Soạn bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 1
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 2
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 3
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 4
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 5
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 6
  • Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) trang 7
CON CHÓ BÃC
(Trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G. Lân-đơn)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Giắc Lân-đơn (1876 - 1976) là nhà văn Mĩ, sinh ở Xan Phran-xi-cô. Lân- đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên báo của sinh viên. Thời kì nở rộ trong sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.
“Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903) là cuốn tiểu thuyết được viết sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ ở Ca-na-đa trở về. Đoạn trích chủ yếu kể về con chó Bấc và nhân vật Giôn Thoóc-tơn.
Đọc - Hiểu văn bản:
Bố cục: bài văn có thể chia thành 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “mới khơi dậy lên được”): mở đầu, giới thiệu về mối quan hệ đặc biệt giữa Bấc và Giôn Thoóc-tơn.
+ Phần 2 (từ “Con người này đã cứu sống nó” đến “Đằng ấy hầu như biết nói đấy !”): tình cảm của Giôn Thoóc-tơn đối với Bấc.
+ Phần 3 (còn lại): tình cảm của Bấc đôi với chủ.
Phần 3 gồm ba đoạn văn, có độ dài lớn hơn độ dài của cả hai phần trước cộng lại. Bố cục ấy thể hiện rõ ý đồ của nhà văn chủ yếu muốn nói về con chó Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó đối với chủ.
Tình cảm của Giôn Thoóc-tơn đối với con chó Bấc:
Không phải ngẫu nhiên mà “tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh” trong lòng con chó Bấc. Chỉ có Giôn Thoóc-tơn “mới khơi dậy lên được” tình cảm ấy, bởi:
+ Lí do thứ nhất: “con người này đã cứu sống nó”;
+ Lí do thứ hai: “nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng”. Biểu hiện của sự lí tưởng ấy là:
Thoóc-tơn không giống như những người khác “chăm nom chó của họ chỉ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh”, anh chăm sóc chó của mình, và đặc biệt đôi với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy” với tình cảm yêu thương, trìu mến thực sự.
Cách chăm sóc, đôì xử của anh đôi với Bấc cho thấy rằng từ trong ý nghĩ, trong tình cảm, anh không xem Bấc chỉ là một con chó mà là một con người hẳn hoi, là đồng loại, là bạn bè, là người thân của anh. Tình cảm ấy biểu hiệntrong những hành vi cụ thể: chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện “tầm phào” với chó; túm chặt lấy đầu Bấc, dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui; tiếng rủa của anh là tiếng “rủa yêu”, đổì với con chó Bấc là “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”, là “những lời nói nựng âu yếm”; khi con chó Bấc bày tỏ niềm hạnh phúc thì Thoóc-tơn kêu lên, trân trọng: “Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đây !”.
Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ có Giôn Thoóc-tơn là có lòng nhân từ, yêu thương nó.
Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc:
+ Ở đoạn văn mở đầu, nhà văn đã nói đến tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn, “tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”.
+ Đến đoạn dưới, nhà văn tập trung miêu tả cụ thể những biểu hiện tình cảm của Bấc:
Thương yêu sôi nổi, nồng cháy. Bấc “thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”, “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”.
Thương yêu đến tôn thà', “tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ”. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với I1Ó, “Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh”.
Việc miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc đã chứng tỏ tài quan sát và những nhận xét tinh tế của Lân-đơn về loài vật. Những biểu hiện tình cảm của các con chó trong bài văn là của chung loài chó, nhưng nhà văn tách ra mỗi con (Xơ-kít, Ních, Bấc) một nét riêng cho sinh động và để làm nổi bật lên nét khác biệt của con Bấc so với những con chó kia.
“Tâm hồn” của con chó Bấc:
+ Trong thơ và truyện ngụ ngôn, các con vật thường được nhân cách hóa, vật cũng nói được tiếng người, ơ đây, con chó Bấc không được xây dựng như thế. Nó không nói được tiếng người, họng nó chỉ “rung lên những âm thanh không thốt nên lời”. Nhưng trong cảm nhận của Thoóc-tơn, nó “hầu như biết nói”. Khi cảm nhận như vậy, dường như Thoóc-tơn thấu hiểu được thế giới “tâm hồn” phong phú của nó.
+ Theo lời của người kể chuyện, Bấc cũng giống như một con người, có suy nghĩ, có cảm xúc, tình cảm: “Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy...”, “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ây...”,“nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất”, “nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh,...”, “Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước”.
Không những biết vui mừng, Bấc còn biết lo sợ: “Bấc sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó...”, còn nằm mơ: “Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh”.
Việc miêu tả thế giới “tâm hồn” phong phú của con chó Bấc vừa chứng tỏ trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa thể hiện lòng yêu thương loài vật của ông.
c. Tổng kết:
Trong đoạn trích “Con chó Bấc”, nhà văn Mĩ Lân-đơn có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc, đổng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối vói loài vật.
II. ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Hãy phân tích đoạn trích “Con chó Bấc” (trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G. Lân-đơn) để làm rõ cảm thụ nghệ thuật tinh tế, trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của
nhà văn khi ông diễn tả “tâm hồn” của con chó Bấc.	
DÀN Ý
Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã và nhân vật trung tâm: con chó Bấc.
Nêu ý nghĩa luận đề: cảm thụ nghệ thuật tinh tế, trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi diễn tả “tâm hồn” của con chó Bấc.
Thân bài:
Tổng:
Con chó Bấc là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Truyện viết về cuộc sông của một con chó nhưng lại gợi lên giá trị nhân văn sâu sắc.
Cuộc sống của Bấc bị đốì xử tàn tệ cho đến khi về tay Thoóc-tơn. Từ đó tạo thành mối quan hệ khắng khít như tình bạn thật sự.
Phân:
a. Tình cảm Thoóc-tơn dành cho Bấc:
Tình yêu ấy khác hẳn với tình cảm nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh.
Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng, chăm sóc chó như thể chúng là con cái của anh vậy.
Tình cảm bộc lộ qua hành động chăm sóc, lời nói, cử chỉ thân mật: tiếng rủa, ôm ghì mạnh mẽ, kều lên trân trọng.
b. Tình yêu của Bấc dành cho chủ:
Lòng trung thành bắt đầu từ sự thương yêu thật sự và nồng nàn. Biểu lộ qua so sánh với ông Thẩm Milơ và những cậu con trai của ông Thẩm. Ngôn ngữ sinh động của nhà văn tạo cảm nhận về tâm hồn Bấc cũng giống người.
Biểu lộ của tình thương yêu:
+ Tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Hành động giống cử chỉ vuốt ve của con người.
+ Tình thương yêu gắn với sự tôn thờ: nhà văn thể hiện cảm nhận qua việc so sánh với Xơ-kit - cô ả chó và cu cậu Ních. Ngôn ngữ đặc tả sinh động cử chỉ và nhất là ánh mắt đầy thương yêu của Bấc.
+ Nỗi lo sợ phải rời xa Thoóc-tơn.
Hợp:
Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát miêu tả cũng như sự am hiểu loài chó của G. Lân-đơn.
Nghệ thuật diễn tả cũng là thể hiện tình yêu thương loài vật. Qua đó gợi lên vẻ đẹp nhân văn.
Kết bài:
Nêu ấn tượng sâu sắc của bản thân, gắn với ý nghĩa nhan đề của tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã.
BÀI VIẾT GỢI ý
Tỉếng gọi nơi hoang dã là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mĩ G. Lân- đơn. Trong bô’i cảnh khốc liệt của một xã hội đầy thù hận với những con người sẵn sàng bắn giết nhau để giành giật quặng vàng, câu chuyện về con chó Bấc như một phản ứng với mặt trái xấu xa của cuộc sống thực dụng tàn nhẫn. Đặc biệt, Lân-đơn đã dành những trang viết cảm động diễn tả môi quan hệ giữa con chó Bấc và người chủ cuối cùng Giôn Thoóc-tơn, trong chương 6 của tác phẩm: Vì tình yêu thương đối với một con người. Nhà văn đã bộc lộ năng lực cảm thụ tinh tế, trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đốì với loài vật.
Trước khi được cứu sống và được chăm sóc bởi Thoóc-tơn, Bấc đã có một số phận truân chuyên khi bị bắt cóc lên Bắc Cực để kéo xe trượt tuyết phục vụ cho các ông chủ tìm vàng. Những ông chủ độc ác xem Bấc như là một công cụ để sai khiến và một con vật đáng bị hành hạ. Bấc có dịp chứng kiến sự dã man tàn bạo của con người với đồng loại. Nước Mĩ vào cuối thế kỉ XIX sôi sục với những giấc mộng vàng, khiến người ta đổ xô về những vùng lạnh giá mong tìm một sự đổi đời. Khi mà sự thù hận, máu đồng loại đem đánh đổi những thoi vàng đẫm máu thì số phận của một con chó chẳng có ý nghĩa gì.
Giữa chốn thù hận nhiều hơn yêu thương ấy, Bấc đã được gặp Thoóc-tơn, người chủ thật sự của mình. Dẫu rằng vì mưu sinh khiến anh cũng phải lao vào cuộc tìm vàng mạo hiểm, nhưng Thoóc-tơn còn giữ được tâm hồn và tính cách dịu dàng của một con-người. Bấc không chỉ được Thooc-tơn cứu sống mà còn chăm sóc bằng sự quan tâm đặc biệt, dù rằng anh còn nuôi cả cô ả chó Xơ-kít và chú chó Ních trước đó. Có lẽ, chính vì biết yêu thương loài vật nên Thoóc-tơn đã giành lại được “niềm tin” và sự trung thành tuyệt đối của Bấc. Chỉ có tình yêu mới có thể cảm hoá được dòng máu hoang dại của Bấc, để nó đáp trả lại bằng một tình thương yêu thật sự. G. Lân-đơn đã có những dòng tuyệt diệu khắc họa tình yêu mà Bâc dành cho chủ của mình, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt..
Dường như để cắt nghĩa cho tình yêu mà Bấc dành cho chủ, nhà văn đã dành một đoạn miêu tả tình cảm mà Thoóc-tơn dành cho Bấc. Một thứ tình cảm được so sánh như tình cảm của người cha dành cho con cái. Không chỉ là sự chăm sóc bình thường, mà trong hoàn cảnh cuộc sông khắc nghiệt ở một nơi hoang lạnh, những con chó của Thoóc-tơn và đặc biệt là Bấc còn được đối xử như những người bạn để Thoóc-tơn “không hao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng". Tình cảm còn được thể hiện trong cái ôm ghì mạnh mẽ, cùng những tiếng rủa mà với Bấc chẳng khác nào lời nựng âu yếm. Đó là những tình cảm thương yêu mà người dành cho chó, để được đáp lại bằng tất cả bản năng trung thành của loài vật này.
Nét đặc sắc của đoạn trích gắn với lời văn mô tả của G. Lân-đơn về tâm hồn của con chó Bấc. Có lẽ khó có ai có thể miêu tả một cách sống động về một con chó có nghĩa có tình với chủ một cách tài tình như nhà văn. Thậm chí, có nhà phê bình còn ví von rằng để viết được những dòng tuyệt vời về Bấc như thế, hẳn G. Lân-đơn từng trải qua... kiếp chó. Tâm hồn mẫn cảm của nhà văn cùng với khả năng nắm bắt tâm lí động vật rất tài tình đã khiến chúng ta đều bị chinh phục trước một con chó Bấc với cách cư xử như một con người giàu cá tính. Dường như để làm nổi bật tính chất quan hệ đặc biệt giữa Bấc và Thoóc-tơn, nhà văn đã so sánh với hai con chó khác trong đàn chó của Thoóc-tơn: cô ả chó Xơ-kit và anh chàng chó đỏm dáng Ních. Nếu như Xơ-kít “có thói quen thọc cái mũi của nó vào bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về” và Ních “tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối Thoóc-tơn" thì Bấc lại là kẻ không săn đón và bày tỏ niềm vui sướng được chiều chuộng như thế. Trong dòng máu của Bấc, ngoài sự kiêu hãnh của một loài chó dũng mãnh thì còn là lòng tôn thờ với chủ. Tình thương yêu đặc biệt như người bạn thực thụ nên nó xem bổn phận đáp trả hành động thương yêu của Thoóc-tơn không phải là sự tận hưởng mà là chia sẻ giúp đỡ cho người chủ của mình. Dẫu rằng Bấc đã bị đối xử tàn tệ trong tay những ông chủ khác, nhưng nó cũng không lạm dụng việc được đổì xử tử tế để cho mình những đặc ân không cần thiết. Hãy xem hình ảnh của Bấc mới thấy rõ trí khôn của nó: “Nó thường nằm. phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tinh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Dường như sau cái nhìn ấy, ta thấy một khả năng kì diệu của Bấc đọc được ý nghĩ, tình cảm của Thoóc-tcm. Đó là sự quan tâm, cảnh giác với bất cứ điều gì có thể gây hại cho người chủ ở một nơi có quá nhiều cạm bẫy và thù hận. Đó cũng là biểu hiện của lòng trung thành tuyệt đôì như một vệ sĩ đáng tin cẩn. Quan hệ chủ - tớ đã không còn khi chúng ta thấy Thoóc-tơn đáp lại cũng bằng ánh mắt “toả rạng tình cảm tự đáy lòng”. Đó là tình bạn thật sự giữa người và chó. Không cần lời nói, không thể nói bằng lời, tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài như là biểu đạt ngôn ngữ của loài chó, rất giàu thương yêu và tin tưởng tuyệt đối vào Thoóc-tơn, người - bạn khác giống loài. Bởi thế, trong câu chuyện này, những kẻ không hiểu được mối giao cảm kì lạ ấy đã phải trả giá đắt khi xúc phạm đến Thoóc-tơn, đã phải chịu những đòn trừng phạt kinh hoàng của Bấc.
Không chỉ diễn giải vào quan hệ người - chó, G. Lân-đơn còn cho thấy một năng lực biểu đạt tâm hồn như con người của con chó Bấc. Đoạn văn miêu tả hành động của Bấc “không muốn rời Thoóc-tơn một bước”, “luôn bám theo gót chân anh” đã nói lên đầy đủ giá trị của lòng thương yêu gắn với phẩm chất nhân ái của một con người. Bấc lo sợ phải mất Thoóc-tơn, như linh tính của loài vật khôn ngoan phải thường xuyên trải qua nguy hiếm và từng bị bỏ rơi nhiều lần ở vùng đất phương Bắc lạnh lẽo và quá hiếm hoi sự tử tế trong cách con người cư xử với nhau. Nỗi lo sợ của Bấc cũng chính là một cách cắt nghĩa của nhà văn về cuộc sông của những kẻ tìm vàng, luôn sẵn sàng tìm cách triệt hạ nhau chỉ vì lợi lộc và lòng tham không đáy. Nỗi lo sợ của Bấc phá tan cả giấc mơ loài chó, khi màn đêm chứa đựng bao cảm giác bất an. Cảm động thay khi Bấc hoàn toàn không nghĩ cho bản thân nó mà sẵn sàng thức để “lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Ta tưởng như gặp một con người với lòng tận tuy sẵn sàng hi sinh vì bạn bè tri kỉ tri âm.
Miêu tả về một con chó với tất cả những biểu hiện như một con người, nhưng cũng rất trung thành với bản tính của loài chó, G. Lân-đơn thể hiện khả năng hiểu biết đời sống và tâm tính của loài chó bằng chính tình thương yêu của mình với chúng. Nếu không phải là một người am hiểu và gần gũi với loài động vật này, nếu thiếu một cảm hứng thương yêu loài vật, chắc chắn sẽ không có cuốn tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã với nhân vật trung tâm là con chó Bấc có sức chinh phục mạnh mẽ với bạn đọc trên toàn thế giới. Tác phẩm còn chứa chan tình cảm nhân ái, đề cao sức mạnh tình thương cũng như nỗi đau xót và phản ứng của nhà văn trước một xã hội chạy theo ánh lấp lánh của những thoi vàng vô nghĩa lí.
Người đọc sẽ còn nhớ mãi hình ảnh con chó Bấc trung thành và tình nghĩa, sẽ còn nhớ mãi tiếng tru thảm thiết đau đớn khi Bấc vĩnh viễn mất đi người chủ thương yêu vì bàn tay tàn bạo của chính con người. Cuối cùng, Bấc trở về theo tiếng gọi nơi hoang dã, nhưng sâu thẳm “tâm hồn” Bấc vẫn là những hình ảnh thân thương của Thoóc-tơn, với những tiếng rủa âu yếm và ánh mắt nồng nàn của một con - người cuối cùng mà nó biết giữa vùng đất phương Bắc bạo tàn.