợi mặt trời chết để chiếm lẩy riêng phần bí mật của vũ trụ. “Chết mảnh mặt trời” là một cách nói mới mẻ và giàu sức gợi cảm. sắc đỏ của ánh tà dương trở thành máu của mặt trời đang hấp hối, nhuộm đỏ cả không gian sau rừng, vầng thái dương vĩ đại của vũ trụ chĩ là một mảnh bé nhỏ trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm. Trước hình ảnh mặt trời đang hấp hôi vô cùng thảm hại, tầm vóc của chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ, bao trùm cả vũ trụ.
Bôn bức tranh cùng vẽ về một con hổ với những phông cảnh và tư thế khác nhau, đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa sơn lâm.
Bôn bức tranh là bôn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuôi, uất hận, là bốn câu hỏi mà giọng điệu cứ tăng tiến dần. “Nào đâu...” là tiếng than ngậm ngùi tiếc nuối mở đầu dòng hoài niệm. Đến những câu hỏi tiếp theo “Đâu...”, “Đâu...”, nuốỉ tiếc đã nhuốm đầy đau đớn. Và đặc biệt là câu hỏi cuối cùng, kéo dài đến ba dòng thơ, đã là lời chất vấn dữ dội tìm về một dĩ vâng huy hoàng. Nhưng dĩ vãng có bao giờ trở lại, càng nhớ tiếc lại càng xót đau. Giấc mơ huy hoàng cuối cùng khép lại trong tiếng than tràn đầy u uất :	f
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Làm nổi bật sự đối lập, tương phản của hai cảnh tượng, hai thế giới, nhà thơ đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn - con hổ bị giam cầm trong cũi sắt, ngao ngán, căm uất vì phải sông trong cảnh tù túng tầm thường, da diết nhớ thời oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ. Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Con người phải sông trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm”, cũng “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”, cũng tiếc nhớ khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc, và khao khát được tự do, trở về với “nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa”. Nhưng, ngay trong niềm khao khát ấy dường như đã chới với một nỗi tuyệt vọng : “Nơi ta không còn được thấy bao giờ !”
Bài thơ của Thế Lữ, thông qua tâm trạng của con hổ, đã nói hộ nỗi niềm của nhiều người dân Việt Nam thuở ấy. Vì vậy, bài thơ vừa ra đời đã được công chúng say sưa đón nhận, và cho đến hôm nay, vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn.
Đề 2 : Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rừng”, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tường điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” (Thi nhăn Việt Nam).
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Qua bài thơ “Nhớ rừng”, hãy chứng minh.
DÀN Ý
Mở bài :
+ Giới thiệu thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng.
+ Dẫn ý kiêh nhận xét của Hoài Thanh.
Thân bài :
1. Giải thích (em hiểu như thế nào về ý kiêh trên ?) :
Ý kiến của Hoài Thanh nhằm nói đến tài năng của Thế Lữ trong việc sử
dụng ngôn ngữ thơ tiếng Việt.
2. Chứng minh (qua bài thơ Nhớ rừng) :
Ngôn từ phong phú, giàu tính tạo hình và sức biểu cảm, biểu hiện qua : + Việc miêu tả hình tượng con hể bị giam cầm ở vườn bách thú.
+ Việc miêu tả hình tượng con hổ giữa chôn nước non hùng vĩ trong niềm nhớ tiếc.
(đây là ý trọng tâm của bài làm)
Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, âm điệu dồi dào, biểu hiện qua :
+ Thể thơ và cách gieo vần, phối thanh đầy sáng tạo.
+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, có câu ngắt nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài. + Giọng thơ đa thanh, khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết,
hùng tráng, song tất cả vẫụ nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc.
Sức mạnh chi phối ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ xét cho cùng vẫn là sức mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt.
c. Kết bài :
+ Bắi thơ Nhớ rừng đã thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thế Lữ và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt.
+ Với ý nghĩa ấy, Nhá rừng và nhiều bài thơ khác của Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới.
BÀI VIẾT GỢI ý
Sau năm 1930, văn học Việt Nam chứng kiến một cuộc đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc của thơ ca. Thơ mới ra đời, khẳng định sự đoạn tuyệt với nền thơ cũ. Thơ mới, trước hết là mới ở hình thức của thơ, mà đặc biệt là ở ngôn ngữ thơ. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ - nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới — như sau : “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” (Thi nhân Việt Nam).
Hoài Thanh đã dùng một cách nói đầy hình ảnh để ca ngợi tài nàng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của Thế Lữ trong sáng tạo thơ ca. Thế Lữ đã “điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”, bằng “một sức mạnh phi thường”.
Văn học, trước hết là nghệ thuật của ngôn từ. Và không ở đâu bằng trong thơ, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ thơ vừa là tiếng nói chân thực giàu có của đời sông hiện thực, vừa là tiếng nói của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Ngôn ngữ thơ là sự biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ Thế Lữ đã có được tất cả những vẻ đẹp ấy. Ở bài thơ Nhớ rừng, nhà thơ đã vận dụng ngôn từ tiếng Việt một cách tài
tình để khắc họa tâm trạng của con hổ bị giam cầm trong cũi sắt, qua đó diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
Trước tiên, có thể thấy ngôn từ của Nhớ rừng vô cùng phong phú, giàu tính tạo hình và sức biểu cảm. Thế Lữ đã xây dựng hai cảnh tượng tương phản : cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhô't, và cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa. Cả hai cảnh đều được miêu tả đầy ấn tượng.
Trong cảnh con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú, nhà thơ tập trung khắc họa hoàn cảnh, thân phận và tâm trạng ngao ngán, uất hận của con hổ. Câu thơ mở đầu bài thơ thật giản dị mà cô đọng, diễn tả đầy đủ ý nghĩa của cả đoạn thơ :
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Thế Lữ không đùng từ “gặm” (nếu là gặm thì có vẻ “ngon lành” quá ?), cũng không dùng từ “ngậm” (có vẻ nhẫn nhục quá chăng ?). Từ “gậm” không phải là cách nói phổ biến trong tiếng Việt, nhưng trong vãn cảnh này, nó đã thể hiện đúng tâm trạng của con hổ. Từ “gậm” mang trong nó cái ý nghĩa thấm thìa của sự đau khổ, cay đắng, chua xót và nung nấu căm hờn. “Khối căm hờn” là một cách nói hình ảnh, bắt nỗi căm hờn vốn vô hình phải hiện ra thành hình, thành khôi, có tác dụng cụ thể hóa nỗi niềm của con hổ. Như để cắt nghĩa cho “khối căm hờn” ấy, tác giả đã dùng cả một hệ thống từ ngữ để dựng nên một đôi lập đầy bi kịch : một bên là con hổ - oai linh rừng thẳm ; một bên là cũi sắt, lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ, bọn thú dở hơi, cặp báo vô tư lự và những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối... Trong đoạn thơ thứ nhất và thứ tư, ngôn ngữ thơ chủ yếu là tả thực, miêu tả hoàn cảnh thực tại của thân tù hãm và nỗi ngao ngán, chán chường, uất hận của con hổ.
Đặc sắc nhất của bài thơ vẫn là đoạn thơ thứ hai và thứ ba, tả tâm trạng nhớ tiếc của con hổ về một “thuở tung hoành hông hách những ngày xưa” nơi “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già”. Bị giam cầm trong cũi sắt, con hổ đau đáu một nỗi nhớ rừng. Đôi với chúa sơn lâm, rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc Tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời Oanh liệt. Nhớ rừng là nhớ tiếc cái Cao cả, cái Chân thực, cái Tự nhiên... Cho nên hình ảnh rừng - con hổ gọi một cách rất trang trọng là cảnh nước non hùng vĩ - đã hiện lên với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường... Đó là cảnh bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội, cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng... Bút pháp tạo hình của Thế Lữ tập trung khắc họa cái phi thường làm nổi bật hình ảnh rừng già “ngàn năm cao cả âm u” đầy hoang vu, bí hiểm và dữ dội oai linh. Bên cạnh đó, còn có những nét bút mềm mại vẽ nên cảnh thơ mộng của rừng thẳm với những đêm vàng bển bờ suối, những bình minh cây xanh nắng gội...
Ngòi bút tài hoa của Thế Lữ đã khắc họa, ở vị trí trung tâm của bức tranh núi rừng hùng vĩ và thơ mộng, hình ảnh con hổ với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, vẻ đẹp của chúa sơn lâm, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc chúa tể của muôn loài :
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tắm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Khi rừng thiêng thét khúc trường ca dữ dội thì con hể cũng bước chân lèn trong tư thế dõng dạc, đường hoàng, rồi lượn tẩm thân, vờn bóng, và quắc lên ánh mắt thần. Những câu thơ thật sông động, đầy những động từ, tính từ và những so sánh, ẩn dụ giàu chất tạo hình, đã miêu tả thật chính xác từng động tác của bàn chân, tấm thân và ánh mắt, gợi lên vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa uyển chuyển, mềm mại của chúa sơn lâm.
Đoạn 3 mới là đoạn tuyệt bút của bài thơ, với vẻ đẹp hài hòa và lộng lẫy của một bộ tranh tứ bình, bộc lộ hết khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt. Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên bôn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng, ở vị trí trung tâm là hình ảnh con hổ với tư thế uy nghi và sức mạnh của vị chúa tể chế ngự cả tự nhiên. Có cảnh sáng xanh, chiều đỏ, đêm vàng. Có cảnh mưa núi mịt mờ, có cảnh rừng xanh chan hòa ánh nắng... Ân tượng nhất là cảnh “chiều lênh láng máu sau rừng” đẹp dữ dội với con hổ đang đợi mặt trời chết để chiếm lấy riêng phần bí mật của vũ trụ. “Chết mảnh mặt trời” là một cách nói mới mẻ và giàu sức gợi cảm. sắc đỏ của ánh tà dương trở thành máu của mặt trời đang hấp hốỉ, nhuộm đỏ cả không gian sau rừng, vầng thái dương vĩ đại của vũ trụ chỉ là một mảnh bé nhỏ trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm. Trước hình ảnh mặt trời đang hấp hối vô cùng thảm hại, tầm vóc của chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ, bao trùm cả vũ trụ. Bôn bức tranh cùng vẽ về một con hổ với những phông cảnh và tư thế khác nhau, đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, uất‘hận, là bôn câu hỏi mà giọng điệu cứ tăng tiến dần. “Nào đâu...” là tiêhg than ngậm ngùi tiếc nuôi mở đầu dòng hoài niệm. Đến những câu hỏi tiếp theo “Đâu...”, “Đâư..”, nuôi tiếc đã nhuốm đầy đau đớn. Và đặc biệt là câu hỏi cuôì cùng, kéo dài đến ba dòng thơ, đã là lời chất vấn dữ dội tìm về một dĩ vãng huy hoàng. Nhưng dĩ vãng có bao giờ trở lại, càng nhớ tiếc lại càng xót đau. Giấc mơ huy hoàng cuối cùng khép lại trong tiếng than tràn đầy u uất :
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Bên cạnh tính tạo hình và sức biểu cảm phong phú, ngôn ngữ của Nhớ rừng còn rất giàu nhạc tính. Nói như Hoài Thanh, “thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ sô' câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tấu, âm thanh...”.
Âm điệu của Nhớ rừng rất dồi dào và mới mẻ. Thơ tám chữ đã có trong thơ ca truyền thông ở thể hát nói, nhưng phải đến Nhớ rừng mới được cô' định với tư cách là một thể thơ. Nhớ rừng là một bài thơ tám chữ, có câu trải dài đến mười chữ “Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”. Bô' cục khá lạ : bài thơ gồm năm khổ, sò' câu trong mỗi khổ không đều nhau : khổ thứ nhất tám câu, khổ hai có mười hai câu, khổ thứ ba có mười câu, khổ thứ tư có chín câu, và khổ cuô'i có tám câu. Rõ ràng sự phân bô' sô' câu thơ trong các khổ không theo một quy luật nào cả, mà chỉ tuân theo quy luật của cảm xúc : nỗi “nhớ rừng” và niềm khao khát tự do mãnh liệt đã kéo dài khổ thứ hai và khổ thứ ba. Mạch cảm xúc sôi nổi và mãnh liệt chi phô'i cả cách gieo vần và phối thanh : bài thơ gieo vần liên tiếp, cứ hai câu vần bằng lại đến hai câu vần trắc. Có chỗ vần của câu cuối khổ trên tràn xuống bắt vần với câu đầu khổ dưới, chẳng hạn :
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi Nào đâu những đêm vàng bển bờ suối
Và :
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Cách gieo vần ấy buộc phải đọc liền mạch để không làm đứt đoạn dòng cảm xúc.
Làm nên nhạc của bài thơ, còn do cách ngắt nhịp. Nhớ rừng có cách ngắt nhịp rất linh hoạt, thường là nhịp 3/5 và 4/4, nhưng nhiều khi cũng thay đổi cách ngắt nhịp, tạo nên nhạc điệu của cảm xúc. Có câu ngắt nhịp rất ngắn : câu Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng với cách ngắt nhịp 2/2 như xé vụn câu thơ, tạo nên giọng chì chiết bực dọc của con hổ trước những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối. Những câu thơ trải dài ở khổ thứ hai và khổ thứ ba tạo nên giọng điệu hùng tráng, say sưa và tha thiết, thể hiện niềm tiếc nhớ của con hổ về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” nơi “nước non hùng vĩ”. Khép lại hai khổ thơ này là câu thơ “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”. Câu thơ ngắt nhịp 2/6, có đến bảy thanh bằng, tạo giọng điệu buồn thương, u uất và ngậm ngùi tiếc nhớ.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, mang theo những rung động chân thành của trái tim. Sức mạnh của ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ Nhớ rừng xét cho cùng vẫn là sức mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt. Nếu tâm hồn của nhà thơ không thấm thìa nỗi chán chường cảnh sông tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do thì không thể viết được những câu thơ đầy ma lực quyến rũ như vậy !
Với những đặc sắc nghệ thuật vừa nói trên, Nhớ rừng là bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thế Lữ và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt. Cùng với nhiều bài thơ khác của Thế Lữ, Nhớ rừng đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới.
Tư LIỆU THAM KHẢO
Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn bách thú. Đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. Ông đã thấm thìa sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gậm nhấm một khôi căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kì vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn íâm.
Mốì bi kịch thân ở nơi tù, hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kì vĩ đắm say. Ki vĩ vì thâm nghiêm bóng cả cây già ; kì vĩ vì dữ dội oai hùng với các từ gào, hét, thét, dữ dội ; kì vĩ vì hoang vu bí ẩn : hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.
Trong cảnh núi rừng kì vĩ đó hiện lên hình ảnh oai linh của chúa sơn lâm. Trọng tâm của bức tranh rừng này là con hổ. Nhưng trước khi để hổ hiện ra, Thế Lữ đã dựng cảnh để gợi không khí oai hùng, kinh sợ. Vào đúng lúc tiếng gió gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Đầu tiên, chỉ thấy bàn chân, một bước chân dõng dạc đường hoàng. Câu thơ như đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý của khán giả. Sau bàn chân là tấm thân, xuất hiện rất từ tốn nên càng oai hùng, to lớn. Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ, một sự mềm mại tích chứa sức mạnh :
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Cách miêu tả từng động tác, lại là những động tác có chọn lựa của bàn chân, tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sức chế ngự của mãnh thú trước phong cảnh. Mấy câu thơ sau đã hoàn tất nốt bức chân dung chúa sơn lâm. Cái oai của chúa rừng còn chế ngự cả cảnh vật khi chúa đã đi qua khiến cho mọi vật đều im hơi. Câu nói kiêu hãnh của loài hổ không có gì quá đáng :
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Chỉ một đoạn thơ này đã đủ nói cái quá khứ oai hùng, giang sơn nhất khoảnh của chúa rừng. Thế Lữ còn dư sức bút, một đoạn nữa, cũng chủ ý ấy nhưng chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú. Óc tưởng tượng của nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới thật phong phú, từ chi tiết thực của đời thú, ông đã dựng được chân dung, tâm hồn của vị chúa tể ... Có bôn cảnh : đêm trăng - ngày mưa - sáng xanh - chiều đỏ. Bức tứ bình này (Thế Lữ cũng là hoạ sĩ đã từng học Cao đẳng Mĩ thuật) ít chi tiết, nhưng nét đậm rõ, màu lên từng mảng lớn, trong cảnh có cả âm thanh khi tưng bừng tươi sáng, khi câm lặng bí ẩn. Bút pháp tả cảnh ở đây hiếm thấy trong thơ Việt Nam. vẫn là tả tập tính của thú nhưng sức gợi của câu thơ rộng xa, giúp người đọc thấy cái hồn của cảnh và “tâm trạng” con thú :
Nào đâu những đèm vàng hên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Sự im lặng thiêng liêng có chút ghê rợn nhưng thật kì ảo quyến rũ : bên suối trăng một mãnh thú uống nước, rình mồi.
Tác giả nâng uy quyền của chúa rừng bằng cách để hắn đốì diện với thiên nhiên, tạo hóa trong cả bôn bức tranh đó - đốì diện với trăng, với mưa, với bình minh, vái hoàng hôn. Và ở cả bôn khung cảnh, con hổ đều ở thế chế ngự - chú ý các động từ hoạt động của hổ trong bôn cảnh : say mồi, đứng uống, lặng ngắm giang san, đợi mặt trời chết, đề chiếm lấy...
Đẹp nhất, dữ dội, bi tráng nhất là cảnh hoàng hôn. Bức tranh rực rỡ trong gam đỏ : đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Tác giả dùng chữ “mảnh” để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hôi gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tôi chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, gần như sự bất tử. Từ trên đỉnh cao huy hoàng của hồi tưởng, hổ đã sực tỉnh cái thân tù :
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Lời than có sức lay động và ngân vang do sự tương phản ấy. Hùm thiêng khi đã sa cơ... Bản thân sự hồi tưởng này đã cụ thể hóa cảnh ngộ của câu thơ “Gậm một khôi căm hờn trong cũi sắt”. Mỗi lần hồi tưởng là một lần ý thức thêm sự bất lực, là một lần gậm nhấm thất bại.
Nhiều người đã bình luận có lí về ý nghĩa xã hội của bài thơ : Hổ trong cũi sắt nhớ tự do là biểu tượng cho tình cảm của người dân Việt mất nước. Bài thơ có ý nghĩa thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí tự tôn dân tộc một cách kín đáo. Tuy nhiên, nếu chỉ thấy ý nghĩa đó, chúng ta chưa thấy hết bài thơ và cũng rất nên đề phòng trường hợp khi đi vào ý nghĩa xã hội, ta dễ sa vào bình tán mà tách dần khỏi hình tượng thẩm mĩ vôh. có của bài thơ. Đoạn cuối bài thơ không xuất sắc bằng các đọạn trên, nhưng lại bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng của bài thơ qua tâm sự chúa sơn lâm :
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối :
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng ;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém ;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng, nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên là phải chấp nhận cái tầm thường. Hổ nhớ rừng không chỉ là nhớ tự do mà còn là (...) nhớ cái cao cả, cái chân thực, cái tự nhiên. Tới đây, chúng ta gặp thuộc tính của chủ nghĩa lãng mạn : vươn tới cái phi thường, cao hơn cuộc sống hàng ngày buồn tẻ, đơn điệu, bé nhỏ trong tầm tay trần tục của con người : hoa chăm, cỏ xén, lọi phẳng, cây trồng. Xuân Diệu thuở ấy từng mơ ước :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Đây không phải chỗ để luận cái đúng sai của nhân sinh quan này, chỉ xin nói tới nó như một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn. Thế Lữ cũng thường say đắm những cảnh siêu phàm, những tương phản rất xa nhau của thiên nhiên :
Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay
Thơ Thế Lữ, do vậy, nhiều lần đắm vào cảnh tiên. Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trở về với cái kì vĩ, siêu phàm, không chung sông được với cái tầm thường, thấp kém, giả tạo. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, tuy rằng mang nỗi khát khao ấy trong minh là đã mang sẵn niềm thất vọng, vì cái phi thường của các nhà thơ lãng mạn cũng là cái phi thực. Vả lại, siêu phàm cũng dễ đồng nghĩa với cô đơn. Hãy đọc Xuân Diệu :
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (...) Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!
(Hy Mã Lạp Sơn)
__	Ịy
Nỗi lòng của Hy Mã Lạp Sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của 128
bài thơ và cũng làm mờ đi quy luật thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lí do nhỏ nữa : tự do của con hổ là tự do của một ông chúa, Ta biết ta chúa tể cả muôn loài, khát khao tự do của hổ, qua một loạt hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khao khát tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên con hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thông nhất của hình tượng.
(Vũ Quần Phương)
...Bút pháp tạo hình của Thế Lữ ở đây chủ yếu thể hiện trong việc khắc họa cái phi thường. Và để làm sắc nét điều ấy, thi sĩ đã tạo ra sự tương phản nhất quán và nhuần nhuyễn giữa cái Phi Thường và cái Tầm Thường. Chúa sơn lâm được đặt ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua con mắt của loài mãnh thú này, vì thế mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đô'i diện với Hổ, con người cũng chỉ là “lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ” với “mắt bé” dám “diễu oai linh rừng thẳm”. Bọn gấu thì “dở hơi”, cặp báo chỉ là loài ươn hèn nô lệ, hời hợt “vô tư lự’. Cái thế giới rừng già bên chúa sơn lâm thảm hại đã đành. Mà ngay cả bao tạo vật, cảnh trí lớn lao trong vũ trụ cũng trở nên tầm thường vô nghĩa. Bằng cách tương phản như thế, hình ảnh chúa sơn lâm trở nên kì vĩ ! “Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi ; Với khi thét khúc trường ca dữ dội ; Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng ; Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”..., con mãnh thú mởi chỉ là chúa tể muôn loài trong xứ sở của mình, giữa chôn rừng núi. Nhưng đến bộ tranh tứ bình này, thì nó đã trở thành chúa tể cả vũ trụ :
Nào đâu những đêm vàng bền bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phưcmg ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu nliững chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
Chẳng phải đây là đoạn tuyệt bút nhất của Nhớ rừng hay sao ?
Thực ra “tứ bình” là một lôi tạo hình quen thuộc từ cổ điển. Người xưa thường khái quát hiện thực vào bộ tứ bình. Cho nên tứ bình là một cấu trúc, một chỉnh thể, một thế giới. Thời gian thì xuân - hạ - thu - đông, thảo mộc thì tùng - trúc - cúc - mai. Nghề nghiệp thì ngư - tiều - canh - mục... Tâm trạng nhớ chồng của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm cũng diễn thành cảnh “Trông bốn bề” ; tâm trạng nhớ nhung, buồn nản, hãi hùng của Kiều trước lầu Ngưng Bích cũng diễn thành tứ bình với cái điệp khúc “Buồn trông..”. Rồi sau này trong Việt Bắc, Tố Hữu cũng diễn tả Việt Bắc qua bôn 129
mùa thành bộ tứ bình lộng lẫy như thế. Vậy nên, dùng tứ bình chưa phải là điều thật mới, thật riêng. Điều đáng nói là bốn bức tranh trong bộ tứ bình này đều là bốn bức tự hoạ của cùng một con Hổ, nó đã khái quát trọn vẹn về cái thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bôn bức tranh là bôn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, uất hận, bốn câu hỏi mà giọng điệu ngày một tăng tiếng dữ dằn, mà đáng kể hơn cả là bức thứ nhất và bức thứ tư. “Nào dân..” là một lời than nuối tiếc, ngậm ngùi, hợp với không khí thi vị của “những đêm vàng bên bờ suối” và hợp với dáng điệu say mồi mà vẫn rất hào hoa nghệ sĩ : “Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đến “Đâu...” giọng điệu đã khác hẳn ! Không còn là lời thở than, mà đã là lời chất vấn quá khứ, lời chất vấn dữ dội, oai linh :
Đâu những chiểu lênh láng máu sau rùng Ta đại chết mảnh mặt trời gay gắt Đễ ta chiếm lẩy riềng phần bí mật ?
Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu khác : dáng điệu kiêu hùng bạo chúa. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Nó là máu của con thú rừng xấu số nào ư ? Không phải ! Đó là máu của mặt trời. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hốì, qua cảm nhận của con mãnh thú chính là sắc màu lênh láng đỏ. “Chiều lênh láng máu”, chữ “chiều” gợi được một thời gian. Máu đã trở thành màu kỉ niệm. Đối với con thú này, màu máu lênh láng là màu thời gian. Chữ “sau rừng” gợi được cái không gian nhuộm đầy máu đỏ của mặt trời, gợi được cái bí hiểm của nơi diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời thành một sinh thể. Nó không còn là khôi cầu lửa vô tri vô giác, bất động giữa không trung, mà thành một con thú. Chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của hổ. Sự “gay gắt” trong giờ phút hấp hốì dường như càng khiến cho chúa sơn lâm khinh bỉ. Thì ra, đôi thủ của con hổ này không phải là những loại gâu, báo vô tư lự, dở hơi, đã đành. Mà con người cũng không xứng là đối thủ của nó. Trong vũ trụ này, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm xem là kì phùng địch thủ : vầng thái dương ! Nhưng trong cuộc tranh chấp kia, phần thắng vẫn thuộc về vị chúa tể muôn loài. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ bệ, hạ gục đối thủ, làm cho mặt trời cũng trở nên thảm hại. Bằng cuộc tranh chấp với mặt trời để “chiếm lấy riêng phần bí mật”, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ, kì vĩ nhất trong những cái kì vĩ của vũ trụ này. Đến câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bàn chân ngạo nghễ của con thú như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ. Và “để ta chiếm lấy riêng phần bí mật” thì đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ thông trị cả vũ trụ này rồi vậy ! Sự phi thường, kì vĩ đã lên đến tột bậc, vô biên !...
(Chu Văn Sơn)