Soạn bài Các thành phần biệt lập gọi - đáp, phụ chú

  • Các thành phần biệt lập gọi - đáp, phụ chú trang 1
  • Các thành phần biệt lập gọi - đáp, phụ chú trang 2
  • Các thành phần biệt lập gọi - đáp, phụ chú trang 3
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP GỌI - ĐÁP, PHỤ CHÚ
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Các thành phần gọi - đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.
Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ:
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? -> từ này dùng để gọi người khác, tạo lập cuộc đối thoại.
- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ong Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
—> thưa ông dùng để đáp, duy trì cuộc đối thoại đang diễn ra.
Những từ ngữ này, thưa ông được dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao
tiếp, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Thành phần phụ chú thường được dùng để bổ sung một sô' chi tiết cho nội dung chính của câu, cụ thể là:
+ Nêu điều bổ sung, hoặc nêu lên một số quan hệ phụ thêm (nguyên nhân, điều kiện, sự tương phản, mục đích, thời gian).
Ví dụ:
Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và củng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
—> phần in đậm bổ sung cho chủ ngữ đứa con gái đầu lòng của anh.
+ Nêu thải độ của người nói.
Ví dụ:
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng huồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
-> phần in đậm nêu lên thái độ không chắc chắn của người nói đối với sự vật được nói đến.
+ Nêu xuất xứ của lời nói, của ý kiến.
Ví dụ:
Với “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tô' đã “xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân). Với “Tắt đèn”, nhà văn cũng đã dự cảm về một cuộc vùng lên của những con người bị áp bức.
—> phần in đậm nêu xuất xứ của ý kiến (“xui người nông dân nổi loạn”). Thành phần phụ chú thường được viết giữa hai dấu gạch ngang, hoặc hai
dấu phẩy, hoặc hai dấu ngoặc đơn; hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy; có khi viết sau dâu hai chấm.
Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì?
Hắn ra đì. Nhưng thị gọi giật lại:
A này! Lúc về mình nhớ tạt vào cụ lang ngõ huyện lấy thuốc cho em nhé!
Thuốc thằng Chuyên ấy à? Còn nhiều lắm...
Không! Thuốc cho con Hường kia !... Mặt nó lại lấm tấm đầy những mụn.
[...]
U thì lấy! Con lớn thuốc, con bé thuốc... Thuốc lắm rồi sau củng có lúc được đi ăn mày!
(Nam Cao, Nước mắt)
Tìm thành phần gọi - đáp trong những câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai:
a.	Con ơi nhớ lấy câu này:
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau đây và cho biết chúng bổ sung điều gì:
Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, dã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”.
(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)