Soạn bài Đồng chí

  • Đồng chí trang 1
  • Đồng chí trang 2
  • Đồng chí trang 3
  • Đồng chí trang 4
  • Đồng chí trang 5
  • Đồng chí trang 6
  • Đồng chí trang 7
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
KIẾN THỨC Cơ B
A. Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn Thủ đô, và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chóng Mĩ.
Chính Hữu làm thơ từ năm 1947. Đề tài chủ yếu là người lính và chiến tranh. Tác phẩm chính: tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966). Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) của quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), thể hiện sâu sắc những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
“Đồng chí” được viết theo thê thơ tự do, có 20 dòng, chia làm 3 đoạn:
+ Câu 1 — 7: lí giải cơ sở của tình đồng chí.
+ Câu 8-17: những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
+ Câu 18-20: chất thơ trong cuộc sông chiến đấu gian khổ của người lính.
Cơ sở hình thành tỉnh đồng chí:
+ Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
“Anh” ra đi từ vùng “nước mặn đồng chua”, “tôi” từ miền “đất cày lên sỏi đá”. Hai miền đất xa nhau, “đôi người xa lạ” nhưng cùng giông nhau ở cái “nghèo”. Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị xuất thần của người lính: họ là những người nông dân nghèo.
+ Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng lí tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. “Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khỏe, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ.
+ Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:
Đêm rét chung clĩãn thành đôi tri kỉ.
Cái khó khăn thiếu thôn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải “chung chăn”. Nhưng chính sự “chung chăn” ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành “đôi tri kỉ”.
Đến đây, nhà thơ hạ xuống một dòng thơ thật đặc biệt với hai tiếng: “Đồng chí !”. Cáu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Hai tiếng “đồng chí” nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại. Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn một để mở ra đoạn hai.
Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí'.
+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa... Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ớ ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.
+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thôn của cuộc đời người lính:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sông của người lính những năm kháng chiến chông Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày... Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu “biết” được nỗi khổ sở khi bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Trong đoạn thơ, “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.
Đoạn kết'.
Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ thật đẹp:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã “đứng cạnh bên nhau” giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...
Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya: “...suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuồng thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đôì với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muôi là một khung cảnh thật...”. Nhưng đó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khóc liệt. “Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập “Đầu súng trăng treo”.
Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính,
Tổng kết:
Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thề hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Bài tha thể hiện hỉnh tượng người lính cách mạng và tình đồng chí của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
II. TƯ LIỆU THAM KHẢO
HỎI CHUYỆN NHÀ THƠ CHÍNH HỮU
* Thưa nhà thơ, bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948, khi quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công quy mô của giặc Pháp. Những người lính sống trong những năm đầu kháng chiến tuy khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng tình cảm đồng chí đồng đội chia ngọt sẻ bùi đã làm nên sức mạnh của họ. Điều gì đã khiến ông viết về họ'?
Nhà thơ Chính Hữu:
Trước khi đi bộ đội tôi đã mê thơ, mê văn học lãng mạn. Điều này thôi thúc tôi viết bài thơ “Ngày về”. Vào bộ đội làm chính trị viên đại đội, đơn vị toàn là dân Hà Nội, là học sinh sinh viên thành thị. Lên chiến khu Việt Bắc tôi mới thực sự tiếp xúc với nông dân. Tôi nghe tâm sự của họ và yêu mến họ. Cuộc sống thay đổi hoàn toàn, tôi đã tìm cho mình một cách nhìn khác trung thực hơn. Tôi chỉ huy một đại đội gồm toàn nông dân. Tôi tâm tình với họ và dùng những lời ăn tiếng nói giản dị hơn, mộc mạc hơn. Tôi cố ăn nói sao cho khỏi lãng mạn quá, văn hoa khuôn sáo quá. Tôi thích những đồng đội có gốc nông dân. Họ sống mộc mạc, giản dị nhưng yêu thương nhau, đoàn kết với nhau, tạo thành một sức mạnh không thể ngờ.
Vậy bài thơ “Đồng chí” đã ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nhà thơ Chính Hữu:
Tôi trực tiếp tham gia chiến dịch. Đơn vị của tôi ở Thái Nguyên có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bám sát địch không cho chúng tiến sầu vào căn cứ của ta. Vì truy kích địch thường phải cắt rừng đi tắt nên cấp dưỡng không theo kịp. Nhiều khi nhịn đói, đành ăn quả, củ rừng. Tôi bị ốm, sốt rét ác tính nhưng không có thuôc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc tôi. Không có đồng chí đó, có lẽ tôi đã bỏ mạng. Sự ân cần của đồng chí đó khiến tôi nhớ đến những lần đau ốm được mẹ được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên cho bài thơ “Đồng chí”.
Bài thơ bắt đầu từ một lời tâm sự:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Hai người từ hai miền đất nưóc nghèo khổ, một nơi “nước mặn đồng chua”, một nơi “đất cày lên sỏi đá”. Chỉ qua hai câu này bạn đọc đã hiểu rõ nguồn gốc xuất thân của những người lính...
Nhà thơ Chính Hữu:
Đúng là bài thơ tôi viết về những người lính xuất thân từ nông thôn. Họ ra đi từ những miền quê nghèo nàn, cùng cảnh gia đình khó khăn. Nhưng họ có chung lí tưởng và chung đời sông gian khổ, cho nên họ trở thành đồng chí của nhau. Người thời nay thật khó tưởng tượng nổi sự gian khổ thiếu thôn của chúng tôi ngày đó. Sương muỗi ở núi rừng Việt Bắc rất khủng khiếp và buốt như kim châm. Đường đi đầy đá sắc, dốc ngược, rừng rậm nhưng chân không có giày, đầu không có mũ, chỉ bộ bà ba đen phong phanh. Trời rét như thế nhưng ba người chỉ được một cái chăn mỏng, không bao giờ đắp kín hết thân. Khổ đầu của bài thơ, nhập đề rất tự nhiên:
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Họ “đôi người xa lạ” nhưng lí tưởng cách mạng đã giúp họ gặp nhau và đời sống gian khổ đã gắn bó họ lại với nhau.
[...]
Bài thơ được kết thúc bằng hình ảnh thật đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Đây cũng là đầu đề cho một tập thơ của ông. Nhiều nhà phê bỉnh và nhiều bài bình giảng, khi phân tích bài thơ đều cho rằng hỉnh ảnh “đầu súng trăng treo” là biểu tượng của tinh thần lãng mạn cách mạng, ngọn súng chính nghĩa được đính vào đó là hình tượng của cái đẹp, của chất thơ. Thưa ông, ông có ý tưởng gì khi viết những câu cuối này?
Nhà thơ Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Tôi cũng đã đọc những bài phân tích như vậy. Mỗi người đều có quyền hiểu thơ ca theo tình cảm của mình, tôi không có ý kiến. Nhưng tôi sẽ kể rõ ràng về hình ảnh “đầu súng trăng treo”, bởi nó xuất phát từ một hình ảnh thực, từ cuộc đời thực. Buổi đêm ở rừng núi Việt Bắc rét mướt, sương muôi thấm lạnh tê tái, đấy là chưa kế’ đến các loài thú độc, hổ báo, rắn rết. Đơn vị tôi phải phân công nhau đứng canh suốt đêm ở các vị trí khác nhau. Đứng trong cảnh “chân không giày”, quần áo rách như thế thì không nói sương muôi mà chỉ cần nghĩ đến từng đàn muỗi rừng cũng đã thấy khủng khiếp nhường nào. Bộ đội đứng canh, còn tôi là chỉ huy, tôi phải đi kiểm tra, động viên nhắc nhở anh em. Bầu trời miền rừng núi bao giờ cũng có cảm giác trong hơn, rộng hơn và thấp hơn so với bầu trời ở miền khác. Lúc ấy ánh trăng thật trong và thật sáng. Người lính đứng canh giữa ánh trăng, bao giờ nòng súng cũng hướng lên sẵn sàng. Họ thường đứng hai người cạnh nhau. Trong đêm tĩnh lặng và buổt giá, người nọ đốì với người kia là tất cả. Khi ấy, với mỗi người lính sẽ có ba người bạn: người đồng chí đứng cạnh, khẩu súng và ánh trăng. Ba hình ảnh đó tạo nên cái khung của “đầu súng trăng treo”.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh tỏa sáng lên cả bài thơ. Có lẽ nó xuất phát từ một ý tưởng nào khác nữa? Khi ý tưởng đó gặp hình ảnh của đời sống thực hợp với nó thì mới có thể làm nên câu thơ đẹp nhường ấy?
Nhà thơ Chính Hữu:
Hoàn toàn không có ý tưởng nào từ trước. Tôi viết câu thơ một cách tự nhiên. Nhưng tôi có sự ám ảnh từ trước. Tôi thường đi kiểm tra và thấy hìnhnhư luôn luôn có mảnh trăng treo trên đầu súng. Hình ảnh ấy tạo cho tôi có cảm giác kì lạ, như là mảnh trăng luôn đung đưa trên ngọn súng. Không phải là đầu súng rung rung mà chính là cái cảm giác mảnh trăng đung đưa như quả lắc đồng hồ trên bầu trời. Khi viết, trong hồn tôi sống lại hình ảnh ấy và câu thơ năm chữ hiện ra tức thì: “đầu súng mảnh trăng treo”. Câu thơ đầu tiên có chữ “mảnh”, nhưng sau này tôi bỏ chữ ấy đi vì hai lí do: “Đầu súng trăng treo” như nhịp “một, hai” vừa cân đối giữa hai hình ảnh, vừa là nhịp lắc của đồng hồ; thứ hai, tôi luôn bị ám ảnh bởi câu:
Mười rằm trăng náu,
Mười sáu trăng treo.
Trăng treo vào buổi mười sáu, mà mười sáu thì trăng đã tròn rồi cho nên chữ “mảnh” không hợp nữa.
Nhịp lắc dịu dàng ấy có còn thể hiện nhịp đập của “trái tim đồng chi”?
Nhà thơ Chính Hữu:
Tôi muôn dùng biểu tượng này để nói lên điều đó. Trong đêm thanh vắng, người nọ sẽ nghe rõ tiếng trái tim người kia đập, thịch, thịch, thịch... Nhịp “một, hai” của mặt trăng “lắc” trên đầu súng cũng là nhịp tim chan chứa của hai người lính cảm nhận được nơi nhau. Nhịp tim đó gắn họ làm một, làm nên “con người đồng chí” với nhịp đập nhanh hơn, nồng nàn hơn. Nhịp “một, hai” của ánh trăng chính là nhịp đập vĩnh cửu của tình đồng chí. Đó là ý nghĩa mà tôi muốn nói trong hình ảnh “đầu súng trăng treo” và trong suốt bài thơ.
Xin cảm ơn ông.
(Theo Nguyễn Quang Thiều, Tác giả nói về tác phẩm)