Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)

  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 1
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 2
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 3
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 4
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 5
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 6
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 7
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 8
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
(Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Giới thiệu:
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện.
Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi về quê
chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng rồi bị mù cả hai mắt. Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hầm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đô' kị, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về quê nhà. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ, hắn mới đẩy Vân Tiên xuống sông.
Đoạn trích kể lại việc Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông. Sau đó, chàng được giao long dìu đỡ vào bờ và được vợ chồng ông Ngư cứu sông.
Đoạn trích gồm 2 phần:
+ Tám câu đầu: hành động tội ác của Trịnh Hâm,
+ Phần còn lại: việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của ông Ngư.
Đọc - Hiểu văn bản:
Hành động tội ác của Trịnh Hâm:
Trịnh Hâm là một sĩ tử mà Vân Tiên và Vương Tử Trực tình cờ gặp trên đường lên kinh đi thi:
Chênh chênh vừa xế mặt trời,
Hai người tìm quán nghỉ ngơi đợi kì.
Phút đâu gặp bạn cố tri,
Đều bày tên họ một khi đăng tường.
Một người ở quận Phan Dương,
Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn.
Một người ở phủ Dương Xuân,
Họ Bùi tển Kiệm tác chừng đôi mươi.
Mới vừa gặp nhau, Trịnh Hâm đã lên tiếng thách đô' thi tài làm thơ:
Hăm rằng: Chưa biết thấp cao,
Làm thơ mới rõ bậc nào tài năng.
Sau một hồi trà rượu, “bôn người ngồi lại một vòng làm thơ”:
Kiệm, Hâm còn hãy ngẩn ngơ,
Phút thơ Tiên, Trực, một giờ đã xong.
Ông Quán nghe thơ, buột miệng bàn chuyện kinh sử với Tiên và Trực. Cuộc bàn luận diễn ra sôi nổi, và sau cùng ông Quán tỏ ra khen ngợi, khâm phục tài học của Vân Tiên. Còn Bùi Kiệm và Trịnh Hâm thấy vậy thì sinh lòng đố kị:
Kiệm, Hâm là đứa so đo,
Thấy Tiên dường ấy thêm lo trong lòng.
Khoa này Tiên ắt đầu công,
Hám dầu có đậu củng không xong rồi.
Vì lòng đô' kị đó mà Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên. Điều đáng nói ở đây là lúc này Vân Tiên đã mù, chuyện thi cử đã dở dang, không còn ảnh hưởng tới con đường tiến thân của hắn, vậy mà hắn vẫn tìm cách hãm hại chàng. Lòng đố kị, ganh ghét tài năng, cùng bản chất độc ác đã đẩy Trịnh Hâm đến hành động tội ác.
+ Đó là một hành động độc ác, bất nhân vì hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp đang trong cơn hoạn nạn, bơ vơ không nơi nương tựa, không có gì để chông đỡ.
+ Đó còn là một hành động bất nghĩa vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn, đã từng trà rượu và làm thơ với nhau. Mặt khác, khi gặp Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ dọc đường, Trịnh Hâm đã nói những lời tình nghĩa:
Đương cơn hoạn nạn gặp nhau,
Người lành nỡ bỏ người đau sao đành.
Vân Tiên nghe vậy cũng cảm động và nhờ cậy:
Tiên rằng: Tình trước ngãi sau,
Có thương xin khá giúp nhau phen nầy.
+ Hành động tội ác của Trịnh Hâm không phải là một hành động nhất thời mà là một hành động có toan tính, kế hoạch sắp đặt khá kĩ lưỡng.
Thời gian: giữa “đêm khuya lặng lẽ như tờ”, khi mọi người đã ngủ yên trên thuyền.
Không gian: giữa khoảng “vời” trời nước mênh mông “nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay”.
Chọn đúng thời gian, không gian ấy, Trịnh Hâm mới ra tay gây tội ác. “Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời”, không kịp kêu lên một tiếng. Đợi đến lúc Vân Tiên mười phần chết chắc, hắn mới giả vờ kêu cứu “giả tiếng kêu trời”;
mọi người thức dậy, hắn lại “lấy lời phui pha”, kể lể bịa đặt để che lấp tội ác. Bằng sự gian ngoan xảo quyệt, Trịnh Hâm phủi sạch tội ác của mình một cách thản nhiên.
Tám câu thơ vừa tả cảnh vừa kể việc, lột tả trọn vẹn tâm địa độc ác của kẻ bất nhân bất nghĩa.
Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông Ngư:
+ Vớt được Vân Tiên ở bãi sông, ông Ngư vội mang về nhà:
Hối con vầy lửa một giờ,
Õng hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Khung cảnh thật cảm động. Cả nhà ông Ngư từ vợ, chồng, đến con cái, tất cả đều hối hả, vội vàng, mỗi người một việc. Cách cứu chữa thật dân dã mà ân cần, chu đáo. Nhờ thế mà Vân Tiên tỉnh lại.
+ Sau khi cứu sông Vân Tiên, ông Ngư ân cần hỏi han chàng. Biết được tình cảnh khốn khổ của chàng trai, ông Ngư động lòng thương:
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui.”
Là người xa lạ, nhưng thấy người hoạn nạn, ông Ngư sẵn lòng cưu mang đùm bọc, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo “hẩm hút”. Chính trong cảnh nghèo khổ, tình người lại càng đáng quý. Câu nói của ông Ngư mộc mạc mà chứa đựng cả tấm lòng nhân ái, hào hiệp, bao dung.
+ Khi Vân Tiên nói đến chuyện ơn nghĩa và băn khoăn vì “không chi báo đáp”, ông Ngư dứt khoát gạt đi:
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa, há chờ trả ơn.”
Câu nói ấy nhắc nhớ câu nói của Lục Vân Tiên khi cứu Kiều Nguyệt Nga: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Xem việc nghĩa là bổn phận, làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán, đó là nét đẹp cao cả trong nhân cách của ông Ngư, và cũng là của những nhân vật chính diện trong “Truyện Lục Vân Tiên”.
+ Nhân cách cao cả của ông Ngư còn đặc biệt thể hiện trong những lời ông nói về cuộc sống của bản thân ông.
Cách nói mộc mạc, nhưng những điều nói ra thì vô cùng cao khiết. “Nước trong rửa ruột sạch trơn”, tâm hồn ông Ngư trong sạch, không vướng chút bụi lợi danh. Cuộc sông mà ông ưa thích là cuộc sổng tự do phóng khoáng, vui thú cùng thiên nhiên, thảnh thơi nơi sông nước. Không gian rộng mở đến vô cùng với những “doi”, “vịnh”, “gió”, “trăng”, “chích”, “đầm”, “một bầu trời đất”. Cuộc sốhg của người lao động trên sông nước hiện lên vừa chân thực với những công việc “chài kéo”, “câu dầm”, lại vừa nên thơ trong sự hòa nhập vào thiên nhiên:“hứng gió”, “chơi trăng”, “tắm mưa chải gió”... Cuộc sông ấy tràn đầy niềm vui. Chữ “vui” được nhắc đến nhiều lần, mỗi lần một vẻ: vui vầy, vui thầm, vui say. Một loạt từ gần nghĩa như “thong thả”, “nghêu ngao”, “thung dung” nối tiếp nhau diễn tả niềm hạnh phúc của tự do. Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm. Phép tiểu đô’i càng mở rộng không gian và tạo nên tiết tấu nhịp nhàng, sảng khoái, diễn tả một cuộc sông trong sạch, hoàn toàn xa lạ với những tính toán nhỏ nhen, ích kỉ, mưu cầu danh lợi tầm thường của con người ở đời.
Nói những lời này, ông Ngư đã là một bậc cao nhân ẩn dật. Xây dựng nhân vật ông Ngư, Đồ Chiểu đã xây dựng được một hình tượng đẹp, cao cả, sáng ngời vẻ đẹp của cái thiện.
Sự đô'i lập giữa ông Ngư và Trịnh Hâm là sự đốì lập giữa cái thiện và cái ác. Nguyễn Đình Chiểu đã có một cái nhìn theo quan điểm nhân dân rất tiến bộ: bên cạnh cái xấu, cái ác nấp dưới cái vỏ cao sang của bọn mũ cao áo dài, vẫn còn cái tốt đẹp tồn tại bền vững nơi những người lao động nghèo khổ mà nhân hậu.
Tổng kết:
Đoạn thơ trích nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện khát vọng sống và niềm tin yêu của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây củng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ hình dị, dân dã.
ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
' Đề: Phân tích sự đối lập giữa cái ác và cái thiện qua nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” (“Truyện
ị Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu).
DÀN Ý
Mở bài:
Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ bất hạnh không sáng mắt nhưng sáng lòng, yêu nước, khí phách. Thơ văn của ông là vũ khí chống xâm lược, tuyên truyền đạo lí.
Đoạn thơ Lục Văn Tiên gặp nạn (Truyện Lục Vân Tiên) biểu hiện rõ sự đối lập giữa cái ác và cái thiện qua tính cách hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư, có mục đích giáo dục con người hướng thiện diệt ác.
Thân bài:
1. Trịnh Hâm tiêu biểu cho cái ác cực điểm thấm sâu vào bản chất:
+ Bất nhân, bất nghĩa, thủ đoạn sâu hiểm, toan tính sắp đặt kế hoạch hãm hại Lục Vân Tiên một cách chặt chẽ về thời gian, hành động (lừa trói tiểu đồngvào gốc cây trong núi, giả giúp đỡ đưa Vân Tiên về quê bằng thuyền, xô Vân Tiên xuống giữa dòng vào đêm khuya để không ai cứu kịp, giả tiếng kêu trời để đánh lừa mọi người trên thuyền).
+ Tàn nhẫn, ích kỉ nhỏ nhen, cố hại Vân Tiên chỉ vì ghen ghét tài năng dù không thù oán.
Ông Ngư tiêu biểu cho cái thiện, nhân đức, nhân cách cao đẹp:
+ Trọng nghĩa khinh tài, cứu người không hề lưỡng lự, không sợ tai vạ, không cần trả ơn.
+ Sông thanh cao, đạm bạc, trong sạch, thoát vòng danh lợi, gắn bó chan hoà với thiên nhiên.
+ Cuộc đời ông Ngư bình thường nhưng không tầm thường (có thể là ẩn sĩ, nhà hiền triết có tài kinh luân).
Kết bài:
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có giá trị tư tưởng, đạo lí cao.
Học tập tính cách tốt đẹp của ông Ngư, lên án, bài trừ kẻ xấu như Trinh Hâm.
BÀI VIẾT GỌÌ ý
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Hai câu thơ trong bài Than đạo là tâm niệm đồng thời là tuyên ngôn của Nguyền Đình Chiểu về mục đích Văn dĩ tải đạo trong những sáng tác của ông. Ngoài những tác phẩm nổi tiếng chứa chan lòng yêu nước, là vũ khí chống giặc Pháp xâm lược được viết sau năm 1858 như các bài Văn tê Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, bài thơ Chạy giặc... trước năm 1858, nhà thơ bất hạnh không sáng mắt nhưng sáng lòng dầy khí phách sáng tạo đã dồn tâm lực viết truyện thơ nôm lục bát Lục Vân Tiên dài 2082 câu đế hướng thiện diệt ác, khuyên người đời “Dữ răn việc trước, lành dè thân sau”. Tính đối lập giữa cái ác, cái thiện được biểu hiện ở nhiều đoạn trong truyện qua hai tuyên nhân vật phản diện, chính diện và đặc biệt nổi bật qua hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trong đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn".
Trịnh Hâm vốn là kẻ kém cỏi văn tài như Nguyễn Đình Chiêu đã giới thiệu ở phần đầu truyện:
Một người ở quận Phan Dương,
Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn.
Ngay lúc gặp gỡ kết giao trong quán nước trên đường đi thi, trước tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm đã so đo, lo âu, đô' kị:
Khoa này Tiên ắt đầu công,
Hâm dầu có đậu củng không xong rồi.
Lòng ganh ghét, đố kị đó đã biến hắn thành một kẻ độc ác, nhẫn tâm ngay cả khi Vân Tiên đã không còn có thể đe doạ đến bước đường công danh của hắn. “Mối oán thù nhân một câu chuyện gọi bằng văn chương trong tâm địa của một kẻ tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện không ngờ” (Hoài Thanh). Vì vậy, Trịnh Hâm dù đã “đậu cử nhân”, dù Vân Tiên đang cơn hoạn nạn, mẹ mất, khóc mẹ đến mù mắt, tiền bạc hết, thân lâm bệnh, không nơi nương tựa, hoàn cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người hắn vẫn độc ác hãm hại. Để hại Vân Tiên, hắn đã toan tính một kê hoạch sâu hiểm chặt chẽ, kĩ lưỡng về thời gian, không gian hành động. Trước hết, hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói vào gốc cây để Vân Tiên không còn ai nhờ cậy:
Trịnh Hâm trong dạ gươm đao,
Bắt người đồng tử trói vào gốc cây.
Trước cho hùm cọp ăn mầy,
Hại Tiên phải dụng mưu này mới xong.
Tiếp theo hắn giả nhân giả nghĩa giúp đưa Vân Tiên về quê bằng thuyền rồi chờ lúc đêm khuya, xô Vân Tiên xuống giữa vời nước sâu để không ai hay, không ai cứu được. Trong tám dòng đầu của đoạn Lục Vân Tiên gặp nạn, Nguyễn Đình Chiểu đã kể tả lại hành động mờ ám tàn nhẫn của hắn làm người đọc ghê tởm:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Xô Vân Tiên xong, Trịnh Hâm còn giả bộ thương xót kêu la để đánh lừa người trong thuyền. Thật là xảo trá !
Trong Truyện Lục Vân Tiên có nhiều nhân vật ác như Thái sư, Võ Công, bọn cướp Phong Lai... nhưng có thể nói Trịnh Hâm là kẻ tiêu biểu cho cái ác cực điểm thấm sâu vào bản chất. Hắn là kẻ bất nhân bất nghĩa nỡ hại một người bạn không thù oán, không phương chông đỡ, lại gian ngoan xảo quyệt phủi sạch tội lỗi không mảy may cắn rứt lương tâm, một kẻ không còn nhân nghĩa, đáng nguyền rủa !
Đối lập với kẻ ác Trịnh Hâm như nước với lửa là nhân vật ông Ngư, tiêu biểu cho cái thiện. Đó là một người lao động lương thiện, nhân đức, vị tha. Tuy cảnh nhà nghèo khổ, vất vả nhưng ông Ngư giàu lòng nhân ái, sẵn sàng cứu giúp người bị nạn, không sợ tai bay vạ gió dù chưa rõ lai lịch của Vân Tiên:
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ồng chài xem thấy vớt ngay lèn bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ong hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Những câu thơ mộc mạc, không trau chuốt kể lại sự việc một cách tự nhiên nhưng gợi tả được chần tình của cả nhà ông Ngư đối với người bị nạn. Hối con, vầy lửa, hơ bụng dạ, hơ mặt mày, nào ông, nào bà, nào con, mỗi người một việc hối hả ân cần cứu sống Vân Tiên. Tất cả là sự đối lập hoàn toàn với những mưu toan thấp hèn hại người của Trịnh Hâm. Nếu Trịnh Hâm ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác thì ông Ngư rất bao dung, nhân ái, hào hiệp, cứu người không hề vụ lợi, không cần trả ơn. Sau khi cứu sông Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông sẵn lòng cưu mang chàng dù chỉ là chia sẻ một cuộc sông đói nghèo nhưng ấm tình người:
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”.
Cái thiện còn được biểu hiện qua cuộc sông đẹp của ông Ngư: trong sạch, tự do phóng khoáng giữa đất trời, hoà nhập bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi trên sông nước với gió trăng, không màng danh lợi ô trọc, đầy ắp niềm vui, tự làm chủ đời mình:
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng.
Quả ông Ngư có cuộc sông bình thường nhưng không tầm thường chút nào. Đằng sau dáng dấp bộc trực, chân chất của một ông chài, ta vẫn thấy bóng dáng một ẩn sĩ “Kinh luân đã sẵn trong tay - Thung dung dưới thế vui say trong trời”.
Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình cũng chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu, những khát vọng về một cuộc sống đẹp đáng mơ ước đốì với người đời. Cảm xúc chủ quan của nhà thơ làm cho cuộc sông của người dân chài bình thường được thi vị hoá, thơ mộng nhưng vẫn rất chân thực.
Với Trịnh Hâm, Nguyễn Đình Chiểu lên án cái ác, lên án những kẻ tâm địa xấu xa, những thói ích kỉ, mưu danh, trục lợi sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nhân nghĩa. Với ông Ngư, nhà thơ đã gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, về con người lao động bình thường, bộc lộ một quan điểm nhân dân rất tiến bộ.
Từng trải cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu hiểu rất rõ cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn giàu có địa vị cao sang (Thái sư đương triều), những kẻ trọc phú vô hạnh, lương tâm bị mai một, đạo đức xói mòn (Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm), nhưng vẫn còn những cái tốt đẹp đáng kính trọng, đáng khao khát đang tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà trọng nghĩa khinh tài (ông Ngư, ông Tiều, tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng...). Xuân Diệu nhận xét rất đúng: “Cái ưu ái đốì với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”. Những nhân vật “thiện” của Nguyễn Đình Chiểu là những chân dung cụ thể của đạo lí truyền thống dân tộc Việt Nam, những mảnh tâm hồn của nhà thơ. ông Ngư, nhân vật đẹp nhát trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn phải chăng cũng là một mảnh tâm hồn của Nguyễn Đình Chiểu.
Thuyền nan một chiếc ở đời...
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu cũng mỏng manh, trôi nổi như chiếc thuyền của ông Ngư. Nhưng cuộc đời của ông không một phút nào ngưng truyền bá đạo lí làm người, đâu tranh chông xâm lược. Truyện Lục Vân Tiên chính là khởi đầu hành trình của con thuyền “chở đạo” cần cù kì diệu của nhà thơ.
(Đặng Quốc Khánh)