Soạn bài Cố hương

  • Cố hương trang 1
  • Cố hương trang 2
  • Cố hương trang 3
  • Cố hương trang 4
  • Cố hương trang 5
  • Cố hương trang 6
  • Cố hương trang 7
  • Cố hương trang 8
  • Cố hương trang 9
  • Cố hương trang 10
  • Cố hương trang 11
CỐ HƯƠNG
(Lỗ Tấn')
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu:
1. Vài nét về tác giả:
Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, sinh ra ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
Thời thanh niên, Lỗ Tấn đã học nhiều nghề (nghề hàng hải, nghề khai mỏ, nghề y) với mong muôn đem kiến thức khoa học giúp nước, giúp dân.
Sau đó, ông quyết định chuyển sang làm văn nghệ. Lỗ Tấn viết văn với mục đích rõ rệt: phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chữa trị.
Trong quá trình đi tìm chân lí, Lỗ Tấn đã có những giây phút “trầm tư”, “buồn chán” nhưng nhờ luôn gắn bó với phong trào cách mạng, đặc biệt nhờ sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, Lỗ Tấn đã trở thành một chiến sĩ cộng sản kiên định.
Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn khá phong phú, thể hiện một cách nhất quán mục đích sáng tác của nhà văn. Tác phẩm của Lỗ Tấn giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu. Giọng văn của ông bề ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh nhưng bên trong sôi sục nhiệt huyết yêu nước và tinh thần đấu tranh. Tác phẩm tiêu biểu gồm có: 17 tập tạp văn, hai tập truyện ngắn là “Gào thét” và “Bàng hoàng”, tiểu thuyết “A.Q chính truyện”.
Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.
“Cố hương” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “Gào thét” (1923).
Truyện kể lại một chuyến về quê của nhân vật “tôi”.
Bô" cục của truyện gồm ba phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: nhân vật “tôi” trên đường về quê.
+ Phần 2: từ “Tinh mơ sáng hôm sau” đến “mang đi sạch trơn như quét”: những ngày nhân vật “tôi” ở quê.
+ Phần 3: từ “Thuyền chúng tôi thẳng tiến” đến hết: nhân vật “tôi” trên đường xa quê.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện là phương thức tự sự. Tuy nhiên, mạch tường thuật luôn bị đứt quãng, xen vào đó là những đoạn hồi ức. Vì điều này mà có người cho “Cô" hương” là một hồi kí, và nhân vật “tôi” chính là Lỗ Tấn. Ý kiến này có chỗ không phù hợp với quy luật sáng tạo của văn học. Dù trong tác phẩm có nhiều chi tiết là người thật, việc thật trong cuộc đời Lỗ Tấn nhưng vẫn không thể đồng nhất nhân vật “tôi” với chính tác giả. Có thể nói “Cố hương” là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí.
Với nhân vật “tôi”, Lỗ Tấn đã dùng ngôi thứ nhất để dẫn dắt câu chuyện và đồng thời tự biểu hiện tâm tư tình cảm của mình. Những hồi ức, những cảm xúc, suy nghĩ, ước mơ của nhân vật “tôi” đã góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Vì vậy, bên cạnh phương thức tự sự, phương thức biểu cảm cũng có một vai trò quan trọng trong truyện.
Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và “tôi”. Trong đó, “tôi” là nhân vật trung tâm.
Nhăn vật Nhuận Thổ có một vị trí quan trọng trong tác phẩm. Mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Nhân vật Nhuận Thổ xuất hiện không nhiều (chỉ trực tiếp xuất hiện ở phần giữa, và hiện ra chỉ trong cảm nghĩ của nhân vật “tôi” ở phần cuối), nhưng qua Nhuận Thổ và gắn với Nhuận Thổ, là cả một sự thay đổi lớn lao của cảnh vật và con người quê hương.
Ngày trước, Nhuận Thổ là một đứa bé “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”, một đứa trẻ nhà quê ngờ nghệch mà “lên tỉnh hắn mới được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả”. Tuổi thơ của Nhuận Thổ gắn với làng quê đầy những thú vui như bẫy chim trên tuyết, nhặt vỏ sò ngoài bãi biển, canh dưa hâu vào những đêm trăng... Nhân vật “tôi” chưa bao giờ về thăm quê của Nhuận Thổ, nhưng trong kí ức lại có một ấn tượng thật đẹp và ngộ nghĩnh, “một cảnh tượng thần tiên và kì dị: Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ dưới nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ deo vòng bạc, tay lăm lăm cẩm chiếc đinh ba đang cô sức đâm theo một con tra. Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất”. Những “chuyện lạ lùng” của Nhuận Thổ đã làm cho nhân vật “tôi” ngỡ ngàng và thích chí lắm nên “tôi” mới có ấn tượng sâu đậm và lâu bền như thế. Sự hồn nhiên của tuổi thơ đã làm cho “tôi” - “đàng hoàng là một cậu ấm” - và Nhuận Thổ - con của người ở trong nhà “tôi” - trở thành đôi bạn thân. Cuộc chia tay của đôi trẻ thật xúc động:
“Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhuận Thổ phải về quê hắn. Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn củng lôi hắn đi. Sau đó, hắn có nhờ bố hắn mang lên cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi cũng có vài lẩn gửi cho hắn ít quà. Nhưng từ đấy, chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”. Bằng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm, đoạn văn đã làm nổi bật mối quan hệ gắn bó giữa đôi bạn thời thơ ấu.
Sự thay đổi lớn lao của nhân vật:
+ Hơn hai mươi năm sau, Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều đến nỗi phút đầu tiên gặp lại, nhân vật “tôi” đã ngạc nhiên vô cùng:
“Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi. Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng xạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển, gió thổi suôt ngày, đại để ai cũng thế cả. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay này cũng không phải là bàn tay tôi còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”. Đoạn văn miêu tả thật tỉ mỉ và sống động chân dung Nhuận Thổ. Cả Nhuận Thổ bây giờ và Nhuận Thổ của ngày xưa trong hồi ức của nhân vật “tồi”.
Sự đốì chiếu xưa - nay làm nổi bật sự thay đổi về ngoại hình của nhân vật Nhuận Thổ, từ tầm vóc, khuôn mặt, nước da, cặp mắt cho đến cách ăn mặc, dáng điệu, bàn tay... Không phải là sự thay đổi bình thường từ một đứa bé trở thành một người đàn ông, mà là sự sa sút vì vất vả, nghèo khổ, đói rét. Phương thức miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu giúp cho người đọc hình dung thật rõ về sự thay đổi của Nhuận Thổ, qua đó thấy được cả tình cảnh sông điêu đứng của Nhuận Thổ và của người nông dân miền biển nói chung.
+ Đáng thương hơn nữa là thái độ của nhân vật Nhuận Thổ đôi với “tôi”:
“Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch: - Bẩm ông !”
Dáng điệu ấy, lời chào ấy khiến cho “tôi” đau xót đến “như điếng người đi”. Rồi sau đó, Nhuận Thổ cứ cung kính và khách sáo “lạy”, “thưa”. Với bà mẹ của nhân vật “tôi”, anh gọi “cụ” xưng “con”. Còn với nhân vật “tôi”, anh chỉ gọi “ông” mà không xưng hô về phía mình. Sự lúng túng trong cách xưng hô ấy thật đáng thương. Tình bạn thân thiết thời thơ ấu không cho phép anh xưng hô quá khách sáo và xa lạ, kiểu như “ông” - “con”. Trong đáy lòng anh, tình bạn ấy vẫn còn rất sâu nặng: nghe bạn về, anh đến ngay; và dù nghèo anh cũng cố mang “ít đậu xanh của nhà” đến làm quà cho bạn. Nhưng tình bạn thân thiết là chuyện của quá khứ, là chuyện “hồi đó, còn nhỏ dại, chưa hiểu...”. Còn bây giờ, cuộc đời đã cho anh biết giữa hai người “đã có một bức tường đày ngăn cách” - bức tường của thành kiến đẳng cấp.
Nhân vật “tôi” đau lòng vì “đứa trẻ oai hùng” ngày xưa giờ đã trở thành “đần độn, mụ mẫm đi”, câm lặng “như một pho tượng đá”. Nói về cuộc sống, Nhuận Thổ “chỉ lắc đầu” và “cứ lắc đầu” - cái lắc đầu ấy có ý nghĩa phủ nhận xã hội.
Bé Thủy Sinh'.
Nhân vật này góp thêm ý nghĩa vào câu chuyện về Nhuận Thổ. Hình ảnh bé Thủy Sinh xuất hiện lần đầu tiên đã tạo ra một ấn tượng sâu đậm: “Anh liền kéo đứa bé nấp sau lưng anh ra. Trông nó giống hệt anh hai mươi năm về trước, chỉ có điều vàng vọt, gầy còm hơn một tí, và cổ không đeo vòng bạc mà thôi”. Đốì chiếu hình ảnh Nhuận Thổ của quá khứ với bé Thủy Sinh trong hiện tại, dễ dàng nhận ra một sự đi xuống của cuộc sống. Rồi sau này, sô' phận của Thủy Sinh và đàn con của Nhuận Thổ sẽ ra sao?
Từ câu chuyện về Nhuận Thổ, tác giả phản ánh cuộc sông đói nghèo của người dân lao động, phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX, và chỉ ra hàng loạt nguyên nhân của nó: “con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa”.
Từ nhân vật “tôi” làm trung tâm, tác giả mở ra các quan hệ khác, các hình ảnh khác.
Thím Hai Dương-.
Thím Hai Dương là láng giềng bên cạnh nhà nhân vật “tôi”.
Ngày trước, thím bán đậu phụ. Có lẽ nhan sắc cũng mặn mà nên người ta mới gọi chị là “nàng Tây Thi đậu phụ”, và “hàng đậu phụ bán chạy là vì có chị ta”.
Còn bây giờ, hình ảnh của thím chẳng có gì làm đẹp: “một người đàn bà, trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí”. Giọng nói “the thé”, cách nói thì bỗ bã, chua ngoa, được dịp thì mạt sát, xỉ vả người khác. Hành vi lại càng kì cục hơn nữa: “Mụ com-pa tức giận, miệng lẩm bẩm, quay gót thong thả đi ra, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng”. Sau này, lại một lần nữa, “tự cho mình là có công, liền lấy ngay cái “cầu khí sát”..., rồi chạy biến”.
Xung quanh thím Hai Dương, còn thấp thoáng hiện ra bàn tay ai đó vùi giấu bát đĩa vào trong tro để “khi nào xúc tro là mang đi luôn”, rồi mấy người “nói mua đồ gỗ nhưng cứ tiện tay mang bừa đi”, hình ảnh những người dân quê mượn cớ đến tiễn chân mẹ con “tôi” để “lấy đồ đạc”, đến nỗi khi “chúng tôi xuống thuyền thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”. Cuộc sống quá đỗi nghèo đói, lạc hậu đã làm cho nhiều người trở nên thấp hèn đi.
Hình ảnh làng quê-.
Nhân vật “tôi” trở về cô hương với một tâm trạng buồn: “Về thăm chuyến này, ý định là để từ giã nó lần cuối cùng..., vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống”.
Hình ảnh làng quê hiện ra trên đường về thật buồn: “Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa”.
Trong lòng nhân vật “tôi” diễn ra sự đốì chiếu: “Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia ! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giông đây”. Sau này, khi nhắc đến Nhuận Thổ với bao nhiêu kỉ niệm đẹp thời thơ ấu, “tôi” mới “tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào”.
Sự đôi chiếu chưa thật rõ, chỉ biết một điều chắc chắn rằng làng quê bây giờ đã sa sút hơn ngày trước. Ý nghĩa đó càng thể hiện rõ hơn qua hình ảnh ngôi nhà “trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió, đủ rõ nhà không đổi chủ không được”.
Khi rời quê hương, “ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần, nhưng lòng tôi không chút lưu luyến”. Thật khó hiểu, ai mà không lưu luyến với quê hương, với nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Nhân vật “tôi” làm sao vô tình đến mức không chút lưu luyến? Thực ra, cái mà anh muôn rời bỏ không chút lưu luyến chính là một làng quê với những quan niệm, tập tục lạc hậu, những con người méo mó, bệnh hoạn về tính cách và tâm hồn. Còn sâu nặng trong trái tim anh vẫn là một quê hương với những vẻ đẹp giản dị mà thiêng liêng của nó: “Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi bỗng hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm”.
Truyện khép lại bằng một đoạn văn giàu ý nghĩa: “Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng gióng như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Phương thức lập luận tạo cho đoạn văn một ý tứ thật sâu sắc: làng quê của “tôi”, và lớn hơn nữa là xã hội Trung Quốc đang trì trệ, lạc hậu trên con đường mòn cũ với bao thứ hủ tục nặng nề; cần tìm ra một con đường mới để đưa đất nước tiến lên. Trong sự đối lập giữa “vốn làm gì có đường” với “đi mãi thì thành đường thôi”, tác giả bày tỏ một niền tin chắc chắn vào sự xuất hiện tất yếu của một “con đường” mới, một cuộc sống mới, một xã hội mới.
Tổng kết:
Thông qua câu chuyện về chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”: những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dán, của toàn xã hội, để mọi người suy ngẫm.
II. ĐÊ VẤN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trong tác phẩm “CỐ hương” của Lỗ Tấn.
DÀN Ý
A. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm cố hương của Lỗ Tấn - gắn với những kí ức của chính nhà văn về quê hương của mình. Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi trong tác phẩm hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Hoa trước cách mạng.
Thân bài:
Tổng:
Câu chuyện đan xen kỉ niệm tươi đẹp và thực tại đáng buồn của quê cũ được phản chiếu qua tâm trạng nhân vật tôi.
Nhân vật tôi không đồng nhất với tác giả nhưng luôn là người phát ngôn trực tiếp tư tưởng của nhà văn: nhận thức về thực trạng xã hội và thể hiện niềm tin vào khả năng tự thay đổi sô’ phận của những người dân.
Phân:
Tôi trong ngày về què:
Cảnh sắc cố hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn tâm trạng của kẻ biết mình phải li hương. Khung cảnh cắt nghĩa tâm trạng, báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ.
Tôi trong ngày ở quê:
Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ - tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới giai cấp giữa hai đứa trẻ - Nhuận Thổ là hiện thân sức sông mạnh mẽ của người dân quê.
Cảm xúc khi gặp lại tạo cảm nhận bi đát về thực tại. Sự thay đổi từ hình dạng đến tâm tính của người bạn cũ.
Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi bởi thói đố kị, bần tiện và nhu nhược, thiếu sức sông là do chính sách cai trị hà khắc và cuộc sông khó khăn.
Tôi trong ngày xa quê:
Không còn chút vương vấn quê cũ
Niềm hi vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh - con Nhuận Thổ và cháu Hoàng khơi dậy niềm tin tưởng vào tương lai.
Hỉnh tượng con đường:
Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo.
Khẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lí làm gì có đường? Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Hợp:
Tình cảm gắn bó với mảnh đất và con người quê hương của Lỗ Tấn. Suy ngẫm gắn với ý thức chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa
Sự vĩ đại trong tư tưởng nhà văn, ý nghĩa dự báo về tương lai dân tộc Trung Hoa.
Kết bài:
Cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Giá trị nội dung và nghệ thuật, liên hệ thực tiễn.
BÀI VIẾT GỢI ý
Ai đã từng đọc Cố hương của Lỗ Tấn, chắc hẳn sẽ bị cuốn hút vào dòng cảm xúc của nhân vật tôi với bao kỉ niệm sông dậy mãnh liệt trong lần thăm quê cuối cùng. Quá khứ đẹp đẽ ấy đã đối mặt với thực tại đầy biến đổi đến bàng hoàng của quê hương tạo nên những khoảnh khắc diễn biến phức tạp thấm đượm nỗi xót xa của tôi trong tác phẩm. Một câu chuyện cảm động có nhiều chi tiết từ chính cuộc đời của nhà văn nhưng điều chủ yếu nằm trong ý nghĩa tư tưởng lớn lao của tác phẩm: từ hiện tại buồn thương vẫn không tắt nguồn hi vọng vào tương lai, cùng niềm mong ước tốt đẹp về con đường cho những người dân thoát cảnh bần cùng đen tối.
Bốì cảnh làng quê trong ngày trở lại của tôi thật buồn, với những chi tiết tô đậm cảm giác lạnh lẽo của khung cảnh mùa đông: “Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiều điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại”. Không gian ấy dường như dự báo cho một viễn cảnh ảm đạm về cuộc sông thực tại ở quê hương. Thực tế khác hẳn hình dung của một người hai mươi năm mới trở về làng cũ. Kỉ niệm bao giờ cũng lưu lại những hình ảnh đẹp trong tâm trí nhưng đôi khi thực tại lại gieo vào lòng người cảm giác choáng váng, gần như một nỗi thất vọng. Tâm trạng buồn lại càng đậm nét hơn khi cuộc trở về này chỉ nhằm mục đích nói lời giã biệt. Còn gì buồn hơn khi phải rứt bỏ những hình ảnh đã từ lâu in hằn trong tâm trí? Trở về làng cũ mà ngỡ như lạc lõng trước cảnh vật đổi khác. Không gian u ám, hơi lạnh giữa đông như phụ trợ cho niềm cảm khái của con người. Có ai diễn tả nỗi niềm ấy thấm thìa như Lỗ Tấn trong đoạn văn này: Làng cũ tôi đẹp hơn kia ! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Nói vậy có nghĩa là dù đã cách xa hai mươi năm, kí ức vẫn vẹn nguyên những vẻ đẹp của làng. Nỗi niềm li khách hiện lên ngay trong khoảnh khắc trở về. Trở về không chỉ thăm lại mà là biệt li, một đi không trở lại. Tâm trạng của ngày trở về thật nặng nề ám ảnh khiến câu văn hạ xuống thật buồn: Vì thế, tôi cần phải về trước Tết, vĩnh hiệt hgôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống. Nhưng nỗi buồn ấy có thể gặp ở bất cứ người nào cùng cảnh ngộ, và nếu chỉ dừng lại ở đó thì câu chuyện chẳng có gì đáng nói.
Nỗi buồn phảng phất như càng lúc càng nặng nề hơn khi bước chân lữ khách đã trở về làng cũ, để được sông những ngày cuối cùng với ngôi nhà thân yêu trước khi phải giao bán cho người khác. Ngôi nhà ấy đã lưu dấu bao kỉ niệm tuổi thơ mà mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn thấy như “hiện ra một cảnh tượng thần tiền kì dị". Trước khi phải chia tay những gì mình yêu mến nhất, có lẽ ai cũng phải trải qua khoảnh khắc tâm trạng này. Kí ức của tôi hiện về những hình ảnh như trong một cuốn phim quay chậm, với câu chuyện gắn cùng kỉ niệm về người bạn thân thương Nhuận Thổ.
Đây, cảnh tượng êm đềm: “Giữa ruộng dưa, một đứa bé mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra. Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất”. Hình ảnh ấy là tưởng tượng từ thời cậu bé Tấn còn vui đùa bên Nhuận Thổ. Một tình bạn thật đẹp giữa cậu chủ và đứa con của người ở, vượt qua những ranh giới. Tuổi thơ hạnh phúc trong tình bạn sẽ là dấu ấn theo suốt cuộc đời. Tình bạn ấy đẹp đẽ biết bao vì chưa bị ngăn cách bởi những ý thức thành kiến giai cấp. Đó là nỗi khát khao được gặp người cùng trang lứa để rồi lúc được gặp thì “chưa đầy nửa ngày chúng tôi đã thân nhau”. Người đọc chắc hẳn cũng được chia sẻ niềm vui có bạn của cậu bé Tấn ngày ấy. Bởi Nhuận Thổ chính là người mở cánh cửa thế giới sông động cho cậu bé Tấn, vôn chỉ biết thế giới qua “một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi”. So với Tấn, Nhuận Thổ hạnh phúc làm sao: bẫy chim sẻ, canh dưa, nhặt vỏ sò... hoà mình với thiên nhiên. Hạnh phúc thay khi một đứa trẻ được tắm trong bầu không gian thiên nhiên trong lành, thả hồn cùng bao giấc mộng dưới trời xanh, vui đùa tung tăng trên những cánh đồng, hít đẫm hương vị của sự sông thiên nhiên mãnh liệt. Nỗi nhớ về Nhuận Thổ là sự cắt nghĩa thật đơn giản mà chính xác: “Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”.
Nhưng kỉ niệm càng đẹp bao nhiêu thì thực tại càng đau xót bấy nhiêu. Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương dường như đã phá tan kí ức của cậu bé Tấn hai mươi năm trước, kéo anh trở về thực tại của một “ông chủ” đang chuẩn bị bán nhà. Nàng Tây Thi đậu phụ lẳng lơ bây giờ đã thành một mụ nạ dòng lắm điều. Một đoạn đối thoại với đầy những lời lẽ dung tục tính toán khôn vặt đã cho thấy thái độ xa lạ hằn học của những kẻ ganh ghét gia đình íôỉ. Cái hô" ngăn cách đầy thành kiến như đang được khoét rộng ra cùng những lời chì chiết của mụ đàn bà lắm lời tham lam bần tiện. Ngạc nhiên không kịp phản ứng là phải, bởi tôi giờ đây dưới mắt người đàn bà ấy chỉ là hiện thân của bọn nhà giàu lắm của. Đáng buồn là sau thái độ rỉa rói bới móc ấy lại là thái độ cầu cạnh, lợi dụng bòn của. Người đàn bà ấy như làm tăng mô'i ác cảm và xót xa cho chốn làng quê nghèo cực khiến con người như trở nên bần tiện hơn.
Nhưng cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ mới thực sự là nỗi thất vọng lớn nhất. Nhuận Thổ cũng như tôi, đều rất trân trọng tình bạn tuổi thơ. Cuộc gặp gỡ ấy đã đem đến sự tan vỡ của một giấc mộng dẹp. Còn đâu chú bé “khuôn mặt tròn trĩnh,
nước da bánh mật, dầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng” thuở nào, chỉ còn một người đàn ông với khuôn mặt vàng xạm, đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, và bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông. Nhưng sự thất vọng lớn nhất là khi Nhuận Thổ “lấy lại dáng điệu cung kính” cùng với lời nói như xát muôi vào lòng: “Bẩm ông”. Bức tường dày ngăn cách hai tầng lớp xã hội đã được dựng lên giữa hai người đàn ông trưởng thành. Hai người bạn cũ trong hiện tại không còn gì chung hết, ngoại trừ tình bạn đẹp được xây nên từ khi mới lên mười. Tấm lòng Nhuận Thổ vẫn như xưa, cũng giông như tôi nhưng mặc cảm cũng như thành kiến xã hội đã làm cho hai người thành xa lạ. Còn gì buồn hơn, nỗi buồn khiến tôi điếng người ! Điều gì đã khiến cho người bạn năm xưa trở nên mặc cảm đến vậy? Câu chuyện ngỡ như rôm rả cùng bao kỉ niệm tuổi thơ đã tan biến cùng tâm trạng bi đát dâng lên trong lòng tôi khi nghe gia cảnh Nhuận Thổ từ chính miệng người bạn: “Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gỉ là gánh đi bán tất. Chỉ đóng góp vài lần là cụt vốn rồi. Không đem bán thì lại thối mục hết”. Nhuận Thổ đã khác xa so với hình dung của anh Tấn, nhưng vẫn còn đó chút dư âm của tình bạn âm áp thuở nào, trong món quà quê thơm thảo: “Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông..”. Lời nói tắc nghẹn giữa chừng khiến người đọc hiểu thêm: tình bạn đẹp ngày xưa đã không vượt qua nổi mặc cảm trong hiện tại. Trước tình cảnh Nhuận Thổ, tấm lòng của mẹ con anh Tấn không khỏi ái ngại, xót thương, than thở, buồn cho cảnh nhà anh: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành dần độn, mụ mẫm đi. Qua tâm trạng ấy, có thể nhận ra hình ảnh một cố hương không còn yên bình êm ả như xưa. Gia đình trung lưu thì phải tha hương, người dân quê càng xơ xác. Hoàn cảnh làm thay đổi tâm tính con người. Sự đổi thay trong tình làng nghĩa xóm, tình bạn tình người cũng nhạt nhẽo hơn đem lại nỗi buồn vô hạn cho đến tận ngày đi. Đó cũng là thời khắc anh Tấn cùng người thân phải giã biệt ngôi nhà thân yêu. Cảnh biệt li được cảm nhận bằng câu văn lạnh lùng không chút luyến lưu: “Kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc”. Và phút rời chân đi thì “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”. Không còn gì lưu dấu, như chính lòng người cũng trở nên trống rỗng.
Hành trình giã biệt quê hương in đậm nỗi buồn của buổi hoàng hôn, trên - chiếc thuyền lẻ loi, in bóng đen sẫm như một vệt tốì ám ảnh lòng người. Rời quê trong tâm trạng nặng nề như vậy, cứ ngỡ tình cảnh bi đát của đời sống vật chất và tinh thần dân quê sẽ gieo vào lòng tôi cảm giác thất vọng, bi quan. Nhưng nhà văn đã gửi gắm ao ước lạc quan vào trong hình tượng Thủy Sinh,
con Nhuận Thổ, và tình bạn vừa nhen lên với Hoàng - đứa cháu của nhân vật tôi. Có thể nói từ những chi tiết ngoại hình cho đến tính chất tình bạn giữa hai đứa trẻ chẳng khác gì một bản sao của tình bạn Nhuận Thổ - Tấn thuở xưa. Thủy Sinh cũng khuôn mặt tròn trĩnh, dáng vẻ bẽn lẽn như Nhuận Thổ ngày nào, dẫu thiếu chiếc vòng bạc trên cổ nhưng vẫn hồn nhiên trong sáng và gần gũi thân thiết biết bao với thằng bé Hoàng. Chưa bao giờ, cái ranh giới giả tạo phân biệt giai cấp lại hiện hình rõ như thế qua sự lặp lại vô tình này. Niềm tin của tôi thật mãnh liệt dù cho không tránh khỏi thoáng chút mơ hồ, nhưng ở đó là niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người dân quê. Chẳng qua, những biến đổi thời cuộc tác động đến gia cảnh đã làm thay đổi tính cách tốt đẹp của họ mà thôi. Những hi vọng được nhen nhóm từ suy ngẫm về người bạn cũ - sùng bái tượng gỗ một cách mê muội kì thực cũng là một cách nuôi hi vọng. Bản thân nhân vật tôi cũng đang hi vọng một tương lai sáng sủa hơn. Họ đã gặp nhau trong hi vọng đổi đời, nhưng lại rất khác nhau về con đường của mỗi người. Hình tượng con đường ở phần cuối tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm về thực trạng xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Con đường mà tác giả cảm nhận được về thực tại là sự phân rẽ của các tầng lớp xã hội, một điều đáng buồn và ray rứt tâm tư của nhà văn. Nhiệt tình cải tạo xã hội đã thành câu kêt đầy triết lí thể hiện sâu sắc tư tưởng nhà văn: kì thực trển mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Đó là sự khẳng định cho quyết tâm vượt qua những định kiến xã hội lạc hậu. Con đường mà nhà văn muốn nói chính là con đường chung - thay đổi sô" phận, thay đổi nếp nghĩ để kết lại tình bạn như thuở nào tốt đẹp vô tư, để người sông với người hoà đồng thân ái. Muôn vậy, mỗi người phải tự vạch con đường cho mình, không giẫm lên những vết mòn vẹt của định kiến cũ. Cảm hứng của nhà văn hướng về việc cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp.
Tác phẩm một lần nữa thể hiện quan niệm dùng văn chương “chữa bệnh tinh thần” cho dân tộc Trung Hoa của nhà văn vĩ đại Lỗ Tấn. Xuất phát từ tình yêu với quê hương và con người nghèo khổ, Lỗ Tấn đã viết nên những trang cảm động về tình bạn ấu thơ, nỗi xót xa truớc tình trạng khôn cùng và suy thoái tinh thần của người dân tại cô" hương. Tấm lòng nhiệt thành và ý thức đấu tranh chông xã hội bất công thấm đượm trong từng trang sách. Ông đã đưa ra những dự đoán thiên tài về cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc Trung Hoa khi tìm ra con đường chân chính tự giải phóng mình.
Cô" hương không phải chỉ là những dư âm nhạt nhoà mà còn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi. Chừng nào nhân loại còn gánh chịu những bất công vô lí, còn những sô' phận khôn khổ như Nhuận Thổ và những người dân quê, thì chúng ta còn cần đến một tấm lòng cô" hương để chia sẻ nỗi niềm, khơi dậy ý thức xoá bỏ ranh giới giàu nghèo, để giúp ch