Soạn bài Văn tự sự

  • Văn tự sự trang 1
  • Văn tự sự trang 2
  • Văn tự sự trang 3
  • Văn tự sự trang 4
  • Văn tự sự trang 5
  • Văn tự sự trang 6
  • Văn tự sự trang 7
  • Văn tự sự trang 8
  • Văn tự sự trang 9
  • Văn tự sự trang 10
  • Văn tự sự trang 11
  • Văn tự sự trang 12
  • Văn tự sự trang 13
  • Văn tự sự trang 14
  • Văn tự sự trang 15
  • Văn tự sự trang 16
  • Văn tự sự trang 17
  • Văn tự sự trang 18
  • Văn tự sự trang 19
  • Văn tự sự trang 20
  • Văn tự sự trang 21
  • Văn tự sự trang 22
  • Văn tự sự trang 23
  • Văn tự sự trang 24
VĂN Tự Sự
I. TÓM TẮT TÁC PHẨM Tự sự
Thế nào là tác phẩm tự sự?
Tác phẩm tự sự là những tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó bằng cách kể lại các sự việc; tái hiện bức tranh về đời sồng qua các sự kiện, biến cố, xung đột xảy ra trong cuộc sông của con người, miêu tả các hành động, chân dung, tính cách của nhân vật. Tác phẩm tự sự thường là một câu chuyện về ai đó hay về một sự việc gì đó, có mở đầu, diễn biến và có kết thúc. Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình.
Tác phẩm tự sự thường là những tác phẩm có cốt truyện gắn với các nhân vật, các sự kiện và chi tiết tiêu biểu. Khi viết, nhà văn có thể thêm vào rất nhiều chi tiết, yếu tô' phụ khác để làm cho câu chuyện thêm sinh động, lôi cuốn và có hồn.
Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự?
Tóm tắt tác phẩm tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành, chính xác và hoàn chỉnh những nội dung chính (gồm các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu) của tác phẩm đó để cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính và hình dung được toàn bộ câu chuyện.
Ví dụ: Tóm tắt tác phẩm Chiếc lá cuối cùng (SGK Ngữ văn 8):
Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo, sống trong một căn phòng thuê giá rể trên tầng thượng ngôi nhà ba tầng tồi tàn ở một khu phố nhỏ gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men thuê phòng ở tầng dưới cũng là một họa sĩ nghèo, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng bốn mươi năm nay vẫn chưa thực hiện được. Lúc bấy giờ là vào mùa đông, gió lạnh đã tràn về. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng không có tiền thuốc thang khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa, mặc cho Xiu chăm sóc, động viên. Giôn-xi cứ nằm quay ra ngoài cửa sổ, nhìn những chiếc lá rụng dần trên cây thường xuân leo bám vào bức tường gạch đối diện trước mặt. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại đếm từng chiếc lá còn lại trên cây, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thỉ cô cũng buông xuôi lìa đời. Một hôm trước khi trời tối, Giôn-xi đếm thấy trên cây chỉ còn lại vài chiếc lá. Cụ Bơ-men nghe Xiu kể, rất bực mình vì ý nghĩ ngớ ngẩn của Giôn-xi. Rồi cụ và Xiu lên trên gác khi Giôn-xi đang ngủ. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì. Hôm đó một trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm. Sáng hôm sau, Giôn-xi thẫn thờ nhìn ra cửa sổ và ngạc nhiên thấy vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch mà Giôn-xi cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Ngày hôm đó trôi qua và cả ngày hôm sau, chiếc lá thường xuân vẫn còn dó. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu và nghĩ có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó, rồi thấy rằng mình đã không phải khi muốn chết. Và Giôn-xi trở lại với lòng yêu sống, yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm. Buổi chiều hôm đó, Xiu kể lại cho Giôn-xi biết cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng vào đúng cái đêm mưa tuyết khủng khiếp, và cụ đã chết vì sưng phổi.
Vì sao cần tóm tắt tác phẩm tự sự?
Khi chúng ta muốn kể lại vắn tắt một sự việc đã chứng kiến, kể lại câu chuyện trong một bộ phim, một cuốn sách đã xem, đã đọc, hay muốn giới thiệu, phân tích một tác phẩm văn học,... chúng ta đều cần phải tóm tắt sự việc, tác phẩm đó. Tóm tắt tác phẩm là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sông, trong học tập và nghiên cứu.
Tóm tắt tác phẩm giúp cho người đọc, người nghe dễ nắm và dễ nhớ được nội dung chính của một câu chuyện, vì văn bản tóm tắt thường ngắn gọn và làm nổi bật được các sự việc, nhân vật chính nhờ lược bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tô' phụ không quan trọng.
Ví dụ: Văn bản tóm tắt sau đây giúp cho chúng ta nắm được và dễ nhớ nội dung tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao:
Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có một con chó mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn. Con trai lão vì nghèo không có tiền cưới vợ, sinh phẫn chí, bỏ lão đi làm đồn điền cao su bằn bặt... Lão Hạc thui thủi một mình, làm thuê làm mướn để sống, chờ con trai về. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn đủ sức đi làm thuê nữa. Cùng đường sinh nhai, lão quyết định bán cậu Vàng mà lão rất mực yêu thương. Rồi lão mang hết số tiền bán chó, tiền dành dựm được và cả mảnh đất vườn nằn nì gửi nhờ ông giáo trông coi hộ để khi nào con lão về sẽ nhận lại và để lỡ lão có chết thì hàng xóm cũng có tí chút mà lo liệu cho lão. Luôn mấy hôm, lão chịu đói, chỉ ăn khoai, rồi củ chuối, sung luộc, rau má..., được món gì ăn món ấy. Ông giáo thỉnh thoảng ngấm ngầm giúp lão nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, nói là định đánh bả con chó nhà nào để giết thịt, uống rượu cùng Binh Tư. Nghe Binh Tư kể chuyện, ông giáo ngạc nhiên và rất buồn... Ồng giáo ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu, thấy nhốn nháo bển nhà lão Hạc, chạy sang thỉ thấy lão dang vật vã sắp chết ở trên giường. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình linh như vậy. Chỉ có ông giáo và Bình Tư hiểu nhưng chẳng nói ra.
Yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm tự sự
Tùy thuộc vào mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự, vào những nội dung và tính chất khác nhau của các tác phẩm mà văn bản tóm tắt có độ dài ngắn khác nhau, có những yêu cầu đơn giản hay phức tạp khác nhau. Nhưng nhìn chung, tóm tắt tác phẩm tự sự cần bảo đảm đầy đủ các yêu cầu sau:
Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm;
Bảo đảm tính khách quan: văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành nội dung chính của tác phẩm được tóm tắt, không thêm vào văn bản tóm tắt các chi tiết, sự việc vốn không có trong tác phẩm, không chen vào các ý kiến bình luận, khen chê có tính chất chủ quan của cá nhân người tóm tắt;
Bảo đảm tính hoàn chỉnh, đầy đủ: văn bản tóm tắt có thể có độ dài khác nhau do yêu cầu của việc tóm tắt nhưng nó phải nêu được nhân vật và các sự việc chính một cách đầy đủ, phải giúp người đọc, người nghe hình dung được toàn bộ câu chuyện (có mở đầu, phát triển và có kết thúc).
Bảo đảm tính cân đối, ngắn gọn: văn bản tóm tắt cần ngắn gọn để nêu bật được nội dung chính của tác phẩm, giúp người đọc dễ nắm, dễ nhớ; văn bản tóm tắt cũng cần bảo đảm tính cân đốì, hợp lí về số dòng, sô' câu dùng để tóm tắt các nhân vật, sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục,...
Cách thức tóm tắt tác phẩm tự sự
Muốn tóm tắt một tác phẩm tự sự chúng ta cần thực hiện các bước cơ bản sau:
Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội dung và hiểu đúng chủ đề của nó;
Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các nhân vật chính, các sự việc và chi tiết tiêu biểu;
Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí;
Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. (Chú ý: nêu đầy đủ các nhân vật chính, các sự việc và chi tiết tiêu biểu; bỏ hết các câu chữ thừa, các nhân vật, sự việc và chi tiết phụ, không tiêu biểu; không chen vào các ý kiến bình luận, khen chê có tính chất chủ quan của bản thân.)
Ví dụ: Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cần lựa chọn và sắp xếp các sự việc và nhân vật chính theo trình tự hợp lí sau đây:
Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương).
Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi vợ không chung thủy.
Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ.
Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sông để trả ơn.
Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng... lúc ẩn, lúc hiện.
Trên cơ sở các sự việc và nhân vật chính được lựa chọn và sắp xếp hợp lí trên đây, có thể tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương như sau:
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính, đề lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ trầm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng... lúc ẩn, lúc hiện.
Từ văn bản tóm tắt trên đây, ta có thể rút ngắn hơn nữa mà vẫn hiểu được nội dung chính của tác phẩm:
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong dã phải đầu quăn đi linh. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con trai, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Mộtđêm Trương Sinh cùng con trai ngồi hển đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang, người cùng làng, tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thủy cung. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Chàng thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng... lúc ẩn, lúc hiện.
'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Viết văn bản tóm tắt một trong các tác phẩm đã học ở SGK Ngữ văn 8 sau: Lão Hạc, Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng...
Tóm tắt miệng về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.
* Gợi ý:
Bài tập 1: Tham khảo văn bản tóm tắt tác phẩm Chiếc lá cuối cùng và Lão Hạc ở trên. Sau đây gợi ý các sự việc và nhân vật chính để tóm tắt tác phẩm Tắt đèn:
Làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế không khí căng thẳng, ngột ngạt. Tiếng trống, mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đảnh đập, tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết.
Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu.
Anh Dậu đang ốm củng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp.
Chị đành phải rứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng lên bảy tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để nộp sưu cho chồng.
Ngờ đâu, chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái !
Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như một xác chết ở ngoài đình về trả cho chị.
Một bà lão hàng xóm ái ngại tình cảnh của chị, mang cho chị bát gạo để nấu cháo.
Sáng sớm hôm sau, anh Dậu vừa cô' ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và đầy tớ lí trưởng lại xộc vào định trói anh lôi ra đình.
Van xin không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai.
Chị bị bắt lèn huyện. Lão quan phủ Tư Án lợi dụng tình cảnh của chị, cho chị tiền và giở trò bỉ ổi. Chị đã cự tuyệt, ném nắm bạc vào mặt hắn và đẩy hắn ngã kềnh.
Cuối cùng, để có tiền nộp thuế cho chồng, chị đành nhận lời lên tỉnh đi ở vú. Lão quan phủ già, dâm đãng, trong một đêm “tắt đền”, đã mò vào buồng chị... Chị Dậu vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực “tối như tiền đồ của chị”...
Bài tập 2: Để tóm tắt miệng một câu chuyện xảy ra trong cuộc sông mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến cần chú ý:
Xác định được nội dung chính của câu chuyện cần tóm tắt;
Sắp xếp được các sự việc, chi tiết tiêu biểu, các nhân vật quan trọng một cách hợp lí theo tiến trình câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc);
Cuối cùng, dùng lời văn ngắn gọn, trong sáng để diễn đạt nội dung tóm tắt theo trật tự đã được sắp xếp.
II. MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN Tự sự
Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự
Trong văn bản tự sự, để phản ánh, tái hiện hiện thực, nhà văn lấy kể người, kể việc, trình bày diễn biến của câu chuyện và dùng thao tác kể là chính, nhưng thường kết hợp, đan xen với miêu tả và biểu cảm, có khi với cả thuyết minh và nghị luận nữa... Vì vậy, trong thực tế, ở các văn bản tự sự bao giờ cũng có sự kết hợp chặt chẽ, hòa quyện giữa các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm...
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn không chỉ thuần kể về việc gì mà còn chú ý trình bày sự việc ấy đã diễn ra như thế nào để cho câu chuyện thêm sinh động, như đang hiện lên trước mắt người đọc. Nói cách khác, trong khi kể, người kể. cần miêu tả chi tiết hành động, cảnh vật, con người và sự việc đã diễn ra như thế nào thì truyện mới trở nên sinh động.
Vỉ' dụ: Đọc đoạn trích sau:
Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bển ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sảng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúìig người nào cả. Nhăn có gió bắc, quân Thanh bền dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che, vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chì)
Đoạn trích trên kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi như thế nào. Nếu chỉ kể sự việc trong đoạn trích thì có thể nêu ra các sự việc chính sau:
Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khênh một bức, rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi.
Quân Thanh bắn ra, chẳng trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi, tướng Thanh là sầm Nghi Đông tự thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Có thể nối các sự việc chính trên thành một đoạn văn sau:
Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khênh một bức, rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn ra, chẳng trúng người nào, sau đó phun khói lửa. Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, tướng Thanh là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Thử so sánh đoạn văn vừa tạo lập với đoạn văn của các tác giả Ngô gia văn phái, ta thấy:
Đoạn văn vừa tạo lập rõ ràng là thiếu sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi sự việc gì, chứ chưa trả lời được câu hỏi sự việc ấy đã diễn ra như thế nào.
ở đoạn văn của các tác giả Ngô gia văn phái, trận đánh của vua Quang Trung vào đồn Ngọc Hồi đã được tái hiện lại một cách sinh động, nhờ có miêu tả bằng các chi tiết hành động cho thấy được sự việc diễn ra như thế nào.
Như vậy, miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc đang kể hiện lên bằng những chi tiết hành động, cảnh vật, con người và sự việc diễn ra như thế nào khiến câu chuyện trở nên sinh động, như đang hiện ra trước mắt người đọc.
Miêu tả trong tác phẩm tự sự chẳng những giúp người đọc hình dung, tái hiện bức tranh đời sống được phản ánh một cách sinh động, chân thực và đập vào mắt mà còn là phương thức để nhà văn thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình.
Ví dụ: Trong đoạn Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều — Nguyễn Du; SGK Ngữ văn 9, Tập một), những yếu tố miêu tả nhân vật đã khắc họa được vẻ đẹp riêng về nhan sắc, về tài năng, tính cách, số phận của Thúy Vân và Thúy Kiều. Đồng thời, thể hiện thái độ, tình cảm trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người là một trong những biểu hiện cảm hứng, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc tliốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Nhằm tả vẻ đẹp “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng khá quen thuộc và nổi bật trong văn thơ cổ: dùng những hình ảnh thiên nhiên đẹp như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc,... để ví von, gợi tả vẻ đẹp của con người.
Chân dung Thúy Vân được tác giả gợi tả một cách sinh động với vẻ đẹp phúc hậu mà trang trọng, quý phái và đầy sức sông: khuôn mặt đầy đặn, tròn trĩnh như mặt trăng, đôi mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc óng mượt mềm mại hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết,...
Khắc họa chân dung Thúy Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: ánh mắt trong sáng, long lanh, linh động như làn nước mùa thu trong xanh, dợn sóng (làn thu thủy), đôi mày thanh tú, phơn phớt xanh như nét núi mùa xuân (nét xuân sơn), vẻ đẹp giai nhân tuyệt thế của Kiều khiến cho người ta phải say mê mà mất cả thành mất cả nước (Một hai nghiêng nước nghiêng thành).
Tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không tập trung gợi tả nhan sắc như khi tả Thúy Vân mà chủ yếu gợi cái tài, cái tình của nàng (Sắc đành đòi một, tài đành họa hai), vẻ đẹp của Kiều là sự hài hòa của cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn, còn vẻ đẹp của Thúy Vân chủ yếu về nhan sắc. Một bên kết hợp tả ngoại hình với tả tính cách, tâm lí bên trong của nhân vật. Còn một bên tập trung tả ngoại hình nhân vật.
Chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da của Thúy Vân là vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh, nó hé lộ cuộc đời của nàng rồi sẽ bình lặng, suôn sẻ. Còn vẻ đẹp Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh của Thúy Kiều khiến xung quanh ghét ghen, đô' kị nên sô' phận của nàng rồi sẽ éo le, đau khổ.
Qua sự gợi tả vẻ đẹp hai chị em Thúy Kiều, chúng ta cảm nhận được thái độ, tình cảm trân trọng, đề cao vẻ đẹp và giá trị con người, lòng thông cảm và thương yêu đô'i với số phận con người của Nguyễn Du - đại thi hào “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, có tâ'm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”.
Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm
Trong văn bản tự sự thường có sự kết hợp, đan xen giữa miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người, kết hợp tả cảnh với tả tình, tả ngoại hình với nội tâm nhân vật.
Đối tượng của miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc,... có thể quan sát được trực tiếp. Còn đối tượng của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật,... những gì không quan sát được trực tiếp.
Ví dụ: Trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du; SGK Ngữ văn 9, Tập một) có sự kết hợp miêu tả cảnh sắc bên ngoài và miêu tả tâm trạng bên trong của Thúy Kiều:
Những câu thơ miêu tả bên ngoài:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bôn câu thơ gợi tả không gian, cảnh sắc bên ngoài bát ngát, mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, không một bóng người, gợi ra hoàn cảnh cô đơn, trơ trọi đến tội nghiệp của nàng Kiều giữa mênh mang trời nước.
Những câu thơ miêu tả nội tâm:
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Sáu câu thơ gợi tả nội tâm của nàng Kiều: tâm trạng đau buồn, xót xa về thần phận cô đơn, bơ vơ nơi chân trời góc bể, lòng thương xót cha mẹ ngày đêm đau đáu ngóng chờ nàng, lúc tuổi già ai chăm sóc phụng dưỡng...
Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có những điểm khác nhau về đổì tượng, về vai trò và tác dụng của mỗi loại. Song giữa chúng cũng có mối quan hệ gắn bó, hòa quyện với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà tác giả gợi cho chúng ta cảm nhận được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và trái lại, nhiều khi từ việc miêu tả tâm trạng bên trong, người đọc có thể hiểu được chân dung, hành động bên ngoài.
Ví dụ: Tám câu thơ sau trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích không thuần túy tả cảnh mà thể hiện tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xá'?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Trong đoạn thơ trên, mỗi cảnh được nhìn qua tâm trạng và biểu hiện từng trạng thái tình cảm của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động phù hợp với tâm trạng của Kiều từ nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình theo cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” thành công nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm nhũng yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều: Chị em Thúy Kiểu và Cảnh ngày xuân (SGK TVgi? văn 9, Tập một). Phân tích giá trị của những yếu tô" miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
Tìm trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiềú (SGK Ngữ văn 9, Tập một) những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu thơ miêu tả nội tâm của nàng Kiều. Từ đoạn thơ này, hãy chuyển thành một đoạn văn tự sự kể lại việc Mã Giám Sinh mua Kiều.
Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. (Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả cảnh ngày xuân).
Dựa vào đoạn trích Thúy Kiểu báo ân báo oán (SGK Ngữ văn 9, Tập một), hãy đóng vai nàng Kiều kể lại cho lớp nghe việc báo ân báo oán. (Trong khi kể, chú ý làm nổi bật tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư).
Giới thiệu (trước lớp) về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
* Gợi ý:
Bài tập 1. Tìm những yếu tô" tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích
Truyện Kiều: Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều, tham khảo ở phần trên.
Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, tác giả trực tiếp miêu tả thiên nhiên, cảnh vật của mùa xuân với khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lể trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa, nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân,
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
[...]
Các yếu tố tả cảnh trong đoạn thơ trên vừa gợi tả được khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, thanh khiết, giàu sức sống (cỏ non), trong sáng, khoáng đạt (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, hài hòa, sinh động (trắng điểm một vài bông hoa),... vừa gợi được không khí lễ hội đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, tâm trạng nô nức, rộn ràng của những người đi hội, nhất là những tài tử giai nhân, những nam thanh nữ tú,...
Bài tập 2. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:
Các yếu tố miêu tả:
Những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Những câu thơ miêu tả nội tâm của nàng Kiều:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Gợi ý: Khi chuyển thành đoạn văn tự sự kể lại việc Mã Giám Sinh mua Kiều cần chú ý đến ngôi kể. Có thể kể lại sự việc từ ngôi thứ nhất, hoặc từ ngôi thứ ba.
Bài tập 3. Gợi ý: Khi viết đoạn văn tự sự kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh cần chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả cảnh sắc ngày xuân.
Bài tập 4. Gợi ý: Khi đóng vai nàng Kiều kể lại cho lớp nghe việc báo ân báo oán thì sự việc được kể lại từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”, cần chú ý trong khi kể, cố gắng làm nổi bật tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Bài tập 5. Gợi ý: Khi dùng lời văn của mình giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều cần cố gắng làm nổi bật được vẻ đẹp “mỗi người một vẻ” ở mỗi nhân vật.
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN Tự sự
Nghị luận trong văn bản tự sự
Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận.
Nghị luận có những nét khác bỉệt khá rõ với tự sự, miêu tả và biểu cảm vô"n là những phương thức chủ yếu dùng hình ảnh, hình tượng, xúc cảm để tái hiện bức tranh về đời sống. Tuy có những điểm khác nhau như vậy, nhưng yếu tô" nghị luận vẫn xuất hiện trong các văn bản tự sự.
Dĩ nhiên, nghị luận trong văn bản tự sự có những điểm khác với văn bản nghị luận thuần tuý. Trong văn nghị luận, người viết tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ một cách đầy đủ, rõ ràng, có hệ thông, có logic và hết sức chặt chẽ nhằm làm sáng tỏ và tăng sức thuyết phục cho vấn đề được luận chứng, chứng minh. Còn trong văn bản tự sự, nghị luận chỉ là yếu tố có tính chất đơn lẻ, biệt lập xen lồng trong một tình huống cụ thể, một sự việc hay một nhân vật cụ thể nào đó nhằm tập trung khắc họa một kiểu nhân vật, tô đậm tính cách nhân vật hay để người viết nêu lên các nhận xét, bình luận về một vấn đề gì đó.
Tóm lại, nghị luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các đoạn văn, trong đó người nói (người viết) nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe (người đọc) về một vấn đề nào đó. Đề lập luận chặt chẽ, hợp lí, có sức thuyết phục, người ta thường dùng các từ, các câu nghị luận.
Những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong một văn bản tự sự
Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại (đối thoại với người hoặc với chính mình) trong đó người viết thường nêu lên các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề gì đó.
Trong đoạn văn lập luận, biểu hiện của yếu tô" nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định và phủ định, câu có các mệnh đề hô ứng như: nếu... thì...; khi (một khi)... thì...; không những (không chỉ)... mà còn...; tuy (dù, mặc dù)... nhưng.,.; vì vậy (vì thế)... cho nên...; một mặt... mặt khác...; càng... càng...; vừa... vừa...;...
- Trong đoạn văn lập luận, người viết thường dùng nhiều từ có tính chất lập luận như: tại sao, thật vậy, tuy thế, tuy nhiên, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại,...
Ví dụ: Tìm hiểu các yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau:
Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quển được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quả thì người ta chẳng còn nghĩ gì đèn ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
(Nam Cao, Lảo Hạc)
Đoạn văn biểu hiện những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc (Nam Cao). Thực ra đây là cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Nhằm đi đến kết luận ấy, ông giáo đã lập luận, trình bày lí lẽ theo logic sau:
Nêu vấn đề: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy [...] toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương...”.
Phát triển vấn đề và trình bày lí lẽ: “Vợ tôi không ác, nhưng (vì) thị khổ quá rồi” (cho nên thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn). Tại sao vậy?
(Khi) “Một người đau chân (thì) có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?”
“Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”
(Bởi vì) “Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
Kết luận vấn đề: “Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
về hình thức, đoạn văn trên dùng nhiều từ và câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết, nhiều mệnh đề logic chặt chẽ, mạch lạc thể hiện những lí lẽ và lập luận có sức thuyết phục người đọc: nếu... thì...; vì... cho nên...; khi... thì...; bởi vì...
Các yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên làm nổi bật vấn đề và tính cách của nhân vật ông giáo, một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng cảm thông và thương người, luôn suy nghĩ, trăn trở về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người,...
Một ví dụ khác:
MỘT HỌC SINH XẤU TÍNH
Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vỉ nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình, là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Grốt-xi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prê-cốt-xi mà mọi người đều nể, nhạo báng cả Rô-bét-ti, cậu học lớp hai, đi phải chống nạngưì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, cố chơi những miếng rất hiểm độc.
Có một cải gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, được che giấu dưới cái mũ có lưỡi trai bằng vải dầu [...]. Sách, vở, sổ tay của nó đều giây mực bê bết, rách nát và bẩn thỉu; thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì tòe ra, móng tay thì cắn bằng mồm, quần áo thì bị rách tứ tung trong những lúc đánh nhau...
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1979)
Đoạn trích trên đây là một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Trong hai câu đầu đoạn văn, nhân vật “tôi” đã đưa ra nhận xét khái quát về Phran-ti: đó là một người xấu tính. (“Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng.”ỵ Đây có thể coi là phần nêu vân đề (cách nêu vấn đề trực tiếp).
Sau đó, để chứng minh cho nhận xét của mình, nhân vật “tôi” - người kể, đã lần lượt nêu ra các ví dụ cụ thể và sinh động biểu hiện những thói xấu của Phran-ti: từ tâm lí, tính cách, ngôn ngữ, hành động,... đến ăn mặc, quần áo, sách vở.
Như vậy, trong câu chuyện kể về Phran-ti, thực chất nhân vật “tôi” muôn chứng minh rằng Phran-ti là một người rất xấu tính. Để thuyết phục người đọc về nhận xét của nhân vật “tôi”, trong đoạn văn tự sự này, tác giả đã sử dụng yếu tô' nghị luận, đó là phép chứng minh.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Trong đoạn văn trích truyện Lão Hạc của Nam Cao (SGK Ngữ văn 9, Tập một), theo em đó là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
Trong mấy câu đầu của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (Nguyễn Du, Truyện Kiều-, SGK Ngữ văn 9, Tập một), nàng Kiều đã nói với Hoạn Thư những gì? Hãy chuyển những lời của nàng Kiều thành một đoạn văn lập luận.
Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
Tập đóng vai nàng Kiều và Hoạn Thư, trình bày miệng trước lớp theo các nội dung chuẩn bị ở bài tập 2 và 3.
Hãy cho biết những câu cuối của đoạn trích Bà nội (từ Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.” đến hết) (SGK Ngữ văn 9, Tập một) tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn tự sự như thế nào?
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
* Gợi ý:
Bài tập 1. Tham khảo ví dụ đã trình bày ở trên.
Bài tập 2. Gợi ý:
Đoạn trích Thúy Kiều háo ân háo oán (Nguyễn Du, Truyện Kiều) là một cuộc đôi thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức lập luận. Trong cuộc đối thoại này, mỗi bên đều có lập luận của mình. Kiều lập luận bằng những chứng lí để buộc tội Hoạn Thư. Còn Hoạn Thư lập luận bằng những lí lẽ biện minh, tự bào chữa để gỡ tội.
Trong mấy câu đầu đoạn trích, sau lời chào thưa đầy mỉa mai, Kiều luận tội để trừng trị Hoạn Thư bằng một giọng đay nghiến:
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan !
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.
Lập luận của Kiều theo lí lẽ: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay độc, nghiệt ngã như mụ; xưa nay đàn bà lẽ thường ăn ở dễ dàng với mọi người; vậy mà mụ độc ác, cay nghiệt, mụ càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy nhiều oan trái. (Dựa vào nội dung lí lẽ này để chuyển thành đoạn văn lập luận).
Bài tập 3. Lập luận của Hoạn Thư (trong 8 dòng thơ: “Ràng: “Tôi chút phận
đàn bà, [...] Còn nhờ lượng hể thương bài nào chăng.”) nêu lên các nội dung lí lẽ sau:
a. Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình. (Nêu tâm lí thường tình của người phụ nữ để đưa Kiều vào vị thế người đồng cảnh).
h. Tôi cũng đã đối xử tôi với cô khi cô ở gác Quan Âm và khi cô bỏ trôn, tôi cũng chẳng cho người đuổi theo bắt giữ. (Kể “công” đối với Kiều).
Trong lòng tôi cũng kính yêu cô, nhưng tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, dễ gì ai chiều cho ai. (Nêu tâm lí chung của người phụ nữ và biện minh tội của mình là do chế độ đa thê).
Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ còn biết trông chờ vào lòng khoan dung, độ lượng rộng lớn của cô. (Nhận tội lỗi về mình và đề cao lòng độ lượng, vị tha nhân hậu của Kiều).
Trước những lời lập luận của Hoạn Thư, Kiều đã phải thừa nhận đây là con người “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất “khó xử”:
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Bài tập 4. Dựa vào nội dung gợi ý ở bài tập 2 và 3 để trình bày miệng trước lớp. Chú ý tái hiện lại cuộc đối thoại bằng các lí lẽ, lập luận.
Bài tập 5. Gợi ý: Các yếu tố nghị luận được thể hiện trong những câu cuối của đoạn trích Bà nội:
Thứ nhất là ở lời nhận xét, suy nghĩ của tác giả:
“Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi
hư làm sao được, u tôi như thế, chúng tôi không nã hư nỡ hỏng”.
Trong những câu trên, yếu tô' nghị luận thể hiện ở cách lập luận phủ bác
một ý kiến, nhận xét được khái quát qua câu tục ngữ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
Thứ hai là thông qua chính lời dạy của người bà:
“Bà bảo u tôi:
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Người ta. như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy. Có khi nó còn bật vỡ mặt mình”.
Trong những câu trên, yếu tô' nghị luận thể hiện ở cách lập luận rất chặt chẽ, logic: nêu lên một chân lí (được đúc kết qua câu tục ngữ), rồi từ đó rút ra các phán đoán, kết luận có tính chất tất yếu.
Bài tập 6. Gợi ý: Có thể viết đoạn văn theo dàn ý sau:
Buổi sinh hoạt lớp diễn ra vào thời gian nào? ơ đâu? Ai điều khiển? Không khí sinh hoạt ra sao?...
Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Vì sao em lại phát biểu về việc đó?
Em đã lập luận như thê' nào đế thuyết phục cả lớp thấy được Nam là một người bạn rất tốt? (lí lẽ, ví dụ, nhận xét, phân tích,...)
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BÀN Tự sự
Đối thoại trong văn bản tự sự
Đổì thoại là “một trong những dạng thức của lời nói trong đó có sự hiện diện của người nói, người nghe và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện...” {Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Giáo dục, 1996, tr. 93).
Nói cách khác, đôi thoại là hình thức đô'i đáp, trò chuyện qua lại bằng lời nói giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó diễn ra sự luân phiên giữa các phát ngôn của các phía (thường là giữa hai phía) cùng tham gia giao tiếp. Đặc trưng cho đối thoại là các phát ngôn thường ngắn gọn, có cú pháp đơn giản và sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Đối thoại trong văn bản tự sự cũng mang đầy đủ các đặc điểm trên. Có điều tất cả đều được miêu tả bằng con chữ, nhất là các yếu tô' phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
Ví dụ: Ba câu đầu trong đoạn trích truyện Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, Tập một) dưới đây là một đối thoại:
Có người hỏi:
Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? ...
Ầy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !
Ba câu trên cho thấy có ít nhất là hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyên với nhau. Dấu hiệu cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi giữa hai người là vì có sự luân phiên của hai lượt lời qua lại và của hai người nói khác nhau; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và mỗi lượt lời qua lại đều có gạch đầu dòng.
Trong văn bản tự sự, đôì thoại chẳng những có chức năng tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật làm cho câu chuyện thêm sinh động mà còn có tác dụng khắc họa tính cách và phẩm chất của nhân vật khá rõ nét...
Ví dụ: Mẩu đối thoại ở trên vừa tái hiện được cuộc trò chuyện trao đổi giữa hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau, tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, vừa thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đôi với dân làng Chợ Dầu. Ngoài ra, nó còn tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật ông Hai.
Hoặc một ví dụ khác: Qua mấy lời đối thoại sau đây, Nguyễn Du đã khắc họa khá rõ nét bản chất con buôn, cục cằn thô lỗ, huênh hoang của Mã Giám Sinh:
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”.
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh củng gần”.
Độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
“Khác hẳn với đô'i thoại, độc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng tới bản thân mình mà không tính đến phản ứng của người đối thoại. Độc thoại được đặc trưng bởi một cú pháp phức tạp hơn và thể hiện nội dung theo chủ đề rộng hơn so với đốì thoại.” (Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Giáo dục, 1996, tr. 93 - 94)
Nói cách khác, độc thoại là lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Đặc trưng cho độc thoại là các phát ngôn thường dài dòng, rườm rà, có cú pháp phức tạp hơn so với đối thoại.
Tuy nói với bản thân mình nhưng độc thoại có hai hình thức biểu hiện. Độc thoại cất thành tiếng (thành lời) và độc thoại không cất thành tiếng (nói thầm với chính mình). Trường hợp sau được gọi là độc thoại nội tâm.
Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, chỉ diễn ra trong suy nghĩ, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí bên trong, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.
Trong văn bản tự sự, khi nhân vật độc thoại cất thành tiếng (độc thoại) thì trước phát ngôn có gạch đầu dòng; còn khi độc thoại không cất thành tiếng (độc thoại nội tâm) thì trước phát ngôn không có gạch đầu dòng.
Ví dụ 1: Đoạn văn sau đây là một độc thoại (trích truyện Làng của Kim Lân) (SGK Ngữ văn 9, Tập một):
Ong Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
Hà, nắng gớm, về nào...
Đọc đoạn văn ta thấy, dù ông Hai có “chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
Hà, nắng gớm, về nào...” thì đây cũng không phải là đốì thoại. Bởi vì, lời nói của ông Hai không nhằm hướng đến một người tiếp chuyện cụ thể nào cả, và nội dung câu nói cũng không liên quan gì đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa, sau câu nói to của ông cũng chẳng có ai đáp lại. Thực ra, ở đây ông Hai chỉ nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trông lẳng để tìm cách thoái lui. Cho nên, đó chỉ là một lời độc thoại.
Trong đoạn trích truyện Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, Tập một) còn có những lời độc thoại như thế, chẳng hạn:
[...] Ong lão nắm tay lại mà rít lên:
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này'?
Ví dụ 2: Đoạn văn sau đây là một độc thoại nội tâm (trích truyện Làng của Kim Lân) (SGK Ngữ văn 9, Tập một):
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó củng bị người ta rể rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...
Những câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..” là lời của ông Hai hỏi chính mình. Những câu này không phát ra thành tiếng mà chỉ diễn ra âm thầm trong suy nghĩ và tình cảm của ông lão. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau xót, tủi hổ của ông lão khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Những câu này không phát ra thành tiếng mà chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. Đây là những lời độc thoại nội tâm.
Độc thoại và nhất là độc thoại nội tâm là phương thức quan trọng để phân tích tâm lí, đi sâu vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật và thể hiện được những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm của con người,... nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn.
Ví dụ: Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm ở trên đã giúp nhà văn thể hiện được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai - một người nông dân - khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông - một cái làng mà ông gắn bó sâu nặng và luồn lấy làm tự hào, hãnh diện - theo giặc. Nhờ vậy làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn.
THỨC HÀNH - LUYỆN TẬP
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây:
Mãi khuya, hà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp chàm
lửa ngồi tính tiền hàng, vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,... vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
Thầy nó ngủ rồi à?
Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
Tôi thấy người ta đồn...
Ồng lão gắt lên:
Biết rồi !
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt...
(Kim Lân, Làng)
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đốì thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
* Gợi ý:
Bài tập 1. Đoạn văn trên tái hiện một cuộc đôi thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai. Nói là không bình thường vì cuộc đốì thoại có ba lượt lời trao (lời bà Hai), nhưng chỉ có hai lời đáp. Lời thoại đầu của bà không được ông Hai đáp lại (“Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.”). Lời thoại thứ hai của bà được “Ông lão khẽ nhúc nhích” đáp bằng một câu hỏi lại bà với một từ “Gì?”. Lời thoại thứ ba của bà, ông Hai cũng chỉ đáp lại bằng một câu cụt lủn, giọng “gắt lên”: “Biết rồi !”. Cách tái hiện cuộc đô'i thoại như thế đã giúp cho tác giả làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng Chợ Dầu cúa mình theo giặc.
Bài tập 2. Để viết được đoạn văn theo yêu cầu trên cần chú ý mấy điểm sau đây:
Lựa chọn được đề tài phù hợp cho câu chuyện kể;
Xác định được các nhân vật tham gia câu chuyện;
Tạo được tình hucứig giao tiếp, trò chuyện qua lại giữa các nhân vật (sử dụng hình thức đối thoại) và tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật, để cho nhân vật nói với chính mình, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc bên trong của mình (sử dụng hình thức đôi thoại và độc thoại nội tâm);
Xây dựng được các phát ngôn đối thoại (lời trao và lời đáp), độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật (Chú ý: trước các phát ngôn đối thoại và độc thoại có gạch đầu dòng, còn các phát ngôn độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng).
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN Tự sự 1. Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự
Như chúng ta đã biết, tự sự là kể lại câu chuyện, thuật lại sự việc đã diễn ra như thế nào. Nhưng ai là người kể cầu chuyện? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì? Nói cách khác, câu chuyện, sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt (điểm nhìn) của ai? Đó là điều rất có ý nghĩa trong văn bản tự sự. Bởi vì, cũng kể câu chuyện về một ai đó hay về một sự việc gì đó, nhưng nếu thay đổi người kể, thay đổi ngôi kể thì nội dung hiện thực được phản ánh và ý nghĩa của câu chuyện có thể rất khác nhau.
Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau. Đó có thể là người kể xưng “tôi”, kể ở ngôi thứ nhất; có thể là người kể tự giấu mình đi, kể ở ngôi thứ ba; có thể người kể nhập vào một nhân vật trong tác phẩm. Trong một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Chúng ta biết, truyện từ đầu chí cuối do tác giả viết nhưng được kể bởi một người nào đó. Vì vậy, không nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi người kể chuyện xưng “tôi”.
“Khi trình bày, miêu tả sự việc, người kể chuyện thường gắn với một điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện. Người ta thường nói tới ba loại điểm nhìn trong văn bản tự sự. Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn thông qua “đôi mắt” của một nhân vật trong truyện. Điểm nhìn bển ngoài là điểm nhìn của một người quan sát bên ngoài, điểm nhìn khách quan, trung tính, không đi sâu vào tâm lí nhân vật. Còn điểm nhìn thấu suốt là điểm nhìn mà người kể có mặt khắp nơi, thấy tất mọi hành động, hiểu hết mọi tư tưởng, tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra các nhận xét đánh giá về họ. Ví dụ, cùng miêu tả cảnh công chúng hoan nghênh diễn viên, nhưng nếu viết: “Người diễn viền tươi cười chào khán giả khi họ vỗ tay tán thường” thì ở đây người viết đã dùng điểm nhìn bên ngoài (miêu tả người diễn viên một cách khách quan, trung tính). Nếu viết: “Người diễn viển lùi lại với lòng tự hào và biết ơn sự tán thưởng nhiệt liệt của công chúng” thì tác giả đã dùng điểm nhìn bên trong (nhập vào người diễn viên, miêu tả tâm tư, tình cảm “tự hào, biết ơn” của anh ta đối với công chúng). Còn trường hợp này là dùng điểm nhìn thấu suốt: “Đứng cả dậy, công chúng nồng nhiệt thừa nhận sự ra đời của một diễn viên lớn” (miêu tả hành động, tình cảm, thái độ của công chúng và cả sự đánh giá của người viết về “một diễn viên lớn”).
Trong văn bản tự sự, người kể thường không xuất hiện, nhưng lại có mặt khắp nơi trong truyện. Đó là người biết mọi việc, hiểu hết mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra những nhận xét, đánh giá về họ.
Ý nghĩa, tác dụng của người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự
Trong văn bản tự sự, việc thay đổi người kể chuyện, thay đổi các ngôi kể (hay thay đổi các điểm nhìn) khác nhau là rất có ý nghĩa. Ví dụ, kể theo ngôi thứ nhất, người kể (xưng tôi) có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những tư tưởng, tình cảm và nghĩ suy của chính mình,... Kể như là người trong cuộc (người kể nhập vào một nhân vật trong truyện) tăng tính chân thực, tính thuyết phục “như là có thật” của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ ba, người kể (tự giấu mình đi) có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật,... Tùy vào mỗi cốt truyện cụ thể, trong mỗi tình huông cụ thể mà người viết sẽ lựa chọn người kể và ngôi kể cho phù hợp, tạo ra tác dụng, hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các hình thức người kể và ngôi kể khác nhau (thay đổi người kể và ngôi kể), tạo ra các điểm nhìn nhiều chiều, tăng tính sinh động, phong phú cho câu chuyện.
Nói chung, việc thay đổi người kể chuyện, thay đổi các ngôi kể giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm và những suy nghĩ của mình một cách sinh động: khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi đi sầu vào tâm lí nhân vật, khi miêu tả một cách lạnh lùng, khách quan, tạo ra điểm nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu cho giọng văn trần thuật.
Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn sau:
Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rể. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
0 ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này !
Anh thanh niên vừa vào, kều lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. — Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
Chào anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pá)
Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
Chuyện kể về ai và về việc gì?
Ai là người kể câu chuyện trên? (Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư hay anh thanh niên?) Vì sao? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nếu là một trong ba người trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?,...)
Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”-, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của người nào, về ai?
Căn cứ vào đâu có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau dó chuyển đoạn văn trích ở trên thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.
Đọc đoạn trích sau:
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi củng sụt sùi theo:
- Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đèn bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi- mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cải hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cầm, và gãi rôm ở sông lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
So với đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa ở trên, cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
Người kể ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
Dựa vào nội dung đoạn đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.) (SGK Ngữ văn 9, Tập một), hãy:
Đóng vai Vũ Nương để kể lại câu chuyện trước lớp theo ngôi kể thứ nhất.
Đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất.
* Gợi ý:
Bài tập 1
Chuyện kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên..
Người kể câu chuyện trên không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật: người họa sĩ già, cô kĩ sư hay anh thanh niên. Bởi vì, trong đoạn văn trên, ta thấy các nhân vật đều trở thành đô'i tượng miêu tả một cách khách quan: “Anh thanh niên vừa vào, kêu lên”; “Cô kĩ sư mặt đỏ ửng”; “bỗng nhà họa sĩ già quay lại ”,... Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc là xưng “tôi”, hoặc là xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện. Như vậy, người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.
Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”-, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và những suy nghĩ của anh ta. Hãy chú ý: cầu nhận xét thứ hai vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện, mặc dù ở đây người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta. Nội dung câu nói không chỉ thể hiện suy nghĩ, tình cảm của anh thanh niên mà còn là tiếng lòng của rất nhiều người trong cảnh huống đó, nghĩa là câu nói ấy mang tính khái quát. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Căn cứ vào người đứng ra kể câu chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, đối tượng miêu tả và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
Có thể chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện. Chú ý: kể ở ngôi thứ nhất, xưng tôi.
Bài tập 2
Gợi ý: Cách kể ở đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng có những điểm đáng chú ý sau:
Người kể ở đây là ai?
Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) - chú bé - trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình trong những ngày xa cách.
Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
về ưu điểm, ngôi kể này có tác dụng giúp cho người kể dễ đi sâu vào suy nghĩ, tình cảm và miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”...
Về hạn chế, ngôi kể này khó cho việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra điểm nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
Bài tập 3
Gợi ý: Khi đóng vai Vũ Nương (hay Trương Sinh) để kể lại câu chuyện trước lớp theo ngôi kể thứ nhất, dựa vào nội dung đoạn đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, cần chú ý đến các sự việc và các nhân vật sau:
Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Nương.
Mẹ Trương Sinh ôm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi vợ không chung thủy.
Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.”
* THỰC HÀNH LẬP DÀN Ý CHO MỘT số ĐỀ VĂN Tự sự
Đề 1: Đã có lần em được cùng bô", mẹ (hoặc anh, chị) đi tảo mộ trong ngày Thanh minh. Hãy viết bài văn kể về buổi tảo mộ đáng nhớ đó.
Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề 3: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Đề 4: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
Đề 5: Hãy kể về một lần trót xem nhật kí riêng của bạn.
Đề 6: Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đề 7: Nhân ngày 20 - 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
Đề 8: Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 - 12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha anh đi trước.