Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ

  • Tiếng nói của văn nghệ trang 1
  • Tiếng nói của văn nghệ trang 2
  • Tiếng nói của văn nghệ trang 3
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
{Nguyễn Đình Thi')
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở Hà Nội, tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ 1958 trở đi, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Ông đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt 1 năm 1996.
Bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 (thời kì đầu cuộc kháng chiến chông Pháp), in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (1956).
Bài văn có hệ thông luận điểm như sau:
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sông con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
Các luận điểm trên vừa có sự giải thích cho nhau vừa nốì tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
Nội dung tiếng nói của văn nghệ-.
+ Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ.
Cũng phản ánh đời sông, nhưng các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, địa lí, lịch sử... khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt thế giới tự nhiên hay xã hội với các quy luật khách quan của nó; còn văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người.
Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sông khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, người nghệ sĩ gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ không chỉ là câu chuyện,con người như xảy ra ở ngoài đời mà quan trọng hơn, còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
+ Tác phẩm văn nghệ không phải là những lời thuyết lí khô khan mà là tiếng nói sinh động cất lên từ thế giới tinh thần của người nghệ sĩ. Nó chứa đựng cảm xúc, tình cảm, suy tư của người nghệ sĩ, và mang đến cho người thưởng thức những rung động, những ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc.
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Mỗi người tiếp nhận là một cá thể tinh thần, mang đến cho tác phẩm những ý nghĩa khác nhau. Cho nên nội dung tiếng nói của văn nghệ sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem...
Tóm lại, nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
Sự cần thiết của văn nghệ đô'i với con người:
+ Văn nghệ giúp cho con người được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sông, mỗi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
+ Những khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, những hoạt động, những vui buồn gần gũi.
+ Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho “đời cứ tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc.
Sức mạnh cảm hóa kì diệu của văn nghệ đối vời con người:
+ Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật đi từ trái tim đến trái tim. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan mà hòa lắng vào trong những cảm xúc, những nỗi niềm, đi vào người đọc, người xem bằng con đường của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ đưa con người vào những cảnh ngộ, những trạng huống khác nhau của đời sống để nếm trải bao nhiêu nỗi niềm... “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”. Tác động vào tình cảm thường vẫn có hiệu quả hơn tác động vào lí trí.
+ Nội dung và con đường tác động đặc biệt của văn nghệ giúp cho con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Cho nên “văn nghệ là một thứ không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”.
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài vãn:
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định các ý kiến, các nhận định, tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luận.
+ Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt hứng, đặc biệt ở phần cuối.
Tóm lại, văn nghệ là mối dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tăm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc.