Soạn bài Mây và sóng

  • Mây và sóng trang 1
  • Mây và sóng trang 2
  • Mây và sóng trang 3
MÂY VÀ SÓNG
(R- Ta-go)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941), sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-gan, là nhà thơ hiện đại lớn nhát của Ân Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nô-ben văn học (1913).
Thơ Ta-go rất đa dạng về nội dung cũng như hình thức. Thơ ông thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa hiện đại và truyền thông, quốc tế và dân tộc, thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. Thơ ông sử dụng rất thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp.
Bài thơ “Mây và sóng” vôn được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ “Si-su” (“Trẻ thơ”) (1909) và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” (1915). Mượn lời của một em bé nói với mẹ, bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
Đọc - Hiểu văn bản:
Bài thơ gồm 2 phần có nhiều nét giông nhau.
Phần thứ nhất được mở đầu bằng cụm từ “mẹ ơi” mà phần thứ hai lại không có. Do đó, có thể hiểu rằng cả bài thơ là lời của em bé nói với mẹ, và hai phần của bài thơ chỉ là hai lượt thoại mà em bé thổ lộ một mạch. Mẹ là đô'i tượng đối thoại và cũng là đối tượng biểu cảm của em bé mặc dầu không xuất hiện trong bài thơ.
Có phần thứ hai tức là có thêm những thử thách mới, như vậy tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
Trình tự tường thuật của hai phần đều theo các bước:
+ Thuật lại lời rủ rê
+ Thuật lại lời từ chòi và lí do từ chòi;
+ Nêu lên trò chơi mới
Tuy nhiên, ý và lời ở hai phần không hề trùng lặp. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn song tính chất hấp dẫn khác nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi ở “những người sống trên mây” và “sống trong sóng” cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua lời con, song ở phần hai rõ nét hơn, da diết hơn...
Trong cả hai phần, dòng thơ thứ năm đều là phản ứng trực tiếp của em bé trước lời rủ rê:
Phần 1: Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được'?”
Phần 2: Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
Trong những cầu hỏi ấy, có thể thấy em bé bị hấp dẫn trước những lời mời gọi và muốn tham gia trò chơi. Như thế mới chân thực, bởi trẻ em nào cũng ham chơi. Và như thế thì sự từ chối sau đó càng có ý nghĩa: tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của “những người sông trên mây” và “trong sóng”.
Sự khắc phục ham muôn đã đem lại giá trị nhân văn cho bài thơ.
Trò chơi sáng tạo của em bé:
Em bé từ chôì lời mời gọi, không tìm cách lên mây để chơi với vầng trăng bạc hay nương theo làn sóng để ngao du ca hát, không hề có nghĩa là ghét bỏ mây và sóng. Em từ chối vì một lí do duy nhất: “làm sao tôi có thể rời mẹ”. Như vậy đã diễn ra một mâu thuẫn: em bé vừa muốn đi chơi lại vừa không muôn xa mẹ. Em đã nghĩ ra một cách thức tuyệt diệu để hoà hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành “mây” rồi thành “sóng”, còn mẹ thành “mặt trăng” và “bến bờ kì lạ”.
Trò chơi của em “thú vị hơn”, “hay hơn” vì em không chỉ có “mây” - chính em đã là mây - mà còn có “mặt trăng”, không phải để chỉ cùng chơi đùa như “những người sống trên mây” mà để cùng sông dưới một “mái nhà” là “bầu trời xanh thẳm” cho em được “choàng”, được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng của vầng trăng - người mẹ-, em không chỉ có “sóng” - chính em đã là sóng - mà còn có “bến bờ kì lạ” bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng đón em “lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vờ tan” vào bến bờ - lòng mẹ. Những hình ảnh mây, trăng, bầu trời, sóng, bờ biển... vốn là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, qua trí tưởng tượng của em bé lại càng lung linh kì ảo song vẫn rất chân thực.
Từ mâu thuẫn, ý thơ đi đến một sự dung hợp hài hòa, một kết thúc trọn
vẹn.
Ý nghĩa của câu thơ cuối:
Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ dẫu được miêu tả rất sinh động, chân thực nhưng vẫn mang ý nghĩa tượng trưng. Những thú chơi “trên mây”, “trong sóng” là tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời. “Bãi biển” tượng trưng cho tấm lòng bao la và bao dung của người mẹ... Song, câu thơ cuối là câu đã tạo ra một hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lí đậm đà nhất. Lấy quan hệ mây - trăng, biển - bờ để diễn tả tình mẹ con, tác giả đã nâng tình mẹ con lên kích cỡ vũ trụ. Câu thơ cuối còn hơn thế:
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào
Như vậy có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt và chia cách được. Câu thơ khẳng định tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt.
c. Tổng kết:
Với hình thức dối thoại lồng trong độc thoại, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã ngại ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.