Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)

  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 1
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 2
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 3
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 4
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 5
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 6
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 7
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 8
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 9
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu)
KIẾN THỨC Cơ B.
A. Giới thiệu:
1. Vài nét về tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc trở gian truân. Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sông, sông để công hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng sô' phận, vẫn sông và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lây việc cứu người làm trọng. Là nhà thơ, Cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược, Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chông giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khi triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù.
2. “Truyện Lục Vân Tiên” là truyện thơ Nôm có 2082 câu thơ lục bát, được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng đầu thập kỉ 50 của thế kỉ XIX. Truyện được lưu truyền rộng rãi, có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ.
+ Cốt truyện gồm 4 phần:
Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thủy.
Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
Tác phẩm có tính chất một thiên tự truyện, nhiều yếu tố trùng hợp giữa những tình tiết của truyện với cuộc đời của chính tác giả Nguyễn Đình Chiểu như việc bỏ thi về chịu tang mẹ, bị mù, bị bội hôn, sau này lại gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp. Lục Vân Tiên là nhân vật tự truyện của Nguyễn Đình Chiểu.
Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không được như Lục Vân Tiên: gặp tiên cho thuốc, mắt lại sáng, thi đỗ Trạng nguyên và cầm quân đánh giặc thắng lợi. Những gì chưa làm được trong cuộc đời mình, Nguyễn Đình Chiêu gửi gắm vào nhân vật Lục Vân Tiên. Cho nên Lục Vân Tiên cũng là nhân vật lí tưởng của Đồ Chiểu, là nơi nhà thơ gửi gắm ước mơ và khát vọng của mình.
+ Nội dung truyện đề cao đạo lí làm người, cụ thể là:
Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng CƯU mang đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay cứu khôn phò nguy.
Thế hiện khát vọng của nhân dán hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
+ Với tính chất truyện đế’ kể hơn là để đọc, “Truyện Lục Vân Tiên” chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm. Tính cách nhân vật thường bộc lộ qua hành động. Dó đó, truyện dễ dàng đi vào đời sông tinh thần của nhân dân dưới những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ”, “hát” Lục Vân Tiên.
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của “Truyện Lục Vân Tiên”.
Đại ý: Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh ứng thí, gặp bọn cướp đang hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên được giới thiệu ngay từ đầu tác phẩm, với vài dòng ngắn gọn mà đầy đủ:
Có người ở quận Đông Thành,
Tu nhân tích đức, sớm sinh con hỉền.
Đặt. tên là Lục Vân Tiên,
Tuổi vừa hai tám, nghề chuyền học hành.
Theo thầy nấu sử sôi kinh,
Tháng ngày bao quản sân Trình lao đao.
Văn đà khởi phụng dằng giao,
Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.
Lục Vân Tiên là chàng trai mười sáu tuổi, siêng năng học hành, tài kiêm văn võ. Đó cũng là một chàng trai đầy lí tưởng:
Nay đà gặp hội long vân,
Ai ai mà chẳng lập thân buổi này.
Chí lăm bắn nhạn ven mây,
Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa.
Làm trai trong cõi người ta,
Trước lo báo bổ, sau là hiển vang.
Tài chí như thế nên Lục Vân Tiên hăm hở bước vào đời, mong muốn thi thố tài năng cứu người giúp đời. Việc bất bình đầu tiên chàng gặp trong đời chính là việc gặp đảng cướp Phong Lai “xuống cướp thôn hương - Thấy con gái tốt qua đường bắt đi”.
Lục Vân Tiên đánh cướp-.
Nghe dân làng cho biết tình hình sự việc, “Vân Tiên nổi giận lôi đình — Hỏi thăm: lũ nó còn đình nơi nao - Tôi xin ra sức anh hào - Cứu người ra khỏi lao đao buổi này”. Và khi biết được tin tức:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bể cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
Bốn câu thơ làm hiện lên hình ảnh một chàng trai giàu lòng nghĩa hiệp, giữa đường gặp chuyện bất bình thì ra tay cứu giúp, không cần phải so đo tính toán. Bọn cướp đông đảo, đầy đủ vũ khí, dữ dằn hung tợn đến nỗi “người người sợ nó có tài khôn đương”. Còn Vân Tiên chỉ có một mình, lại không vũ khí, chỉ “bẻ cây làm gậy” mà dám “nhằm làng xông vô” đương đầu với bọn cướp. Hình ảnh ấy biểu hiện mơ ước của nhà thơ, cũng là của nhân dân: cuộc đời có được những người nghĩa sĩ anh hùng dám vì dân, trừng trị bọn “hại dân”.
Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp, thật oai hùng. Bọn cướp “bôn phía phủ vây bịt bùng” nhưng Vân Tiên không chút nao núng:
Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
BỊ Tiên một gậy thác rày thăn vong.
Người dân Nam Bộ vòn mê truyện Tam Quốc, không ai không ngưỡng mộ Triệu Tử Long - dũng tướng dưới trướng Lưu Bị, và không ai không biết đến chuyện Triệu Tử Long một mình phá vòng vây của quân Tào Tháo ở trận Đương Dương, cứu ấu chúa. Hình ảnh Vân Tiên xông trận đánh tan đảng cướp Phong Lai được so sánh với Triệu Tử Long ở trận Đương Dương tạo được niềm phấn khích tột cùng trước vẻ đẹp oai dũng của người anh hùng. Trước Vân Tiên, bọn cướp hung bạo mà người người đều sợ cũng chỉ là “lũ kiến chòm ong”. Ớ đây ta không chỉ thấy cái tài vũ dũng, mà còn thấy được cái đức “vì nghĩa quên mình” của bậc anh hùng. Chiến thắng của Vân Tiên có ý nghĩa nêu cao sức mạnh của chính nghĩa khuất phục được thế lực phi nghĩa, bạo tàn.
Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga:
Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, lại rất từ tâm, nhân hậu.
Nghe tiếng than khóc của hai cô gái còn đầy hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” thương xót, tìm cách trấn an:
Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.
Hai cô gái muốn ra khỏi xe để lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Lễ giáo phong kiến cách biệt nam nữ. Vân Tiên là đệ tử cửa Khổng sân Trình nên nói ra lời chính trực có phần câu nệ lễ giáo ấy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng điều chủ yếu chẳng qua là chàng không muôn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, bởi người anh hùng “làm ơn há dễ mong người trả ơn”. Cũng chính vì lẽ ấy mà chàng từ chói lời mời của Nguyệt Nga về thăm nhà cha nàng đang làm tri phủ Hà Khê để cha nàng đền đáp. Đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận của người anh hùng:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy củng phi anh hùng.”
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: hiện lên qua ngôn ngữ đô'i thoại với Vân Tiên.
Lời lẽ của Nguyệt Nga cho thấy đó là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức:
Lối xưng hô khiêm nhường:
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước:
Làm con đâu dám cãi cha,
Vi dầu ngàn dặm đường xa củng đành.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ dã phần.
Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình:
Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con nầy tì tất tên là Kim Liên.
Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê
Gặp dây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng củng không.
Gẫm công báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
Nguyệt Nga chịu ơn sâu của Lục Vân Tiên, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng:
Lăm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ di một hồi.
nên nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn, dẫu biết rằng không gì có thế’ đền đáp đủ được cái ơn đó: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Vân Tiên từ chối sự tạ ơn, nàng càng áy náy. Và nàng lại càng khâm phục sự khảng khái, hào hiệp của chàng. Bởi thế nên sau này, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Lục Vân Tiên, và dám liều mình để giữ trọn ân tình, chung thủy với chàng.
Nếu Lục Vân Tiên là chàng trai trọng nghĩa khinh tài, “làm ơn há dễ mong người trả ơn”, thì Nguyệt Nga là người con gái trọng tình nghĩa, “ơn ai một chút chẳng quên”. Vì vậy mà cả hai nhân vật đều được nhân dân dành cho nhiều tình cảm mến yêu.
Nhân vật trong đoạn truyện này được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện này ban đầu chỉ để đọc truyền miệng, rồi các học trò ghi chép lại và truyền đi trong dân gian qua hình thức “kể thơ”, “nói thơ”. Vì thế, khi miêu tả nhân vật, tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, và cũng ít đi sâu miêu tả diễn biến nội tâm. Nhân vật thường được đặt vào những tình huống cụ thể và bộc lộ tình cảm của mình qua lời nói, hành động, cử chỉ. Cách kể như vậy dễ nhớ, dễ đi sâu vào dân gian hơn.
Đoạn thơ mang nét tiêu biểu của ngôn ngữ Nguyễn Đình Chiểu trong “Truyện Lục Vân Tiên”.
+ Đó là một thứ ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt nhưng tự nhiên, dễ đi sâu vào quần chúng.
+ Ngôn ngữ thơ của Đồ Chiểu cũng hết sức đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện: đoạn kể Vân Tiên xông vào làng thì ngôn ngữ mộc mạc; đoạn đối thoại giữa hai bên tham chiến thì lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, lời tên tướng cướp hống hách, kiêu căng; đoạn đối thoại giữa Vân Tiên với Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành.
Tổng kết:
“Truyện Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, dược lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ha, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
Iĩ. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đế thây
tính cách tốt đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.	
DÀN Ý
A. Mở bài:
+ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) có giá trị đạo lí cao, phổ biến trong nhân dân.
+ Đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga gợi tả sinh động, nêu bật tính cách tốt đẹp của hai nhân vật chính trong truyện.
B. Thân bài: Phân tích:
Lục Vân Tiên là một con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp:
+ Tài năng văn võ kiêm toàn, quân tử chính trực.
+ Trọng nghĩa khinh tài, dũng cảm đánh tan bọn cướp Phong Lai cứu người mắc nạn, không cần trả ơn.
KLiều Nguyệt Nga:
+ Tiểu thư con nhà quan nhưng khiêm tốn, hiếu thảo, lễ giáo.
+ Trọng ân nghĩa, quyết báo đáp khi chịu ơn của Vân Tiên.
Kết bài:
+ Vân Tiên, Nguyệt Nga là mẫu người “Trung hiếu, nhân nghĩa, tiết hạnh”.
+ Đoạn thơ có giá trị đạo lí cao, giáo dục người đời diệt ác, hướng thiện.
+ Kể tả sinh động, lời văn mộc mạc, bình dị, mang phong cách dân gian Nam Bộ.
BÀI VIẾT GỢl ý
Vân Tiên, Vân Tiên, Vân Tiên
Cho tôi một tiền, tôi kể truyện thơ
Những nghệ sĩ hát rong, những người kể chuyện, nói thơ Lục Vân Tiên trong những buổi diễn xướng dân gian ở Nam Bộ thường mở đầu như vậy. Truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) được nhân dân ta - nhất là bà con ở Nam Bộ - yêu thích không phải vì có nhiều lời hay ý đẹp, nghệ thuật tinh tế mà vì những chi tiết sự việc, nhân vật toả sáng đạo lí, vì những ý tưởng giáo huấn chân thành thấm thìa. Nội dung đạo lí bao trùm toàn truyện là “nhân nghĩa, hiếu trung, tiết hạnh”. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã biểu hiện rõ nội dung đạo lí ấy qua tính cách tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Vân Tiên là một anh hùng, tài năng phi thường, giỏi cả văn võ:
Văn đà khởi phụng đằng giao,
Võ đà ba lược sáu thao ai bì.
Với tinh thần trượng nghĩa, dũng cảm, Vân Tiên đã xả thân diệt ác cứu người mắc nạn. Khi thấy Kiều Nguyệt Nga bị bọn cướp núi hành hung, không chút do dự, Vân Tiên tức khắc nhổ cây làm vũ khí, mạnh mẽ quyết liệt xông vào đánh tan bọn cướp, giết tên cầm đầu hung bạo là Phong Lai:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hổ đồ hại dân”.
... Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
BỊ Tiên một gậy thác rày thân vong.
Hình ảnh “Vân Tiên tả đột hữu xông” được so sánh với Triệu Tử Long thời Tam Quốc. Ngày xưa Triệu Tử Long chiến đấu vì ngôi vua nhà Hán, vì bảo vệ ấu chúa A Đẩu dù sao vẫn là nghĩa vụ bầy tôi trung thành của Lưu Bị. Còn ngày nay, Lục Vân Tiên chiến đấu vì người dân gặp nạn, vì cứu dân trừ ác, xuất phát từ lòng nhân nghĩa. Thật giản dị, vô tư, trong sáng mà cao đẹp biết bao. Nguyễn Đình Chiểu không tả tỉ mỉ về ngoại hình nhân vật, về trận giao chiến mà chỉ qua mấy dòng thơ mộc mạc, hình ảnh so sánh, dăm ba từ đặc sắc “tả đột hữu xông”, “khác nào Triệu Tử..” đã dựng nên hình tượng Vân Tiên anh hùng, một con người thấm nhuần đạo lí, lời dạy của người xưa: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã/ Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”.
Quân tử, chính trực, có tư cách tế nhị khi tiếp xử với người khác phái, Vân Tiên đã thủ lễ, cẩn trọng khi gặp mặt Nguyệt Nga:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Thái độ của Vân Tiên đúng đắn, cao đẹp khác với sự hung dữ đê tiện hại người của bọn cướp Phong Lai.
Đáng quý hơn nữa là sự hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cứu người không hề vụ lợi, không cầu trả ơn - khi nghe Nguyệt Nga ngỏ ý đền ơn, Vân Tiên đã cười, khẳng định đánh cướp cứu người là vì việc nghĩa, vì trách nhiệm của kẻ làm trai:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Cái cười độ lượng, hào hiệp của Vân Tiên càng làm người đọc yêu mến, thấy rõ phẩm cách tốt đẹp của chàng.
Đoạn thơ cũng biểu hiện rõ phẩm chất đạo đức của Kiều Nguyệt Nga: hiếu thảo, lễ giáo, trọng ơn nghĩa.
Vì hiếu thảo, Nguyệt Nga đã vâng lời cha đến Hà Khê để “định bề nghi gia” dù đường sá xa xôi hiểm trở:
Làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
Khi gặp gỡ trò chuyện với Vân Tiên, Nguyệt Nga khiêm tôn, nhỏ nhẹ, thể hiện là một thiếu nữ gia giáo, tuy là tiểu thư con nhà quan nhưng có thái độ xử sự đúng mực, trọng nhĩa tình. Được cứu thoát khỏi tay bọn bất nhân độc ác, nàng vô cùng xúc động, nói những lời đẹp nhất để cám ơn ân nhân:
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Nói “tiết trăm năm” là nói việc hệ trọng của cả một đời người con gái. Vân Tiên cứu nàng thoát khỏi nguy hiểm, bảo toàn tính mạng và danh tiết cũng như tái sinh nàng. Thấm nhuần đạo đức về “ân nghĩa”, Nguyệt Nga đã thẳng thắn bày tỏ ý nguyện muốn đền ơn Vân Tiên:
Gặp đây đương lức giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Nguyệt Nga nói tới “của tiền, vàng bạc” để bày tỏ sự không có sẵn vật chất, nói tới “báo đức thù công” để đền đáp ơn đức, công lao. Rồi than thở “Lấy chi cho phỉ tấm lòng..” để giãi bày sự lúng túng về tinh thần, những xúc động chân thực của một tâm hồn trong trắng. Sau đó, Nguyệt Nga cố mời Vân Tiên đến Hà Khê để cha nàng tạ ơn nhưng Vân Tiên từ chôi làm nàng băn khoăn day dứt. Cuối cùng rút chiếc trâm cài đầu tặng Vân Tiên, nàng coi đó là kỉ vật, tín hiệu của tình yêu chung thủy, về sau khi bị đưa đi công giặc 0 Qua vì mưu gian của Thái sư, Nguyệt Nga đã ôm bức hoạ Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn. Được Phật bà cứu sống, làm con nuôi bà lão trong rừng, nàng đã thờ bức hoạ Vân Tiên.
Đoạn thơ có giá trị đạo lí cao, khuyên con người sống nhân nghĩa, diệt ác, hướng thiện, noi gương hai mẫu người lí tưởng: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” là Vân Tiên, Nguyệt Nga. Kết cấu đoạn thơ có hậu, người hiền nhất thời bị kẻ ác hãm hại nhưng sau cùng đuợc cứu giúp thoát nạn. Lời thơ bình dị, dễ hiểu, kể tả sinh động, có tác dụng giáo dục tuyên truyền đạo lí, thuyết phục người đọc, tiềm tàng tấm lòng nhân nghĩa của nhà thơ.
(Đặng Quốc Khánh)