Soạn bài Văn nghị luận

  • Văn nghị luận trang 1
  • Văn nghị luận trang 2
  • Văn nghị luận trang 3
  • Văn nghị luận trang 4
  • Văn nghị luận trang 5
  • Văn nghị luận trang 6
  • Văn nghị luận trang 7
  • Văn nghị luận trang 8
  • Văn nghị luận trang 9
  • Văn nghị luận trang 10
  • Văn nghị luận trang 11
  • Văn nghị luận trang 12
  • Văn nghị luận trang 13
  • Văn nghị luận trang 14
VĂN NGHỊ LUẬN
I. Các phép lập luận:
Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận của một vấn đề và nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đốì chiếu,...
Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuôi bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
Ví dụ: Văn bản “Trang phục” (trích “Giao tiếp đời thường” của Băng Sơn) nêu lên vấn đề văn hóa trong ăn mặc, vấn đề các quy tắc ngầm của văn hóa xã hội buộc mọi người phải tuân thủ.
Tác giả đã phân tích thành 3 quy tắc và đưa ra các hiện tượng phản quy tắc để làm rõ vấn đề. Bài viết đã nêu lên các hiện tượng về trang phục:
+... có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mắt mọi người.
Hiện tượng này nêu lên một quy tắc: ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ.
+ Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay.
Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài đồng vắng chắc không phải chải đầu mượt bằng sáp thơm, áp sơ-mi là phẳng tắp.
Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn.
Đi dự đám tang không được mặc quần áo loè loẹt, nói cười oang oang. Những hiện tượng này nêu lên nguyên tắc thứ hai: “ăn cho mình, mặc
cho người”, ăn mặc ra sao củng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội.
+ Quy tắc thứ ba: “Y phục xứng kì đức”, ăn mặc phải giản dị, hòa mình vào cộng đồng.
Sau khi nêu lên một số biểu hiện của những “quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết dùng phép tổng hợp để chốt lại vấn đề ở câu cuôì cùng: “trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường là trang phục đẹp”.
THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
Trong bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, tác giả đã sử dụng phép phân tích và tổng hợp để bàn luận về cách đọc sách như thế nào?
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn của học sinh, trong đó có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
II. Văn nghị luận:
A. Nghị luận xã hội:
A.l. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống'.
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sông là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đô'i với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Yêu cầu nội dung của kiểu bài này là phải:
Nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề;
Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó;
Chỉ ra nguyên nhân;
Bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sông động.
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sông, phải tìm hiểu kĩ đề bài, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
+ Dàn bài chung:
Mở bài'. Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
Thân bài:
Mô tả sự việc, hiện tượng (nêu các biểu hiện của nó);
Nêu các mặt đúng, sai, lợi, hại của sự việc, hiện tượng;
Bày tỏ thái độ khen, chê đôì với sự việc, hiện tượng;
Nêu nguyên nhân tư tưởng, xã hội sâu xa của sự việc, hiện tượng.
Kết bài: Ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng.
+ Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Ví dụ: bài văn “Bệnh lề mề” (Phương Thảo)
Trong bài văn này, tác giả bàn luận về một hiện tượng phổ biến trong đời sống: “bệnh lề mề”.
Hiện tượng ấy có biểu hiện là “coi thường giờ giấc”, cụ thể là:
Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến.
Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt.
Tác giả chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ phê phán của mình: “Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đổi với công việc chung của mọi người”.
Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề:
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian.
Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn.
Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ !
Cuôì cùng, tác giả nêu lên ý kiến đề xuất:
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc văn bản sau đây và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
ĐI Ẩu
Hàng ngày, không ai có thể đứng yên một chỗ mà cần phải di chuyển. Đó là sự đi lại (trừ phi người ốm nằm bất động). Có rất nhiều phương tiện giúp người đi cho nhanh, cho đỡ mệt. Nhưng tùy cách đi, có cách đẹp, đáng khen; có cách xấu, đáng chê.
Thành phố nào cũng thường đông đúc, chật hẹp nên phải có quy định cho người đi bộ, cho các loại xe cộ. Nước ta có tập quán đi bên tay phải. Bên phải là đúng luật.
Dáng đi bộ thường khoan thai, uyển chuyển. Đi bộ không gõ guốc cồm cộp, không lê dép quèn quẹt, cũng không chen lấn xô đẩy. Đi bộ mà lại chen vào giữa hai người khác đi ngược chiều là đi... ẩu.
Còn xe cộ? Xe mà nhảy lên hè để đi là sai. Phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào người khác, không những không xin lỗi mà còn quay lại cà khịa với người bị đâm lại càng sai. Áy là chưa kể có những kẻ chuyên ăn vạ về chuyện này thì lại càng sai biết chừng nào ! Đáng trách cả mấy cậu học sinh “choai choai” cứ ngang nhiên ngồi trên xe, phóng xe ngay trên bãi cỏ công viên làm cho các em nhỏ, cụ già sợ xanh cả mặt.
Đêm yên tĩnh, cứ rú ga, bóp còi inh ỏi thì đáng phải phạt lắm. Đua xe đánh võng thì đáng “bỏ tù” vì coi thường tính mạng người khác. Lái xe không có bằng, say bia, say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy... là một cái thói đi ẩu, cần xử lí thật nghiêm.
Đi xe máy, ô tô mà có những thái độ “láo xược” ấy thì dù có xe đẹp đến đâu, áo quần có sang đến mấy chẳng qua cũng chỉ là kẻ thiếu văn hóa, thiếu giáo dục mà thôi.
An toàn là cần thiết. Dáng đi đứng, sự đi lại cũng cần phải đúng luật lệ. Đó là biểu hiện nếp sống văn minh của đời sống, khẩn trương nhưng trật tự, kỉ cương chứ không thể tùy tiện, vong mạng, bất chấp xã hội.
Đương nhiên, muôn thế, phải nghiêm pháp luật. Những nhà chức trách phải làm hết trách nhiệm của mình, chẳng hạn: phải có vỉa hè cho người đi bộ, phải có đủ biển báo hiệu, đèn tín hiệu ở các ngã ba, ngã tư...; phải phạt thật nặng với những kẻ cố tình coi thường luật lệ như đi ngược chiều, đi vào đường cấm, cố tình vượt đèn đỏ, ban đêm rú ga để nghịch chơi, say bia, say rượu còn lái mô tô, ô tô vù vù...
Thành phố của chúng ta đang ngày một rộng ra và cũng đông lên. Chuyện đi lại là vấn đề cần được coi trọng, không phải chỉ chú ý đối với người điều khiển xe cơ giới mà coi nhẹ phần xe thô sơ, phần người đi bộ.
Đi đứng cũng là thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục của mỗi người, và đồng thời thể hiện trình độ văn minh, kỉ cương pháp luật của một thành phô', một đất nước vậy. Đi ẩu cần phải loại trừ khỏi nếp sống đô thị càng sớm càng tô't.
(Theo Băng Phương)
Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
Lập dàn ý của bài văn.
Theo em, bài văn có thể bổ sung những gì?
A.2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lô'i sống,... của con người.
Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đô'i chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
Bài viết phải có bô' cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
Muôn làm tô't bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
Dàn bài chung:
Mở bài: Nêu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
Kết bài: kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá, đưa ra ý kiến riêng của người viết.
Ví dụ: bài văn “Tri thức là sức mạnh” (Hương Tâm)
Văn bản này bàn về sức mạnh của tri thức.
Văn bản có thể chia làm ba phần:
Phần 1 (đoạn văn thứ nhất): giới thiệu vấn đề nghị luận: tư tưởng “tri thức là sức mạnh”.
Phần 2 (đoạn văn thứ hai và thứ ba): chứng minh sức mạnh của tri thức trên các lĩnh vực.
Phần 3 (đoạn văn cuối): phê phán những nhận thức, thái độ sai lệch, đề xuất thái độ đúng đối với tri thức.
Các câu mang luận điểm chính trong bài:
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI - XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc.
Tri thức đúng là sức mạnh.
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.
Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết.
Bài văn đã sử dụng phép phân tích và chứng minh là chính.
Bài nghị luận về vân đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sông ở chỗ:
bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sông thì xuất phát từ một sự việc, hiện tượng mà nêu ra vấn đề;
bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thì xuất phát từ một vấn đề, một tư tưởng mà bàn bạc về vai trò, ý nghĩa của nó trong đời sông.
'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc văn bản sau đây và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Đất nưởc Việt Nam mấy nghìn năm văn hiến vốn có truyền thống hiếu học. Hình ảnh những anh học trò nghèo dùi mài kinh sử, đỗ đạt vinh quy bái tổ luôn luôn xuất hiện trong các câu chuyện dân gian. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc vừa qua, chiến sĩ trong ngục tù vạch lên tường để học;
đêm bình dân học vụ, ánh đuốc bập bùng soi lên vở. Anh hùng thay một dân tộc đội bom đi học. Giặc muốn đẩy ta vào tối tăm thời đồ đá, nhưng trí tuệ Việt Nam vẫn rực sáng muôn trùng. Từ truyền thông hiếu học đó, nhân dân ta rất coi trọng người thầy, đề cao đạo lí tôn sư trọng đạo với quan niệm “không thầy đố mày làm nên”.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người, khơi dậy truyền thông hiếu học, tôn sư trọng đạo, vun đắp cho xã hội văn minh. Đội ngũ giáo viên vật lộn với khó khăn, thiếu thốn, từng trang giáo án thấm đượm mồ hôi và trí tuệ, tận tâm với nghề, với học sinh, đóng góp tích cực vào việc xây dựng thế hệ tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, nhất là khi mặt trái của cơ chế thị trường đẻ ra lôi sống tôn thờ đồng tiền thì việc tôn sư trọng đạo ở nơi này, nơi khác không còn được như trước. Một sô' gia đình cậy quyền thế hoặc lắm tiền đã xem thường người thầy, coi họ như là nhân công của một công việc nào đó, họ phải có bổn phận chăm sóc, dạy dỗ con mình chu đáo ! Một số’ gia đình “khoán trắng” cho trường học, không hề quan tâm đến thầy giáo, mọi sự dô’t nát, hư hỏng của con mình đều đổ lên đầu người thầy. Một số học sinh do kém giáo dục của gia đình và xã hội đã coi thường giáo viên, và có nơi đã xảy ra hiện tượng học sinh đánh chửi cả thầy giáo, cô giáo. Mặt khác, cũng phải thấy rằng, do đời sống khó khăn phải mưu sinh, một số giáo viên không giữ được phẩm chất cao quý của người thầy, đánh mất đi tấm gương để mọi người nể trọng. Những hiện tượng không bình thường đó không thể chấp nhận ở một đất nước có truyền thống văn hiến, tôn sư trọng đạo.
Để sự nghiệp giáo dục ở nước ta ngày càng phát triển, truyền thông tôn sư trọng đạo ngày càng tỏa sáng, chúng tôi nghĩ rằng:
Cần làm cho toàn xã hội tôn vinh nghề giáo, thấy được vai trò quan trọng của người thầy trong việc “trồng người”. Đào tạo nhân tài cho đất nước.
Nhà nước cần có chính sách cải thiện đời sống giáo viên để giáo viên có thể yên tâm dạy học, hết lòng vì nghề.
Đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất đạo đức, thấy rõ vị trí của mình ở một nghề mà toàn xã hội quan tâm và tôn vinh.
(Theo Đỗ Hoài)
Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
Lập dàn ý của bài văn.
Viết bài văn về vấn đề “tôn sư trọng đạo” theo suy nghĩ của em.
B. Nghị luận văn họe:
B.l. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Ví dụ: Bài văn nghị luận của Quỳnh Tâm bàn về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”. (Nguyễn Thành Long)
Vấn đề nghị luận của văn bản này là nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, vấn đề được nêu ra ở đoạn văn mở bài. Có thể đặt nhan đề cho văn bản là “Vẻ đẹp của một con người”.
Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua ba luận điểm, tương ứng với ba đoạn văn ở phần Thân bài:
+ Nhân vật anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yểu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ Nhân vật anh thanh niên thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
Luận điểm này được dẫn dắt rất khéo léo và tự nhiên từ luận điểm thứ nhất: “Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yểu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo”.
+ Nhân vật anh thanh niên rất khiêm tốn.
Cách dẫn dắt vào luận điểm này cũng rất tự nhiên: “Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nưởc như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn”.
Các luận điểm trên đều được phân tích và chứng minh bằng những luận cứ phù hợp chọn lọc từ tác phẩm.
Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài văn nghị luận:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật -của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Trong quá trình triển khai các luận điểm, các luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu ở bên dưới:
Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. Vốn gắn hó, am hiểu cuộc sông nông thôn, hầu hết các tác phẩm của ông viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện tập trung nói về tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiên của người nông dân phải rời làng đi tản cư được biểu hiện chân thực, sinh động qua nhân vật ông Hai.
Làng Chợ Dầu có chiến sự, ông Hai phải tản cư đến làng Thắng vùng tự do theo chính sách của Cụ Hồ: tản cư là yêu nước. Giặc Pháp đánh tới, tuy tuổi già sức yếu, ông Hai rất muốn ở lại làng cùng du kích chiến đấu nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư. Song không phải rời khỏi làng Chợ Dầu là bỏ lại sau lưng tất cả mà lúc nào ông Hai cũng trông ngóng tin tức, theo dõi những diễn biến ở làng Chợ Dầu. Đó là nơi tổ tiên ông sinh cơ lập nghiệp, nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Ồng luôn khổ tâm day dứt nhó làng, nhó anh em, đồng chí ở lại. Biết bao tình cảm đã gắn bó ông với dân làng, với cảnh vật, mảnh đất quê hương. Bởi vậy, khi nói đến làng Chợ Dầu, ông nói với giọng say mê náo nức lạ thường. Ông Hai yểu làng Chợ Dầu bằng một tình yêu thật đặc biệt - ông yêu tất cả những gì ở làng ông: “những nhà ngói san sát, những đường làng toàn lát đá xanh trời mưa trời gió bùn không dính đến gót chân”. Ổng khoe cả cái “sinh phần” to lớn của viên Tổng đốc người làng.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, tình yểu làng quê của ông Hai có chuyển biến rõ rệt. Trước kia ông hãnh diện vì làng ông giàu có, to đẹp - Sau cách mạng, ông tự hào về những cái khác: phong trào cách mạng sôi nổi, những buổi tập quân sự những buổi đào đường, đắp ụ, xẻ giao thông hào... tự hào luôn cả “cái phòng thông tin tuyền truyền rộng rãi, cái chòi phát thanh cao”. Trong mắt ông Hai, cái gì của làng Chợ Dầu cũng đáng tự hào. Vì vậy từ lúc phải đi tản cư, ông nhớ làng không nguôi. Quả thật số phận và cuộc đời ông đã thật sự gắn bó với những buồn vui của làng
Chính cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp đã khơi dậy ở ông Hai, ở những người nông dân tình cảm yêu nước hòa nhập thống nhất với tình yêu làng quê thành một thứ tình cảm cao cả rộng lớn nhất. Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nưóc của ông. Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông: “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”. Nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ: “cổ ông lão nghẹn hẳn lại, da mặt tể rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên, làm ông không thể không tin.
Ông cảm thấy đau đớn nhục nhã vì cái làng Chợ Dầu yêu quý của mình đã theo giặc, làm Việt gian. Bao nhiêu điều tự hào trước dây giờ sụp đổ. Từ lúc ấy trong tâm trí ông cái tin dữ ấy xăm chiếm. Lúc nào ông củng nơm nớp lo sợ tưởng người ta hàn tán chuyện ấy. Nỗi ám ảnh nặng nề trở thành sự sợ hãi thường xuyên trong lòng ông với đau xót tủi nhục vỉ làng và nước trở thành đối địch. Ra đường, nghe tiếng chửi bọn Việt gian, “ông cúi gầm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó củng là trẻ con làng Việt gian đó ư?”. Hết mấy ngày sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng tình hình hên ngoài. “Một dám đông xúm lại, ông củng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ... thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi !”. Hai tình cảm yêu làng và yêu nước với tinh thần yêu nưởc dẫn đến cuộc xung đột nội tâm căng thẳng ở ông Hai. Ông đã dứt khoát “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi vỉ không muốn chứa chấp dân của cái làng “Việt gian”, rơi vào bê' tắc tuyệt vọng không biết đi đâu nhưng ông quyết không về làng vì ông nghĩ “về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Mâu thuẫn và tình thế của nhân vật đòi hỏi phải được giải quyết và ông đã lựa chọn hướng giải quyết theo cách của ông. Rõ ràng tình yêu nước rộng lởn hơn nên bao trùm lên tình yêu làng quê. Dù xác định như vậy nhưng ông Hai vẫn không dứt bỗ được tình cảm đối với làng Chợ Dầu nên càng thềm day dứt. Phải am hiểu sâu sắc tâm lí của người nông dân, Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trạng nhân vật ông Hai như vậy.
Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Trong tám trạng dồn nén và bế tắc, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con còn rất ngây thơ. “Nhà ta ở làng Chợ Dầu. úng hộ cụ Hồ con nhi?”. Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu. Đồng thời cũng khẳng định lòng thủy chung trung thành với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ “Anh em dồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Tình cảm ấy sâu nặng, bền vững, thiêng liểng “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai?”.
Lòng yểu nước của ông Hai được biểu hiện rõ hơn khi nghe tin cải chính là làng bị giặc tàn phá vì không theo Tây. Những nỗi lo âu xấu hổ tan biến đi thay vào đó là niềm vui mừng không xiết nên ông nói: “Tây dốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn !”. Đây quả là một niềm vui kì lạ. Niềm vui mừng này thể hiện một cách đau xót, cảm động về tinh thần yêu nước và cách mạng của ông Hai. Nhà bị giặc đốt nhưng ông không buồn tiếc vì đó là bằng chứng về lòng trung thành với cách mạng và kháng chiến của ông. Đây là tình cảm đặc biệt của ông Hai, tình cảm chung của những người nông dăn, của nhân dân ta thời bấy giờ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đối với họ lúc này, trước và trên hêt là Tổ quốc. Vì Tổ quốc, họ sẵn sàng hi sinh tất cả tính mạng và tài sản.
Làng là truyện ngắn đặc sắc khai thác một tình cảm bao trùm phổ biến trong con người Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, tình cảm yêu nước mang tính cộng đồng. Thành công của Kim Lân là diễn tả tâm lí, tình cảm chung ấy trong sự thể hiện cụ thể sinh động trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Vì thế, đó là tình cảm chung mà mang lại màu sắc riêng, in rõ cá tính nhân vật. Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của ông Hai giúp ta hiểu, yêu mến, khâm phục biết bao những người nông dán bình dị, chất phác mà lại có lòng yêu nước thiết tha cao cả.
Xác định vấn đề nghị luận của văn bản. Hãy thử đặt nhan đề cho bài văn.
Xác định bô" cục của bài văn.
Nhân vật ông Hai được trình bày bằng những luận điểm nào? Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những luận cứ nào?
B.2. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tô" ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bô" cục mạch lạc theo các phần:
Mở bài'. Giới thiệu doạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
Thân bài', lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần chứng tỏ có cảm thụ riêng, nêu lên được các nhận xét, đánh giá của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
Ví dụ: bài văn “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” của Hà Vinh. a. Vấn đề nghị luận của văn bản này là nội dung và nghệ thuật của bài thơ
“Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải), nêu ở phần Mở bài: “Bài thơ toát lên một không khí vừa rạo rực, vừa trong sáng, êm dịu đến dễ thương, thể hiện tình yêu thiết tha đôi với thiên nhiên, đất nước và một nguyện ước công hiến thật đáng trân trọng.
ở phần Thân bài (gồm 3 đoạn văn), tác giả giảng, bình cái hay, cái đẹp của bài thơ qua hình ảnh mùa xuân. Những luận điểm về mùa xuân được nêu lên trong bài:
+ Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh.
Để làm rõ luận điểm này, tác giả sử dụng các luận cứ:
Những chi tiết: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, lộc giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng, tiếng chim chiền chiên lảnh lót vang trời.
Cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ đôi với mùa xuân biểu hiện qua giọng điệu thơ (lời kêu, giọng hỏi) và tư thế đón nhận tiếng chim (ở phần này, tác giả tập trung giảng và bình chi tiết tiếng chim - một hình ảnh thơ đặc sắc)
+ Từ rung cảm thiết tha trước mùa xuân đẹp của quê hương, đất nước, Thanh Hải bộc lộ khát vọng được hòa nhập, dâng hiến (tập trung giảng, bình hình ảnh mùa xuân nho nhỏ).
Phần Kết bài (đoạn văn cuối): khái quát giá trị nội dung (cái nguyện ước lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ) và nghệ thuật của bài thơ (sự gắn kết tự nhiên giữa các phần, chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương, quyến luyến).
Bài văn có cách diễn đạt giàu hình ảnh, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc bài văn sau và thực hiện những yêu cầu ở bên dưới:
Bạn đọc ít biết đến các bài thơ khác của Vũ Đình Liên. Nói đến Vũ Đình Liên người ta chỉ nghĩ đến Ông đồ. Đó là một thành công đột xuất của nhà thơ này và là một trong số những bài đại diện cho giai đoạn thơ ca 1930 - 1945. Ông đồ chỉ có hai mươi câu ngũ ngôn, mà đã in đủ bóng dáng một thời tàn và nỗi lòng ân hận của lớp người đương đại.
Vào cái thời văn minh phương Tây xâm nhập mạnh vào nước ta, bút sắt thay bút lông, các khoa thi chữ Hán đã bị hủy bỏ, cảnh lều chõng đã vắng bóng từ hơn ba chục năm rồi, thì các bậc khoa bảng cùng chỉ còn là cái bút danh, không quyền bính gì. Bước vào thập kỉ bốn mươi, xã hội Việt Nam đã trải qua một phen Âu hoá, nảy nòi ra những ông Văn Minh, ông Típ-phờ-nờ, ông Xuân Tóc Đỏ, thì bóng dáng một ông đồ có còn ai quan tâm đến nữa, ông chỉ xuất hiện trên vỉa hè Hà Nội vào những ngày giáp Tết, bán chữ trên giấy điều cho những ai còn yêu lối chữ tượng hình và âm hưởng một thời xa. “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên).
Thương hại một thời tàn, nhớ lại một thời xưa là một cảm hứng lớn của nhiều nhà thơ hồi ấy như chúng ta đã thấy ở Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp,
Phạm Huy Thông, Đoàn Văn Cừ... Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt Nam cũng đã nhận xét: “Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”. Chúng ta hiểu đây cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước, dù nó có phần tội nghiệp. Bài Ông đổ tràn ngập một nỗi niềm thương tiếc, thoáng chút ân hận tự trách mình đã có lúc vô tâm, vô tình để mất đi những hình ảnh đẹp của cha ông. Tôi nói thoáng chút ân hận vì tác giả cũng nhận thức được quy luật tiến hoá của đời sống, lòng người không cưỡng được, ta chỉ ân hận với lòng ta là đã không đủ thương, không đủ quý đó thôi. Bài thơ như nén tâm hương thắp lên để tưởng niệm những bóng hình đã mất. Giọng thơ giản dị mộc mạc, cách biểu hiện chân thực, chi tiết là việc thực ngoài đời, không hư cấu, không liên tưởng gì đột xuất. Vậy mà xúc động. Đọc xong dòng thơ cuối cùng, bao nhiêu người đã lặng đi, nghĩ ngợi. Năm tháng càng lùi xa, những nỗi lòng Việt Nam ta càng trân trọng với bài thơ, coi nó như một kỉ vật tâm hồn.
Hai đoạn đầu bài thơ, tác giả giói thiệu những ngày huy hoàng của ông đồ:
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”
Những lời khen thật hào phóng, nhưng nghĩ kĩ đó chỉ là lời khen của những người ngoài giới bút nghiên. Đi viết câu đôĩ thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận, là bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Đỗ cao thành quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì ông cử, ông tú, chứ ông đồ là chưa đỗ đạt gì, công chưa thành, danh chưa toại, đành về quê dạy học, bốc thuốc, hay xem lí số ở nơi đô hội như có lần Tản Đà đã làm. Ngày Tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè chắc cũng là việc bất đắc dĩ của nho gia. Chữ thì cho chứ ai lại bán. Bán chữ là cái cực của kẻ sĩ ở mọi thời. Bà con yêu quý và cũng thán phục cái thứ chữ mà bà con không biết, hay chỉ võ vẽ, nên mới khen đến vậy. Lời khen này không mang lại vinh quang cho ông đồ, có thể ông càng tủi nữa, nhưng nó an ủi ông nhiều, nó là cái tình của người đời vào hồi vận mạt của ông. Tác giả giới thiệu: cùng với hoa đào, mỗi năm mới có một lần chứ nhiều nhặn gì đâu, giấy đỏ mực tàu, chữ nghĩa thánh hiền bày trên hè phố. Đừng nghĩ đến chuyện khoa bảng, hãy nghĩ đến cương vị của người bán, thì đây là hai đoạn thơ vui vì nó nói được sự đắt hàng, ông đồ còn sống được, có thể tồn tại trong cái xã hội đang biến động này. Nhưng cuộc đời đã không như thế mãi, cái ý thích của người ta cũng thay đổi theo thời cuộc. Lớp người mới lớn không có liên hệ gì để mà quyến luyến cái thứ chữ tượng hình kia. Cái tài viết chân, thảo, triện, lệ của ông đồ chữ tốt kia, họ không cần biết đến:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.
Ông đồ red vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực như hóa đá sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.
Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trông của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết:
Nãm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại,mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một- người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hôi. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc. về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm củ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuôi tiếc khôn nguôi.
(Vũ Quần Phương - Trích Thơ với lời bình - NXB Giáo dục, 1999)
Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
Xác định các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của văn bản? ở phần Thân bài, tác giả nêu lên những luận điểm nào?
Em hãy chọn ra những câu văn trong bài mà em cho là hay nhất.