Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 4
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 5
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 6
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 7
KIỀU ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu:
Gia đình gặp tai biến, Kiều phải bán mình cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ, không ngờ bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục và đưa về lầu xanh, lại còn bị Tú Bà mắng nhiếc, đánh đập. Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sông lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Mụ đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để chuẩn bị một âm mưu đê tiện hơn.
Đoạn thơ có thể chia làm ba phần:
+ Sáu câu thơ đầu: hoàn cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
+ Tám cầu thơ tiếp: Kiều thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ.
+ Tám câu cuối: cảnh được cảm nhận qua tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều.
Đọc - Hiểu văn bản:
Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, đáng thương của Thúy Kỉều ở lầu Ngưng Bích:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn hể bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Ngay ở câu thơ đầu, đã thấy ngay hoàn cảnh của Thúy Kiều: lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Thúy Kiều. Đã biết bao nhiêu đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Và Nguyễn Du đã tả tâm trạngcủa Kiều vào một đêm trăng. Ngồi trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, vì ở nơi ấy, nàng trơ trọi giữa không gian, thời gian, xung quanh nàng là mênh mông, hoang vắng. Ngồi trên lầu cao nhìn ra xa “bốn bề bát ngát”, chỉ thấy những cồn cát vàng, những dặm đường xa cuốn bụi hồng. Phép đối “cồn nọ” - “dặm kia” mở rộng không gian ra nhiều phía, càng tô đậm thân phận cô đơn của Thúy Kiều đang bị giam lỏng ở ngôi lầu cao trơ trọi. Ngày lại qua ngày, Kiều chỉ biết làm bạn với áng mây buổi sớm, ngọn đèn canh khuya. Đôi diện với mây đèn, càng thấm thìa cái bẽ bàng của thân phận. Cảnh ấy, tình ấy làm lòng Thúy Kiều tan nát.
Tám câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng Kiều thương nhớ người thân. Hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã diễn tả sâu sắc tâm trạng ấy.
Trước tiên, nàng nhớ đến Kim Trọng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bển trời góc hể hơ vơ,
Tấm son gột rửa hao giờ cho phai.
Có người đặt vấn đề tại sao Kiều lại nhớ Kim Trọng trước mà không phải là nhớ cha mẹ trước? cần thấy được sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du ở đoạn này. Khi từ biệt gia đình để đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã xa Kim Trọng một thời gian. Mặt khác, khi bán mình để cứu gia đình, Kiều đâ giải quyết môi xung đột giữa chữ hiếu và chữ tình:
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bền tình bền hiếu, bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Trong lòng nàng luôn ám ảnh mặc cảm phụ tình chàng Kim. Đến khi bị Mã Giám Sinh làm nhục và giờ đây đang bị ép làm gái lầu xanh, nỗi đau lớn nhất của Thúy Kiều là “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, thân mình đã nhơ nhuốc không còn xứng đáng với Kim Trọng nữa. Cho nên ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ đến Kim Trọng trước là phù hợp với logic của tình cảm. Nhớ người yêu, Kiều nhớ đến lời thề của tình yêu: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” (sau này, khi đã là gái lầu xanh, nhớ Kim Trọng, nàng cũng nhớ đến lời thề ấy: “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”). Ở lầu Ngưng Bích, Kiều tưởng tượng nơi phương xa chàng Kim đang ngày đêm đau đáu mong chờ mình: “Tin sương luống những rày trông mai chờ” trong khi mình đang “bên trời góc bể bơ vơ”. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” diễn tả nỗi đau của Kiều khi tấm lòng son của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa cho hết. Câu thơ cũng có thể hiểu theo một cách khác: tấm lòng son sắt của Thúy Kiều đối với Kim Trọng không bao giờ có thể nguôi, tình yêu chung thủy của nàng không bao giờ phai nhạt.
Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng Kiều nhớ đến mẹ cha:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều ngập tràn thương xót. Nàng xót cho cha mẹ già sớm chiều tựa cửa ngóng tin con. Nàng lo lắng ở nhà không ai phụng dưỡng, đỡ đần cha mẹ thay mình (sau này, nàng cũng có lần lo: “Sân hòe đôi chút thơ ngây; Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình?”). Nguyễn Du dùng thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, những điển cố “sân Lai”, “gốc tử” để diễn tả tấm lòng hiếu thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều. Từ khi xa nhà đến nay “Sân Lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ mưa nắng đã làm cảnh quê nhà đổi thay nhiều, “gốc tử” đã lớn “vừa người ôm”, cha mẹ ngày một thêm già yếu. Càng nghĩ, càng thêm xót xa cho cha mẹ.
Trong cảnh ngộ hiện tại, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng không nghĩ về mình mà chỉ nghĩ cho người thân. Quên cảnh ngộ của mình mà nghĩ về Kim Trọng, Kiều là người tình chung thủy. Quên cảnh ngộ của mình mà nghĩ về cha mẹ, Kiều là người con hiếu thảo. Những điều đó làm nên phẩm chất cao quý của Kiều, một con người vị tha, nhân hậu.
3. Tám câu cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,	•=
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Đoạn thơ là một minh chứng cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du. Tám câu thơ với bốn lần điệp ngữ “buồn trông” tạo âm điệu trầm buồn, mở ra bốn cảnh. Mỗi cảnh đều nhuốm màu tâm trạng. Trong cảnh “cửa bể chiều hôm”, hình ảnh “thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” như vời vợi nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. Cảnh “hoa trôi man mác biết là về đâu” trên “ngọn nước mới sa” như mang theo nỗi buồn cho thân phận trôi dạtcủa người con gái. Trong cảnh “nội cỏ rầu rầu”, Nguyễn Du mượn sắc màu u buồn của không gian cảnh vật để diễn tả nỗi buồn trong cảnh ngộ ảm đạm của Kiều, ớ cảnh cuối cùng, thiên nhiên hiện ra thật dữ dội: chung quanh Thúy Kiều là sóng gió ầm ào. Cảnh tượng ấy hé ra một dự cảm đáng sợ cho tương lai: rồi đây thân phận Thúy Kiều chỉ là cánh hoa bé nhỏ mong manh giữa sóng gió cuộc đời. Bốn cảnh được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, hình ảnh và màu sắc từ mờ nhạt đến rõ đậm, âm thanh từ tĩnh đến động; tình thì từ nỗi buồn man mác đến kinh sợ, hãi hùng.
Tổng kết:
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong “Truyện Kiều”. Đoạn thơ cho thấy tấm lòng thủy chung, nhân hậu của Thúy Kiều.
II. ĐỀ VÀN LUYỆN TẬP
Đề: Tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.	
DÀN Ý
Mở bài:
Nêu vị trí đoạn thơ trong truyện.
Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động, biểu hiện tâm trạng Thúy Kiều
Thân bài:
Phân tích các tâm trạng của Kiều:
Buồn, cô đơn, trơ trọi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn quanh lầu Ngưng Bích.
Nhớ:
Nhớ Kim Trọng, ân hận vì đã phụ thề.
Nhớ cha mẹ, xót xa thương cha mẹ già yếu, sớm chiều tựa cửa ngóng trông con.
Nhớ Kim Trọng trước cha mẹ là phù hợp với tâm lí Kiều, không phải là trái đạo lí vì Kiều đã trọng hiếu hơn tình, tự nguyện bán mình để cứu cha và em.
Buồn, lo SỢ:
Buồn, lo sợ những bão táp, tai biến ập đến, tấm thân không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định.
Kết bài:
Đoạn thơ là một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều, đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tả tâm trạng nhân vật.
BÀI VIẾT GỢI ý
Bị Mã Giám Sinh làm ô nhục, bị Tú Bà ép phải làm gái lầu xanh, Kiều đau đớn, tủi nhục đã tự vẫn để dứt nợ hồng nhan nhưng không chết. Sợ mất cả chì lẫn chài, Tú Bà liền đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích với hứa hẹn sẽ giúp Kiều “Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà”. Những thời khắc ở lầu Ngưng Bích, bị giam lỏng để đợi “gả chồng”, thân phận Kiều thật đáng thương, tâm trạng Kiều thật bi thiết. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động về tình cảnh, tâm trạng của Kiều, gợi sự đồng cảm, thương xót sâu sắc cho người đọc.
Hai mươi hai dòng lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, man mác, mênh mang nỗi buồn vô tận phát khởi từ lòng người, lan truyền vào cảnh vật, rồi từ cảnh vật lại xoáy vào lòng người. Bôn dòng đầu là bức tranh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Cảnh mênh mông vắng lặng càng tô đậm vẻ cô đơn bẽ bàng của Kiều. Trơ trọi thẫn thờ, từ trên lầu cao, Kiều nhìn ra dãy núi trùng điệp xa mờ. Trước mắt nàng, phía xa là những cồn cát vàng trải dài vô tận, trên đầu là mảnh trăng sầu. Cảnh núi xa, trăng sáng, cát vàng, bụi đỏ, bát ngát, quạnh hiu. Mỗi dòng thơ là một cặp đối xứng “vẻ non xa - tấm trăng gần” mờ ảo, “cát vàng cồn nọ - bụi hồng dặm kia” tầng tầng lớp lớp. Tất cả gợi lên bao nỗi ngổn ngang bi lụy trong tâm hồn Kiều. Đô'i lập với không gian rộng lớn, Kiều cảm thấy cô đơn, nhỏ bé. Nàng như muôn kéo cả “vẻ non xa, tấm trăng gần” đến ở chung để bớt cô độc. Nghĩ đến những biến cố mới xảy ra trước đó không lâu, Kiều buồn tủi, chán chường. Giờ đây, Kiều không còn là một thiếu nữ trong trắng với cuộc sông êm đềm của gia đình mà tấm thân này đã bị ô nhục, lưu lạc nơi đất khách quê người, không thân thích. Sớm sớm nhìn mây, đêm đêm đô'i diện ngọn đèn, cảnh buồn, tình buồn hòa nhập vào nhau thành nỗi buồn chất ngất trong lòng Kiều:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Cảnh gắn với lòng người, tình cảnh hòa quyện. Nét đặc sắc của Nguyễn Du là tả cảnh làm nền để bộc lộ nội tâm nhân vật. Cảnh buồn làm người buồn, người buồn nhìn đâu cũng thấy cảnh buồn, đúng như Nguyễn Du đã viết ở đoạn khác trong “Truyện Kiều”:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Những dòng thơ tiếp theo tràn đầy xúc cảm buồn nhớ của Thúy Kiều. Trước hết nàng nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến lời thề nguyền hôm nào dưới ánh trăng, chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng vẫn còn kia mà ước mơ hạnh phúc tình đầu đã tan vỡ. Kiều hình dung giờ đây Kim Trọng ở Liêu Dương đang ngóng đợi tin nàng với nỗi sầu tư ! Kiều thấy thương Kim Trọng vô hạn, cảm thấy ân hận vì mình đã phụ thề. Lòng Kiều xót xa vì môi tình đầu:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Càng thương nhớ người yêu, càng nuối tiếc mối tình không trọn, Kiều càng thấm thìa tình cảnh cô độc và hiểu rằng tấm lòng son sắt của nàng đối với chàng Kim sẽ không bao giờ phai nhạt.
Chưa nguôi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại chồng chất thêm nỗi thương nhớ cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Với cha mẹ, nỗi nhớ của Kiều thật xót xa, da diết. Nguyễn Du thật tài tình khi dùng từ “tưởng” để diễn tả nỗi nhớ của Kiều đối với Kim Trọng, từ “xót” để tả nỗi nhớ của Kiều đối với cha mẹ. Tuy đã “Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân” tự nguyện bán mình để cứu cha và em, Kiều vẫn cảm thấy mình chưa trọn đạo làm con sớm thăm tối viếng, chắc giờ này cha mẹ già yếu đang mòn mỏi ngóng trông con, không ai quạt nồng ấp lạnh. Một nỗi buồn mênh mông tràn ngập lòng Kiều.
Để Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ không phải là trái đạo lí mà đây là sự tài tình, hiểu biết tâm lí nhân vật của Nguyễn Du. Kiều là người biết trọng hiếu hơn tình, đã hi sinh bản thân, tình yêu để cứu gia đình khỏi nạn. Giờ đây gia đình đã yên ổn, Kiều đã cảm thấy có phần an ủi thì tâm trạng nhớ Kim Trọng là phù hợp vì như nhà thơ Thế Lữ đã viết:
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Có thể nói Kiều “Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu” như Chu Mạnh Trinh đã nhận xét. Trong cảnh đau khổ, Kiều luôn nhớ đến Kim Trọng. Dù bản thân đã mất hết những gì quý giá, mất tình yêu, trinh tiết, nhân cách Kiều vẫn vị tha, nhớ thương cha mẹ, nặng lòng hiếu đạo.
Từ buồn nhớ, Kiều lại cảm thấy lo sợ cho tương lai mờ mịt của mình. Trong tám câu cuối của đoạn thơ, nỗi buồn của Thúy Kiều càng thêm chất ngất. Với vần bằng âm hưởng trùng điệp, từ ngữ gợi hình gợi tả biểu cảm, điệp ngữ liên hoàn “buồn trông”, Nguyễn Du đã cực tả được nỗi buồn tầng tầng lớp lớp đang dâng ngập lòng Kiều. Có những nét tả thực cảnh vật với cửa bể, chiều hôm, cánh buồm, bụi cỏ, chân mây, màu xanh, tiếng sóng... nhưng đều chứa đựng nghĩa ẩn dụ, gợi mở, liên tưởng phản ánh tâm trạng Kiều:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chăn mày mặt đất một ỉnàu xanh xanh.
Kiều ghi nhận những cảnh khác nhau, mỗi cảnh gợi cho nàng một nỗi buồn lo khác nhau. Cảnh “cửa bể chiều hôm”, “thấp thoáng cánh buồm xa xa” gợi nhớ quê hương, cảnh “hoa trôi man mác” gợi nàng nghĩ đến thân phận bất hạnh của mình không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất một màu xanh xanh” gợi cho Kiều nỗi buồn chán, tủi thân về cuộc sông lạnh lùng vô vị. Đặc biệt âm thanh của tiếng sóng “kêu” phủ chụp xuống Kiều làm cảm thấy hãi hùng trước những bão táp, tai biến sẽ ập đến.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Đó là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ hay nhất trong “Truyện Kiều”. Với hai mươi hai dòng thơ tả cảnh ngụ tình, tả tâm trạng nhân vật, Nguyễn Du đã chứng tỏ tài năng văn chương xuất chúng của mình. Nhưng quan trọng nhất, giàu tính nhân văn nhất vẫn là cái tình, là tấm lòng nhân đạo của nhà thơ đối với kiếp người bất hạnh ẩn chứa trong thơ.
(Đặng Quốc Khánh)