Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)

  • Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) trang 3
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
(Bài tự học có hướng dẫn}
Đề: Tính cách đê tiện, bỉ ổi của Mã Giám Sinh và tâm trạng đau đớn
hổ nhục của Thúy Kiểu qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
DÀN Ý
Mở bài:
Giới thiệu đoạn trích (nhà Kiều xảy ra gia biến, Kiều bắn tin bán mình cứu cha và em, Mã Giám Sinh đến nhà Kiều).
Đoạn thơ thành công về tả nhân vật phản diện Mã Giám Sinh, tả tầm trạng Kiều.
Thân bài:
Phân tích:
Tính cách, bản chất Mã Giám Sinh:
+ Lai lịch bất minh, giả danh sinh viên Quốc tử giám ở kinh đô.
+ Đỏm dáng, đàng điếm, thô lỗ, vô học (qua tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử
chỉ, hành động).
+ Sành sỏi với thủ đoạn con buôn tàn nhẫn, cò kè mặc cả trả giá một cách đê tiện, bỉ ổi, xem Kiều như món hàng.
+ Là tên ma cô “buôn thịt bán người” chuyên đi mua gái cho lầu xanh của mụ Tú Bà ở Lâm Tri.
Tâm trạng Thúy Kiều:
+ Đau đớn, tủi nhục, ê chề, nước mắt đầm đìa.
+ Câm lặng, thụ động như một cái máy vì tự nguyện bán mình.
Kết bài:
Đoạn thơ đặc sắc về tả người, tả tâm trạng nhân vật.
Nguyễn Du đồng cảm nỗi khổ của Kiều, lên án bọn người xấu xa độc ác và thế lực của đồng tiền.
BÀI VIẾT GỢI ý
Đang “chập chờn nửa tỉnh nửa mê” trong ước mơ hạnh phúc tình đầu với
Kim Trọng thì bỗng đâu cảnh nhà tai biến vì thằng bán tơ vu oan giá hoạ, Thúy Kiều không đành lòng để gia đình tan nát nên tự nguyện bán mình để cứu cha và em. Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn thơ tự sự trữ tình đặc sắc thành công về tả người, tả tâm trạng nhân vật. Đó là màn bi hài kịch vừa khắc hoạ rõ nét tính cách bỉ ổi, đê tiện của Mã Giám Sinh, vừa gợi tả xúc động tâm trạng xót xa đáng thương của Thúy Kiều.
Ngòi bút tài tình của Nguyễn Du đã tập trung những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ tả thực cụ thể về tuổi tác, ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, làm hiện rõ nhân thân họ Mã trước mắt người đọc. Hắn là một tên lai lịch mờ ám, giả danh, đỏm dáng, đàng điếm, thô lỗ, vô học:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng dưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng...
Những từ nhẵn nhụi, bảnh bao đã không hàm ý đẹp, lại ở một kẻ ngoại tứ tuần càng gợi lên sự không lương thiện. Từ tót đã đặc tả được thái độ lô’ bịch, vô giáo dục của Mã Giám Sinh. Nguyễn Du quả thật có tài lột tả cái “thần” của nhân vật chỉ bằng một từ. Từ tót trong ngồi tót tả họ Mã, cũng như từ lẻn chỉ Sở Khanh, từ ngây tả Hồ Tôn Hiến là những từ đắt, những “nhãn tự” trong ngôn ngữ Truyện Kiều. Tả ngoại hình, Nguyễn Du để nhân vật tự bộc lộ tính cách, bản chất. Ngay phút đầu xuất hiện, họ Mã đã làm người đọc căm ghét, khinh bĩ.
Bước vào “lễ vấn danh” trá hình, Mã Giám Sinh lộ nguyên hình là một tên con buôn với những thủ đoạn sành sỏi, tàn nhẫn. Nào có ai đến coi mắt xin cưới vợ mà lại ép, thử, cân, đo xem Kiều như một món hàng giữa chợ:
Đắn đo cân sắc cân tài Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ
Và:
Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm
Dù cô’ dùng những lời lẽ hoa mĩ như lễ vấn danh, canh thiếp, nạp thái, vu quy, họ Mã cũng không che đậy được chân tướng xấu xa của hắn khi Nguyễn Du kết thúc tấn bi kịch, lật ngửa con bài, lật mặt nạ chỉ rõ họ Mã là kẻ chuyên đi mua gái cho lầu xanh, một tên “buôn thịt bán người”:
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong
Thì ra Mã Giám Sinh chẳng phải là sinh viên trường Quốc tử giám ở kinh đô đến xin cưới vợ mà thực chất hắn là “gã chồng hờ”, là kẻ “mạt cưa mướp đắng” cùng với mụ Tú Bà chủ nhà chứa ở Lâm Tri “chung lưng mở một ngôi hàng/ Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề”. Đích thực, hán là công cụ của sô' mệnh và thế lực đen tối của đồng tiền đến gieo rắc tai hoạ cho đời Kiều. Nếu Từ Hải là người anh hùng độ lượng, là ánh sáng cứu vớt đời Kiều khỏi vũng bùn nhơ thì chính Mã Giám Sinh là kẻ đê tiện, là bóng tối đã làm Kiều bị ô nhục, đã đẩy nàng vào chôn đoạn trường khổ nhục suốt 15 năm.
Thuý Kiều trong cảnh mua bán dơ dáng này thật đáng thương. Đang là người con gái trong trắng, cuộc sống lễ giáo kín đáo “ém đềm trướng rủ màn che’' bỗng rơi vào nghịch cảnh, bị xem như một “món hàng” để bọn con buôn mặc cả trả giá, Kiều vô cùng đau đớn nhục nhã. Vì tự nguyện bán mình nên Kiều cam chịu, câm lặng, thụ động như một cái máy theo sự điều khiển của mụ mối và họ Mã. Từ lúc quyết định bán mình, Kiều đã xác định mình là món hàng có giá duy nhất còn lại trong nhà, sau khi bọn sai nha cướp phá. Nhưng chắc chắn Kiều chưa hình dung hết sự ê chề nhục nhã trong tình cảnh này. Gia đình trong cơn tai biến, cha và em bị đánh đập, bắt giam, chàng Kim thì đã về Liêu Dương, tình yêu mới chớm nở đành tan vỡ, nếu không có cuộc mua bán này lòng Kiều cũng đã tan nát. Nước mắt tuôn đẫm từng bước chân nàng:
Nỗi mình thểm tức nỗi nhà
Thềm hoa một hước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dạn gió e sương Ngừng hoa hóng thẹn trông gương mặt dày
Từng câu thơ lạnh lùng, tưởng như nhà thơ khách quan đứng ngoài cuộc kể lại diễn biến “lễ vấn danh”. Nhưng chắc rằng nước mắt Thúy Kiều cùng thấm đẫm trái tim nhân đạo của Nguyễn Du và khi viết đoạn thơ này, nhà thơ đã đứng về phía Kiều để lên án bọn độc ác, vô nhân.
Đoạn thơ không chỉ thành công trong cách tả nhân vât phản diện Mã Giám Sinh mà còn thành công trong cách tả tâm trạng Thúy Kiều, biểu hiện nỗi đau xót sâu sắc của người con gái tài hoa nhưng bất hạnh. Nguyễn Du là bậc thầy tả người, tả nhân vật nào ra nhân vật ấy, không nhân vật nào lẫn với nhân vật nào. Điều đó đúng với nhận xét: “Truyện Kiều cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương của một nhà thơ tài hoa nhất thế kỉ XIX”.
(Đặng Quốc Khánh)