Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá

  • Đoàn thuyền đánh cá trang 1
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 2
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 3
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 4
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 5
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 6
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 7
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 8
  • Đoàn thuyền đánh cá trang 9
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
A. Giới thiệu:
1. Vài nét về tác giả:
Huy Cận là bút danh của Cù Huy Cận, sinh năm 1919, quê ỗ Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận là một cây bút nổi tiếng của phong trào Thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” (1940).
Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945.
Huy Cận mất năm 2005, tại Hà Nội.
“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ hay của Huy Cận. Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chông Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu vào cuộc sống mới bao trùm cả đời sống xã hội và trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca. Nhiều nhà thơ đi đến các vùng đất xa xôi, nơi đang dấy lên phong trào sản xuất xây dựng đất nước. Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyên đi thâm nhập thực tế dài ngày về vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được ra đời vào thời gian này và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Bài thơ gồm 7 khổ, mỗi khổ bốn câu thơ bảy chữ, được bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá.
+ Hai khổ đầu: cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức của người đi biển.
+ Bốn khổ tiếp (khổ 3 - 6): cảnh lao động của đoàn thuyền đánh cá giữa không gian biển trời ban đêm.
+ Khổ cuối: cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.
Trong bài thơ có hai nguồn cảm hứng bao trùm và hài hòa với nhau: cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự thông nhất của hai nguồn cảm hứng ấy thể hiện qua kết cấu và hệ thống hình ảnh của bài thơ, cụ thể là:
+ Về kết cấu:
Thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn cho đến bình minh, và cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ra khơi rồi trở về.
Không gian của bài thơ là không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, sóng, mây, gió, trăng, sao..., cũng là không gian của cảnh lao động.
+ Về hệ thông hình ảnh:
Nhiều hình ảnh thơ đã gắn liền công việc lao động của con người với nhịp sống của thiên nhiên đất trời: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, “Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng”, “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”, “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”...
Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kì vĩ, bay bổng.
Hai khổ thơ đầu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức của người đi biển.
Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo, đầy ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Ớ nước ta, thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển. Như vậy, “mặt trời xuông biển” là một cảnh tượng lạ, chỉ có thể nhìn thấy từ một hòn đảo nào đó ngoài khơi, hoặc từ một con thuyền đang ra biển. Ngoài khơi xa, bốn bề là nước, nhìn về phía tây có cảm giác mặt trời như một hòn than cháy hồng đang lặn xuống biển. Sau lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống. Trong câu thơ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, Huy Cận đã có một liên tưởng thật bất ngờ: vũ trụ là một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là then cửa.
Đoàn thuyền ra khơi trong thời điểm ấy:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Ba hình ảnh câu hát, cánh buồm và gió khơi bỗng hòa vào nhau trong một câu thơ. Người đánh cá căng buồm và cất lên câu hát, nhà thơ có cảm giác như chính câu hát ấy đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cụ thể cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
Câu hát của người lao động còn mang theo một niềm mong mỏi tha thiết, vừa hiện thực vừa lãng mạn:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !
Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ chợt liên tưởng đến biển như một tấm lụa lớn mà đàn cá là “đoàn thoi” đang vun vút qua lại. Liên tưởng này lại kéo theo một liên tưởng khác: “đoàn thoi” cá dệt nên tấm lưới của người dân chài.
2. Bốn khổ thơ gỉữa miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la, qua cái nhìn của nhà thơ chợt trở nên lớn lao, kì vĩ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Hình ảnh “thuyền” được đặt trong mối quan hệ hài hòa với những hình tượng thiên nhiên {lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng) diễn tả cảnh con thuyền tung hoành giữa trời biển mênh mông và đang làm chủ cả biển khơi. Người lao động ra khơi là để “dò bụng biển”, để “dàn đan thế trận lưới vây giăng” nhằm chinh phục biển khơi.
Công việc lao động của người đánh cá vốn nặng nhọc đã được nhà thơ diễn tả thật hào hứng, khỏe khoắn và lãng mạn:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Tiếng thở của biển đêm là ánh sao lùa sóng nước, hoà với tiếng gõ thuyền trong nhịp điệu của trăng, cảnh kéo lưới diễn ra trong nhịp điệu hổì thúc của đêm tàn... Tất cả làm nên một cuộc hòa nhịp diệu kì giữa con người lao động và thiên nhiên vũ trụ.
Cảnh biển trong thơ Huy Cận đẹp lộng lẫy với hình ảnh đàn cá. Có khi đàn cá được miêu tả trong ánh trăng sao:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Có khi hiện lên trong ánh nắng bình minh:
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Đó là những vẻ đẹp bình dị của hiện thực, và qua trí tưởng tượng lãng mạn của nhà thơ, đã trở nên huyền ảo, lung linh.
Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Khổ thơ cuối hô ứng với khổ thơ đầu. Đối xứng với cảnh “mặt trời xuồng biển như hòn lửa” là cảnh “mặt trời đội biển nhô màu mới”, biểu hiện nhịp tuần hoàn của vũ trụ. Khổ thơ cuối lặp lại dòng thơ “câu hát căng buồm cùng gió khơi”, chỉ đổi chữ “cùng” thành chữ “với”. Tiếng hát của người dân chài xuất hiện trong toàn bài thơ: từ lúc ra khơi, trong khi đánh cá cho đến lúc trở về. Chữ “hát” xuất hiện bôn lần trong bài thơ, đem lại âm điệu tươi vui, khoẻ khoắn của một khúc ca lao động đầy hào hứng, say mê.
Góp phần làm nên âm hưởng ấy còn là các yếu tô' vần, nhịp... Các câu thơ trong toàn bài nói chung được ngắt nhịp theo nhịp 4/3 cổ điển, có những câu phá cách ngắt nhịp 2/5 (Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng', Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long', Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng) tạo âm hưởng vừa sang trọng vừa chắc khỏe.
Đặc biệt cách gieo vần có nhiều biến hóa linh hoạt:
+ Khổ thứ nhất, thứ sáu gieo vần liền, một cặp vần trắc và nô'i tiếp là một cặp vần bằng.
+ Khổ thứ hai, thứ tư gieo vần cách, hai vần trắc xen giữa hai vần bằng.
+ Khổ thứ ba, thứ năm gieo vần theo cách hiệp vần của thơ Đường (3 vần bằng).
+ Khổ cuối cùng gieo cả bốn câu cùng một vần (3 vần bằng và một vần trắc).
Cách gieo vần linh hoạt như thế tạo nên âm điệu sôi nổi, phơi phới. Các vần trắc tạo sức dội chắc khỏe. Các vần bằng tạo sự bay bổng, vang xa.
C. Tổng kết:
Theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người lao động, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong xây dựng hỉnh ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo; có ăm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
II. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cả” của Huy Cận.
DÀN Ý
A. Mở bài:
Huy Cận (1919 - 2005) nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới” (1932 - 1945) với những vần thơ lãng mạn “Sầu vũ trụ”.
Sau 1945, đổi mới phong cách, Huy Cận viết nhiều về con người mới, cuộc sông mới cách mạng - “Đoàn thuyền đánh cá” (Trời mỗi ngày lại sáng - 1958) là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách mới của Huy Cận.
Thân bài:
Cảnh ra khơi (Khổ 1, 2):
Thời điểm: Lúc ngày tàn, đêm đến.
Không gian: Biển cả lúc đêm xuống.
Hoạt động: Đoàn ngư dân ra khơi sôi nổi, khí thế, mong đánh bắt nhiều cá.
Nghệ thuật: Các hình ảnh so sánh, nhân hóa, sự đối lập thanh bằng - trắc, chi tiết tưởng tượng... gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc.
Cảnh đánh cá trên biển đêm (Khổ 3 - 6):
Vẻ đẹp kỳ vĩ của trời biển Đông, của thiên nhiên đất nước.
Biển Đông là kho cá vô tận với nhiều loại cá quý.
Đoàn ngư dân sôi nổi hăng say lao động trên biển đêm: Thả lưới, kéo lưới đạt những mẻ cá lớn.
Nghệ thuật: Các hình ảnh liệt kê, khoa trương, bút pháp lãng mạn kết hợp tả thực và tưởng tượng.
Cảnh trở về (Khổ 7):
Thời điểm: Lúc rạng đông.
Thành quả lao động to lớn, đánh bắt được nhiều cá.
Nghệ thuật: Các hình ảnh khoa trương, nhân hóa, ẩn dụ, phóng đại đặc sắc.
Kết bài:
Bài thơ có sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.
Cảm hứng lãng mạn cách mạng hòa nhập với cảm hứng vũ trụ, thiên nhiên.
Nhịp điệu khỏe khoắn, giọng điệu vui tươi, không gian trong sáng khác không gian buồn thảm trong thơ Huy Cận trước 1945.
BÀI VIẾT GỢI ý
Nổi tiếng từ khi còn học ở trường Quốc học Huế, đến năm 1940, với tập thơ đầu tay “Lửa thiêng”, Huy Cận đã được coi là một trong những đỉnh cao của phong trào “Thơ mới” (1932 - 1945). Thời ấy, những vần thơ Huy Cận ủy mị, đầy “nỗi sầu vũ trụ”, nỗi cô đơn lạc loài của thân phận con người bé nhỏ trước không gian rợn ngợp mênh mông. Sau 1945, ánh sáng Cách mạng đã làm Huy Cận thay đổi phong cách sáng tác. Từ sau chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Hồng Gai - Quảng Ninh, thơ Huy Cận có sự đột khởi đạt những kết quả rực rỡ qua các tập thơ: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960). Trong giai đoạn này, một số bài thơ của Huy Cận được bạn đọc yêu thích, đánh giá cao như “Các vị La Hán chùa Tây Phương”, “Buổi sáng hôm ấy”, “Một chiều thu”, “Đoàn thuyền đánh cá”.
“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận đổi mới, có sự giao thoa giữa cảm hứng về vũ trụ và cảm hứng lãng mạn Cách mạng, tạo nên một khoảng trời bao la vừa quen thuộc, vừa mới lạ, vừa gợi nhớ một thoáng Huy Cận thời “Lửa thiêng”, vừa mở ra cả một thế giới lộng lẫy tràn đầy hứng khởi say người của thơ Huy Cận sau Cách mạng. Đó là một tráng khúc ca ngợi cảnh thiên nhiên trời biển quê hương giàu đẹp, ca ngợi con người lao động mới Việt Nam, cuộc sống mới ở miền Bắc những năm đầu sau giải phóng 1954. Bảy khổ của bài thơ, mỗi khổ đĩnh đạc như một bài thất ngôn tứ tuyệt, là sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn, vừa tả thực, vừa tưởng tượng.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ nêu vai trò, nhiệt tình, khí thế lao động của đoàn ngư dân, những người lao động mới làm chủ thiên nhiên đất nước, làm chủ đời mình, tự giác hăng say với công việc. Lúc ngày tàn đêm đến, vũ trụ chuyển vào nghỉ ngơi tĩnh lặng thì hoạt động của con người lại bắt đầu, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then đềm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
Hình ảnh so sánh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”, hình ảnh nhân hóa “Sóng cài then, đêm sập cửa”, sự đối lập giữa thanh trắc ở các vần “lửa - cửa” với thanh bằng ở các vần “khơi - khơi” và chi tiết tưởng tượng “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” đã làm khổ thơ gợi tả sinh động tràn đầy khí thế lạc quan phấn khởi của đoàn ngư dân. Họ say mê trời biển giàu đẹp hùng vĩ, họ mong đánh bắt được thật nhiều cá để làm giàu cho Tổ quốc.
Trung tâm của bài thơ là bốn khổ thơ giữa. Với lời thơ giản dị trong sáng, giàu nghệ thuật, tác giả tập trung miêu tả nổi bật vẻ kì vĩ của thiên nhiên trời biển và nổi lên trên nền cảnh ấy là bức tranh sinh động khẩn trương của ngư dân “Thuyền lướt lưới giăng”:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Những hình ảnh “lái gió”, “buồm trăng”, “dàn đan thế trận”, “mây cao”, “biển bằng”, “dò bụng biển” đã biến những chiếc thuyền đánh cá bình thường hàng ngày thành những thuyền tiên đi trong cảnh tiên, nâng tầm vóc con người lên cao hòa nhập vào vũ trụ. Chất lãng mạn bao trùm bức tranh lao động, biến công việc nặng nề thành niềm vui, lòng yêu đời chan chứa. Cùng với chất lãng mạn bay bổng ấy, người dân chài đã cất tiếng hát lạc quan với niềm tự hào, tự tin và tình yêu nghề, yêu lao động mang ơn biển ân tình nuôi sông con người.
“Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.
Huyền ảo, lung linh, đầy màu sắc lạ lấp lánh biển đêm, bức tranh về các loài cá cho thấy biển là một kho hải sản phong phú.
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đèm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”.
Cảm hứng lãng mạn cách mạng bao trùm cả bài thơ, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Lấy đề tài về đoàn thuyền đánh cá trong đêm trời đầy sao trên biển Hạ Long, Huy Cận dễ đưa vào hàng loạt chi tiết tả thực hình ảnh con thuyền, việc thả lưới, kéo lưới, thu hoạch cá như cách diễn tả thông thường trong nhiều bài thơ khác. Nhưng Huy Cận không theo hướng ấy. Cả bài thơ chỉ có một chi tiết tả thực cảnh kéo lưới nhưng cũng được viết theo lôi khoa trương nên vẫn nằm trong mạch cảm hứng lãng mạn:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.
Câu thơ có màu sắc rực rỡ, bất ngờ nhất là ánh sáng “lóe rạng đông” từ đuôi những con cá, làm cho công việc lao động nặng nhọc có thi vị, đầy niềm vui, bội thu những mẻ cá lớn.
Khổ cuối bài thơ là cảnh trở về của đoàn thuyền lúc rạng đông. Sau một đêm lao động cật lực, khẩn trương trên biển, chạy đua với thời gian, đoàn thuyền về bến với những khoang thuyền đầy ắp cá.
“Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Khổ thơ giàu nghệ thuật với hình ảnh khoa trương, nhân hóa, ẩn dụ, phóng đại. Từ thành quả to lớn của chuyên đánh cá đêm, một ngày mới bắt đầu, những ngày mới tương lai mở ra. Tiếng hát chạy suốt bài thơ, mở đầu là tiếng hát lạc quan mong đánh bắt nhiều cá lúc ra khơi, kết thúc là tiếng hát mừng lúc trở về thắng lợi. Hai khổ thơ đầu và cuối là hai khổ thơ đặc sắc nhất, có sự đô'i lập nhau về hình ảnh mặt trời, đoàn thuyền và tiếng hát.
“Đoàn thuyền đánh cá” là bức tranh đẹp, một khúc ca hùng tráng, phấn khởi về thiên nhiên và con người. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm khôi phục và phát triển kinh tế, những năm đầu chuẩn bị bước vào kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 - 1965) xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhất là cơ sở hiện thực đã làm bay bổng cảm hứng lãng mạn cách mạng cho nhiều bài thơ xuất hiện thời bấy giờ như Xuân Diệu “Muôn trùm hạnh phúc dưới trời xanh - Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành ngói mới”, Tố Hữu với “biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh” và “cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt” hối thúc mọi người ra sức xây dựng đất nước. Không gian trong bài thơ tươi sáng, rộn ràng đầy sức sống. Hình ảnh thiên nhiên, con người thật đẹp, thật khí thế, khác với không gian ảm đạm bi thương trong thơ Huy Cận trước 1945. Trên hành trình từ “thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”, “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ hiện đại, cách tân đặc sắc của Huy Cận.
(Đặng Quốc Khánh)