Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)

  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 4
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 5
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 6
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 7
CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
KIÊN THỨC Cơ B
Giới thiệu:
Đoạn trích ở phần đầu “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại và miêu tả chị em Thúy Kiều, tác giả tả cảnh ngày xuân, chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
Đoạn thơ gồm ba phần:
+ Bốn câu đầu: gợi tả cảnh đẹp ngày xuân.
+ Tám câu tiếp: gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
+ Sáu câu cuối: cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trở về.
Đoạn thơ được kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
Đọc - Hiểu văn bản:
1. Bôn câu đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian mùa xuân. Chim én là
tín hiệu riêng của mùa xuân. Hình ảnh “chim én đưa thoi” vừa gợi không gian mùa xuân, vừa ngầm ý ngày xuân trôi qua nhanh quá, mới đó mà đã hết sáu mươi ngày xuân. Mùa xuân có ba tháng, lúc này đã là tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng, trong sáng.
Hai câu sau là bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với những hình ảnh, màu sắc hài hòa. Làm nền cho bức tranh xuân là màu xanh tươi mát bất tận của thảm cỏ non trải rộng đến chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết nhẹ nhàng mà nổi bật vài bông hoa lê trắng vô cùng thanh khiết. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la, trong trẻo, cảnh vật tinh khôi, giàu sức sống. Hoa cỏ vốn vô tri vô giác, nhưng chữ “điểm” đã làm cho cành hoa lê trở nên có hồn, hết sức sinh động.
Tám câu thơ tiếp theo gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nưốc áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Vào ngày Thanh minh, tiết đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, người ta đi tảo mộ (quét tước, sửa sang lại phần mộ của người thân) nên có lễ tảo mộ. Mùa xuân cũng là dịp để đi chơi ở chốn đồng quê. Được giẫm lên cỏ xanh giữa đất trời mùa xuân trong trẻo là một cái thú, nên việc chơi xuân ấy mới trở thành ngày hội, gọi là hội đạp thanh. Những câu thơ của Nguyễn Du gợi tả không khí lễ hội bằng cả một hệ thông từ ngữ giàu sức biểu đạt. Những từ ghép là danh từ như yến anh, chị em, tài tử, giai nhân gợi tả sự đông vui, nhiều người, mà chủ yếu là trai thanh gái lịch. Những từ ghép là động từ như sắm sửa, dập dìu gợi tả không khí rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội. Những từ ghép là tính từ như gần xa, nô nức tả tâm trạng háo hức của người đi hội. Cụm từ “nô nức yến anh” là một ẩn dụ gợi lên hình ảnh từng đoàn nam thanh nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Những so sánh rất giản dị “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” giúp người đọc hình dung cảnh ngày hội vô cùng náo nhiệt: ngựa xe nôi nhau như dòng nước bất tận, người dự hội mặc trang phục đẹp đi lại đông đúc, chật như nêm cối. Trong lễ tảo mộ, người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh “Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”. Tám câu thơ tả cảnh lễ hội ngày Thanh minh mà khắc họa được cả truyền thông văn hóa lễ hội xa xưa.
Sáu câu thơ cuối gợi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
Tà tà, bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Buổi chiều, mặt trời từ từ (tò tà) ngả bóng về tây. Ngày lễ hội đông vui đã đi qua, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau đi về. Cảnh chiều xuân đẹp một cách dịu dàng, mọi chi tiết cảnh đều thanh nhẹ: nắng về chiều đã nhạt, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang khe nước nhỏ. Mọi hoạt động cũng thật nhẹ nhàng: mặt trời chầm chậm ngả bóng, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.
Cảnh vẫn đẹp, vẫn thanh, nhưng đã nhuốm màu tâm trạng. Đó là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau một cuộc vui. Nhưng đâu chỉ có thế, những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Những từ ấy, đặc biệt là từ “nao nao”, thoáng gợn lên một nét buồn khó hiểu. Ngay sau cảnh này là cảnh Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên, sau đó gặp chàng thư sinh Kim Trọng “Phong tư tài mạo tót vời; Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”, những sự kiện làm xáo trộn cuộc sông “Êm đềm trướng rủ màn che; Tường đông ong bướm đi về mặc ai” của Thúy Kiều. Đoạn thơ tả cảnh mà chứa đựng một linh cảm về điều sắp xảy ra. Đó cũng là cái tài kể chuyện của Nguyễn Du.
Tổng kết:
Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh đặc sắc và một hệ thống từ giàu chất tạo hình, Nguyễn Du đã gợi tả thật sinh động bức tranh thiên nhiên mùa xuân và cả không khí lễ liội mùa xuân tươi, đẹp, trong sáng.
ĨI. ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” .
DÀN Ý
Mở bài:
Trong “Truyện Kiều” có nhiều đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên đặc sắc .
Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh xuân đẹp, bô'i cảnh cuộc gặp gỡ
Kim Kiều .
Thân bài:
Phân tích cách dùng từ ngữ gợi hình gợi tả, bút pháp nghệ thuật miêu tả cổ điển ước lệ tả cảnh thiên nhiên mùa xuân theo trình tự không gian thời gian.
Bốn câu đầu: gợi tả khung cảnh ngày xuân.
Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang tháng ba, những cánh én rộn ràng bay giữa bầu trời trong sáng.
Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: thảm cỏ non trải rộng tới chân trời, trên nền màu xanh non điểm xuyết vài hoa lê trắng.
Màu sắc hài hòa tuyệt diệu gợi nét đặc trưng mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Từ “điểm” làm cảnh vật sinh động.
Tám câu tiếp: gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
Các hoạt động của lễ tảo mộ (viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ người thân).
Hội đạp thanh (đi chơi xuân ở đồng quê) .
Phân tích giá trị biểu cảm của các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ tâm trạng người đi hội; hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi tả nổi bật không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu nam thanh nữ tú.
Khắc họa truyền thông lễ hội văn hóa xa xưa trong tiết Thanh minh.
Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
Cảnh tan hội lúc chiều tàn, không còn nhộn nhịp rộn ràng mà nhạt dần, lặng dần, nhuốm buồn.
Những từ láy (tò tà, thanh thanh, nao nao) biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người.
Cảm giác vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra, buồn bã đã xuất hiện (Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng).
Kết bài:
Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp giữa bút pháp tả với bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết chấm phá...
Lấy cảnh xuân tươi đẹp trong sáng nhưng ẩn chứa những mầm mông đau thương làm bốì cảnh để Kim Kiều gặp gỡ, Nguyễn Du dụng ý dự báo mốì tình hai người sẽ không trọn vẹn, đời Kiều sau này sẽ bất hạnh.
BÀI VIẾT GỢl ý
Trong Truyện Kiều, Nguyền Du đã bao lần dụng công phác họa, tô điểm những bức tranh thiên nhiên tương xứng với từng hoàn cảnh, tâm trạng Thúy Kiều, nhân vật chính mà ông ưu ái. Nhiều bức tranh tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông thật đặc sắc, sinh động, gợi cảm. Có bức là cảnh chiều xuân Kiều gặp Kim Trọng, có bức là tâm cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích, có bức là cảnh Thúc Sinh từ biệt Kiều giữa chiều thu rừng xao xác lá nhuốm màu quan san...
Cảnh nào cũng có dụng ý dự báo những biến động của cuộc đời nhân vật. Mốì tình của Thúy Kiều và Kim Trọng đầy ước mơ đẹp đẽ nhưng cũng đầy đau xót bi thương nên Nguyễn Du đã lấy bối cảnh ngày xuân tươi đẹp trong sáng nhưng đã ẩn chứa những mầm mông buồn bã để hai người hội ngộ. Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là một đoạn thơ biểu hiện nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên thật tài tình, tuyệt diệu.
Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, miêu tả theo trình tự thời gian, không gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều trong tiết Thanh minh. Bốn câu đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân với những nét đẹp đặc trưng của mùa xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài hông hoa.
Hai câu đầu vừa nói thời gian, vừa gợi không gian mùa xuân. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng như thoi đưa. Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân là cảnh thảm cỏ non trải rộng chân trời, trên màu xanh non điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Nguyễn Du đã phỏng theo ý hai câu thơ cổ “Phương thảo liên thiên bích; Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh; Hoa lê đã nở trên cành vài bông). Màu sắc có sự hài hòa, ánh lên vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi, giàu sức sông, nhẹ nhàng, thanh khiết khoáng đạt của mùa xuân. Từ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.
vẫn bằng bút pháp cổ điển vừa gợi vừa tả, vừa chấm phá vừa điểm xuyết, trong tám câu thơ tiếp theo Nguyễn Du đã tái hiện cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh và hoạt cảnh du xuân. Ớ đoạn này, với ngôn ngữ giàu chất tạo hình bao gồm một loạt từ ghép là danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân'), động từ (sắm sửa, dập dìu), tính từ (gần xa, nô nức) và cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh”, đoạn thơ đã biểu hiện rõ nét hai hoạt cảnh lễ tảo mộ và hội đạp thanh, làm hiện lên trước mắt người đọc động thái tâm trạng của những đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én chim oanh bay ríu rít, những người đi quét tước, sửa sang phần mộ, viếng mộ người thân. Trong hội đạp thanh (tiết thanh minh đi chơi xuân ở đồng quê, giẫm lên cỏ xanh), tấp nập, rộn ràng, náo nhiệt nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhăn,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Qua cuộc du xuân của ba chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa: tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa áo quần để vui hội đạp thanh. Người ta rắc những thoi vàng
vó, đốt tiền giấy, hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất:
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.
Hai câu thơ gợi hình ảnh một vùng mộ địa chạy từ thấp lên cao, từ đồng bằng lên đồi núi. Nguyễn Du không hề đề cập đến đồi núi nhưng ta vẫn hình dung được khung cảnh một vùng mồ mả nằm theo sườn đồi thoai thoải. Trong cảnh trong sáng tươi đẹp của mùa xuân, vui vẻ của lễ hội, cảnh ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo, phớt qua như gió cuốn thoi vàng, tro tiền bay nhẹ; tình cảm nỗi buồn tự nhiên mà ai cũng có khi đứng trước cảnh mộ địa dù trong ngày xuân.
Sáu câu cuối là cảnh ba chị em du xuân trở về. Tác giả chuyển cảnh thật tài tình. Cảnh buổi sáng chị em Thúy Kiều đi thanh minh nhộn nhịp bao nhiêu thì cảnh buổi chiều lúc về trông thật buồn:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động nhẹ nhàng: Mặt Trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên cái không khí tưng bừng rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở bôn câu cuối và bô'n câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau bởi thời gian, không gian thay đổi (sáng khác chiều tà, lúc vào hội khác lúc tan hội), nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao” (Nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng, sẽ khởi đầu ám ảnh giấc mộng Tiền Đường đeo đẳng suốt mười lăm năm sau, khởi đầu một cuộc tình đầy dở dang tiếc nuối với Kim Trọng, khởi đầu những tháng ngày ảm đạm bạc mệnh.
Đoạn thơ rất thành công trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên. Nguyễn Du không những là một nhà thơ lỗi lạc mà còn là một họa sĩ tài tình.
Bức tranh xuân ít màu mà thật linh hoạt. Toàn thể cảnh sắc là một màu xanh lan rộng trong tâm hồn người đọc: trời xanh, cỏ xanh, nước xanh, trời nước đượm một màu xanh, màu buồn. Bức tranh như có linh hồn, làm rung cảm người đọc một cách nhẹ nhàng.
(Đặng Quốc Khánh)