Soạn bài Sang thu

  • Sang thu trang 1
  • Sang thu trang 2
SANG THU
(Hữu Thỉnh)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. ông đã tham gia Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
“Sang thu” là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh.
Đọc - Hiểu văn bản:
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se - ngọn gió heo may riêng biệt của mùa thu - mang theo hương ổi; và sau đó được tiếp tục gợi tả qua hình ảnh sương thu bảng lảng ngoài ngõ, nước sông có vẻ như không buồn chảy, những cánh chim vội vã bay đi, mây trời dường đã nhuốm sắc thu, nắng hạ còn đó nhưng đã bớt dần những cơn mưa giông mùa hạ kèm theo tiếng sấm, hàng cây có vẻ lặng lẽ trầm tư.
Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu rất tinh tế.
Nhà thơ nghe được “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Từ “phả” thật có hồn. Không phải là gió mang theo hương ổi, mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm vào trong gió, làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho.
Nhà thơ thấy được “sương chùng chình qua ngõ”. Trong tiếng Việt, chữ “chùng chình” có nghĩa là cô' ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian. Với chữ “chùng chình”, mùa thu bỗng hiện ra như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời.
Còn sông thì “được lúc dềnh dàng”. Chữ “dềnh dàng” gần giông như chữ “chùng chình” ở trên, chỉ tác phong chậm chạp, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc những việc không cần thiết. Từ láy ấy có sức gợi tả sắc thái riêng của dòng sông bắt đầu vào thu. Nhà thơ mượn những từ mang nghĩa chậm chạp để diễn tả sự biến chuyển nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa.
Hình ảnh “đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu” là một hình ảnh độc đáo mà cái hay của nó khó có thể cắt nghĩa rõ ràng. Có lẽ đó là hình ảnh đẹp nhất, đặc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
Hai dòng thơ cuối bài cũng rất đẹp: “Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi”.
Sấm - âm thanh của những cơn mưa giông thường có vào mùa hạ - không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây, nhìn giông như hàng cây đã “đứng tuổi”. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: con người đã đứng tuổi, đã từng trải thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời.
c. Tổng kết:
Từ cuối hạ sang đầu thu, thiền nhiên đất nước có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng tâm hồn rung động tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”.