Soạn bài Ánh trăng

  • Ánh trăng trang 1
  • Ánh trăng trang 2
  • Ánh trăng trang 3
  • Ánh trăng trang 4
  • Ánh trăng trang 5
I. KIẾN THỨC Cơ BẢ
ÁNH TRĂNG
{.Nguyễn Duy)
A. Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê làng Quảng Xá, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
+ Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 - 1973 với chùm thơ bốn bài {Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Từ giải thưởng này, Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chông Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
+ Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở Thành phố’ Hồ Chí Minh.
Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại Thành phô' Hồ Chí Minh, in trong tập “Ánh trăng” - tập thơ của Nguyễn Duy được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
Nguyễn Duy viết bài thơ này vào lúc cuộc kháng chiến đã khép lại được ba năm. Ba năm sống trong hòa bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sông chung thủy, nghĩa tình.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, gồm sáu khổ, kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với trữ tình.
Bài thơ giống như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ “hồi nhỏ sống với đồng”, đến “hồi chiến tranh ở rừng” cho đến khi “về thành phố”. Dòng cảm nghĩ trữ tình của tác giả cũng đi theo dòng tự sự này: hồi nhỏ rồi hồi chiến tranh sông gần gũi với thiên nhiên cho nên vầng trăng trở thành “vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa”; đến khi về thành phô' sống giữa những tiện nghi hiện đại, vầng trăng đã “như người dưng qua đường”.
Trong diễn biến của câu chuyện có một sự việc bất thường tạo ra bước ngoặt để từ đó nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm:
Thỉnh lình đèn điện tắt phòng huyn-đình tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Đô'i lập với “phòng buyn-đinh tối om” là “vầng trăng tròn” ở bên ngoài cửa sổ. Xuất hiện một cách “thình lình”, “đột ngột”, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm.
Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ'.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình tượng đa nghĩa.
+ Trước hết, vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát. Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sông với đồng” và sau này là “hồi chiến tranh ở rừng”. Lúc ấy, con người sống giản dị “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”, vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ, thành “vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh sông ở rừng.
Đến khi về thành phô', sống giữa những tiện nghi hiện đại, “quen ánh điện, cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “cái vầng trăng tình nghĩa” kia. Sự vô tình đến mức tàn nhẫn:
vầng trâng đi qua ngõ như người dưng qua đường
Rồi đến một đêm nào đó:
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Con người đã quen với đèn điện nên quên trăng, vầng trăng vẫn có đó nhưng “như người dưng qua đường”. Phải đến khi đèn điện tắt, con người mới lại nhìn thấy và nhận ra vầng trăng. Phải đột ngột như thế, phải bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc:
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
“Ngửa mặt lên nhìn mặt”, mặt người và mặt trăng đô'i diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp lại “cô' nhân”. Khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
+ Vầng trăng trong bài thơ còn có ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sông.
Vầng trăng đâu chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước, mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỉ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao kĩ niệm nghĩa tình của một thời gian lao chiến đấu.
Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng:
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
•?
Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc”, phép nhân hóa khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. “Ánh trăng im phăng phắc” nhưng đủ để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình. Con người có thể vô tình, có thề’ lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.
Bài thơ hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dị của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng. Nhà thơ vừa kể chuyện, vừa bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên và chân thành.
Những câu thơ năm chữ đều đặn cũng góp phần làm nên giọng điệu tâm tình sâu lắng của bài thơ. Ớ ba khổ đầu, nhịp thơ trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể. Khổ thứ tư, giọng thơ chợt cất cao trước một bước ngoặt mang kịch tính. Giọng thơ trở nên ngân nga thiết tha cảm xúc ở khổ thứ năm và cuối cùng trầm lắng trong suy tư ở khổ cuối.
c. Tổng kết:
Bài thơ “Ảnh trăng” như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, vói đất nước bỉnh dị, hiền hậu. Nó có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố cho con người thái độ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ. Đó cũng là đạo lí “uống nước nhở nguồn” của dân tộc.
II. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy trong bài thơ “Ảnh trăng”.
DÀN Ý
Mở bài:
Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Duy.
Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ.
Thân bài:
Đề tài “Ánh trăng”
Đây là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay.
“Ánh trăng” trong thơ của Nguyễn Duy không chỉ là niềm thơ mà còn là biểu tượng đã qua trong mỗi đời người.
Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh trăng”:
Kỉ niệm về những ngày làm bạn với ánh trăng:
+ Đầu tiên, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm đã qua mà một thời tác giả hằng gắn bó, vầng trăng chẳng để lại dấu ấn gì.
+ Lớn lên, tham gia kháng chiến, vầng trăng đột ngột trở thành “tri kỉ”
Vậy mà nhân vật trữ tình đã quên vầng trăng ấy:
+ Lí do:
Sự thay đổi của hoàn cảnh sông khi hoà bình lập lại.
Sự lãng quên của một lớp người.
+ Tác giả không phê phán những “ánh điện”, “cửa gương” mà điều cốt yếu là phải làm sao để những giá trị vật chất không thể điều khiển chúng ta.
Niềm ân hận của tác giả và “tấm lòng” của “vầng trăng”:
+ Đó chính là niềm ân hận không nguôi của một người khi nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình.
+ Tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy không dừng lại ở đó. Điều quan trọng là phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình.
+ Tấm lòng của “vầng trăng”, của nhân dân ta quả là rộng lớn, luôn bao dung, tha thứ cho mọi sai lầm.
Kết bài:
Ánh trăng là phần cao quý nhất, đẹp đẽ nhất của vầng trăng.
Bài thơ giản dị, chân thành nhưng lại chứa đựng nhiều tâm sự, nhiều ẩn ý sâu kín.