Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh

  • Phong cách Hồ Chí Minh trang 1
  • Phong cách Hồ Chí Minh trang 2
  • Phong cách Hồ Chí Minh trang 3
PHONG CÁCH HÓ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Giói thiệu:
Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích trong bài “Phong cách PIỒ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà, in trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990). Bài văn khẳng định nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, đó chính là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thông văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và sự giản dị.
Đọc - Hiểu văn bản:
Phần đầu của văn bản nói về vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng của Hồ Chí Minh: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với vãn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”.
Cha ông ngày xưa nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Bác đi nhiều nơi nên học hỏi được nhiều. Nhưng vấn đề là học bằng cách nào? Để có được vón văn hóa sâu rộng ấy, trước hết, Bác phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ : “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... nắm vững ngôn ngữ để học qua sách vở, qua giao tiếp. Bên cạnh đó, còn phải học hỏi qua lao động, qua công việc: “Người đã làm nhiều nghề”. Bằng những cách ấy, Bác đã có được một vôn tri thức đạt đến mức “sâu sắc”, “uyên thăm”. Điều đáng nói ở đây là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài: “Người đã chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”. Bác tiếp thu trên nền tảng sâu vững của văn hóa dân tộc để tạo nên những giá trị độc đáo: “... điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dântộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhăn cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
Phần thứ hai của văn bản nói về lốì sông giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh. Tác giả đã giới thiệu lối sống ấy một cách cụ thể bằng những chi tiết tiêu biểu, từ ngôi nhà cho đến trang phục và cách ăn uống. Mở đầu là một lời bình luận đầy ấn tượng: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình”. Nghệ thuật đô'i lập đã làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi. Tác giả khiến người đọc hình dung trong sự đốì chiếu các hình ảnh: cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của các vị nguyên thủ quốc gia, và ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Chiếc nhà. sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, có ai ngờ hình ảnh đơn sơ mang đậm hồn nông thôn như thế, “chỉ vẻn vẹn có vài phòng”, “với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ” lại là nơi ở, nơi làm việc của một vị Chủ tịch nước. Trong bài “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại”, khi nói về đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng cũng nhắc đến ngôi nhà sàn “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn”. Chủ nhân ngôi nhà sàn đơn sơ ấy “cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Và “việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Am hiểu văn hóa nhân loại mà cách sống lại hết sức dân tộc, rất Việt Nam. Khép lại đoạn văn kể về lôi sông của Bác cũng là một lời bình luận đầy sức thuyết phục: “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ nào, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống giản dị và tiết chế đến mức như vậy”. “Tiết chề” là hạn chế, là giữ không cho vượt quá mức. Tuy nhiên, không nên hiểu “tiết chề” là lối sống khắc khổ theo kiểu nhà tu hành; cũng không nên hiểu là tự hạn chế mình để trở thành khác đời, hơn đời. Sông giản dị, đó không chỉ là một lối sống, thể hiện một quan niệm sông, mà còn gắn với một quan niệm thẩm mĩ, quan niệm về cái đẹp: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Cho nên, sống giản dị mà thanh cao chính là ở đó. Cái đẹp, cái thanh cao nằm ngay trong cái giản dị. Tác giả đối chiếu lối sống của Bác với lối sông của “các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức”. Bác đã từng tâm sự: ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước cứu dân, Bác sẽ “làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi”. Ta chợt nhận ra trong ước nguyện của Bác cái thú điềnviên, thú lâm tuyền của những bậc triết nhân hiền giả ngày xưa gặp lúc thời thế nhiễu nhương không thể hành đạo giúp đời, đã từ bỏ công danh, tìm đến cuộc sông ẩn dật nơi núi rừng, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch. Nguyễn Trãi xưa về lại Côn Sơn để làm bạn với suôi chảy rì rầm, với bàn đá rêu phơi, với bóng mát của rừng thông, rừng trúc xanh mát một màu. Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sông nơi thôn dã “Một mai, một cuốc, một cần câu”, với cảnh thanh bần “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để di dưỡng tinh thần. Nhưng có điều, Bác vẫn không phải là nhà hiền triết ẩn dật, lánh đời. Lối sống của Bác là một lối sống rất dân tộc, in đậm nét đẹp của truyền thông, nhưng vẫn rất hiện đại. Theo Phạm Văn Đồng, “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”.
Tổng kết:
Bằng một lối viết giàu sức thuyết phục, tác giả Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Bài văn giúp người đọc hiểu rõ thêm về bác, từ đó bồi đắp tình cảm tự hào và kính yêu lãnh tụ.