Soạn bài Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)

  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 1
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 2
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 3
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 4
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 5
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 6
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 7
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 8
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) trang 9
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(M. Go-rơ-ki)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Mác-xim Go-rơ-ki (1868 - 1936) là nhà văn Nga xuất sắc, người có công đầu tạo lập nền văn học Xô-viết, và là một nhà văn lớn của nhân loại thế kỉ XX.
Tác phẩm của Go-rơ-ki có giá trị nhân văn lớn lao. Nhà văn tin yêu, sùng bái con người. Nhà văn ca ngợi lao động, khoa học và văn học nghệ thuật vì cả ba đều góp phần tạo dựng cuộc sông văn hoá cho con người. Tác phẩm của Go-rơ-ki hướng con người đến lối sông đẹp đẽ và cao thượng.
“Thời thơ ấu” là cuốn tiểu thuyết tự thuật gồm 13 chương viết trong những năm 1913 - 1914, trong đó nhà văn dùng ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) để kể chuyện đời mình:
Bô' mất lúc cậu bé A-li-ô-sa mới ba tuổi. Cậu bé phải về sông với gia đình ông bà ngoại. Mẹ đi lấy chồng khác, thỉnh thoảng mới về nhà. Tuổi thơ A-li-ô-sa sớm phải chịu đựng những đắng cay nhức nhôi của cuộc đời: ông ngoại khó tính, thiếu tình thương, luôn đe dọa và đối xử với cháu bằng roi vọt tàn nhẫn; hai người cậu choảng nhau vì tranh chấp gia tài; lão đại tá ôp-xi-an-ni-cốp bên hàng xóm thì hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dưới... Nhưng A-li-ô-sa cũng gặp được những con người tốt. Cậu bé được sống trong tình thương yêu của bà ngoại, bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, qua đó khơi dậy trong tầm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp; người thợ có lần đỡ đòn cho A-li-ô-sa nên cả cánh tay bị bầm tím; ba đứa trẻ vừa tội nghiệp vừa đáng yêu - con của lão đại tá, trạc tuổi với A-li-ô-sa. Đến khi cậu bé lên mười tuổi, mẹ cậu qua đời. Đó là sự kiện kết thúc “Thời thơ ấu”.
Bài văn “Những đứa trẻ” trích ở chương IX của tiểu thuyết “Thời thơ ấu”.
Do tình cờ có lần thằng con nhỏ của lão đại tá chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng, A-li-ô-sa cùng hai đứa con lớn của lão đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng bé, nên mấy đứa trẻ chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của bôi Bài văn trích là phần truyện tiếp theo sự kiện ấy.
Đọc - Hiểu văn bản:
Bài văn có thể chia thành 3 phần:
+ Phần đầu (từ “Có đến gần một tuần...” đến “... ấn em nó cúi xuống”): tình bạn tuổi thơ trong trắng.
+ Phần hai (từ “Trời đã bắt đầu tối...” đến cấm không được đến nhà tao”): tình bạn bị cấm đoán.
+ Phần cuối (còn lại): tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
Những đứa trẻ sống thiếu tình thương-.
Cậu bé A-li-ô-sa mồ côi cha lại không có mẹ, thường bị ông ngoại đánh đòn.
Ba đứa trẻ con lão đại tá tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung sướng gì: mẹ chết, chúng phải sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn.
Tuy thuộc những thành phần xã hội khác nhau (ông bà ngoại của A-li-ô-sa là dân thường, còn lão đại tá là quan chức giàu sang), nhưng hoàn cảnh sống đều thiếu tình thương giông nhau nên A-li-ô-sa dễ thân thiết với mấy đứa trẻ kia. Và tình bạn ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
Sự cảm nhận tỉnh tế của A-li-ô-sa:
Những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa về mấy đứa trẻ:
Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, A-li-ô-sa thấy “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại” và cậu bé “thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó”. Cậu bé thấy “chúng ngồi sát vào nhau, giông như những chú gà con”. Đây là một so sánh rất chính xác khiến người đọc thấy được hình ảnh tội nghiệp của những đứa trẻ qua niềm thương cảm của cậu bé A-li-ô-sa.
Khi A-li-ô-sa kể những câu chuyện cổ tích cho mấy đứa trẻ nghe, cậu bé thấy “lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo...”, còn hai đứa em thì im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gốỉ, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống”.
Khi lão đại tá xuất hiện, mới hỏi hai câu, “tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Đây lại là một so sánh rất chính xác vừa tả dáng vẻ tội nghiệp của mấy đứa trẻ, vừa gợi lên đời sống tinh thần của chúng: chúng bị người cha áp chế đến mức trở thành câm lặng, nhẫn nhục, không dám hé răng.
Lão đại tá trong ấn tượng của A-li-ô-sa là “một ông già với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông”. Thái độ của lão rất hách dịch: Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi”. Rồi sau đó: “Đứa nào gọi nó sang?”. Cuối cùng là “ông ta nắm chặt lấy vai tôi và dẫn tôi ra sân qua cổng... đứng trước cổng, giơ ngón tay dọa tôi và nói: - Cấm không được đến nhà tao !”. Thái độ ấy làm cậu bé “sợ đến phát khóc”.
Chuyện đời thường và vườn cổ tích-.
Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau qua qua chi tiết dì ghẻ. Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liền nói “Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ” và liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích mà bà vẫn kể.
Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết người “mẹ thật”. Nhớ lại truyện mụ dì ghẻ phù thủy đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, A-li-ô-sa liền bảo “Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem !”. Thằng anh lớn rất tỉnh táo: “Chết rồi cơ mà, về làm sao được...”. A-li-ô- sa vẫn như lạc bước giữa vườn cổ tích, tự nói với mình: “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy”.
Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau qua hình ảnh người bà nhân hậu. Trong bài văn trích, có thể thấy A-li-ô-sa thường nhắc về bà ngoại và những truyện cổ tích bà kể cho cháu nghe:
“qua những truyện cổ tích của bà tôi”;
“Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện của bà tôi”;
“tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quèn chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng”.
“Tôi cũng kể cho chúng nghe nlùều về bà tôi”...
Rồi đến “một hôm thằng lớn thở dài nói: - Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bù tớ ngày trước cũng rất tốt... Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trưóc, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm”. Cầu nói và giọng điệu của thằng bé như đưa người đọc vào thế giới của cổ tích với những hình ảnh bà nội, bà ngoại hiền từ và nhân hậu.
c. Tổng kết:
Nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki có tài kể chuyện, thuật lại hết sức sinh dộng tình bạn thân thiết nảy sinh giữa bản thân ông thời thơ ấu với mấy đứa trẻ sống bên hàng xóm thiếu tình thương, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
II. ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Cuộc sống của những đứa trẻ thiếu tình thương và tình bạn tuổi thơ trong trắng đã làm nên những trang viết xúc động của M. Go- rơ-ki trong cuốn tự truyện “Thời thơ ấu”. Hãy phân tích đoạn trích “Những đứa trẻ” để làm rõ.	
DÀN Ý
A. Mở bài:
Giới thiệu đoạn trích: câu chuyện cảm động về tình bạn của nhũng đứa trẻ thiếu tình thương, gắn với Thời thơ ấu của chính nhà văn.
Câu chuyện gợi suy ngẫm sâu sắc về thế giới trẻ thơ.
B. Thân bài:
Tổng:
Hoàn cảnh nảy sinh tình bạn của những đứa trẻ con ông đại tá và A-ìi- ô-sa (tên gọi hồi nhỏ của nhà văn M. Go-rơ-ki)
Sự đồng cảm của những đứa trẻ thiếu tình thương giúp cho các em gắn bó với nhau vượt qua sự cấm đoán của người lớn. Lời kể chân thực và xúc động hương người đọc khám phá vẻ đẹp tâm hồn tuổi thơ.
Phăn:
Tình bạn tuổi thơ trong trắng:
Tình bạn vô tư vượt qua rào cản ngăn cách của hai gia đình.
Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ con ông đại tá, câu chuyên về những con chim tạo liên tưởng số phận của chính bọn trẻ luôn bị tách biệt với thế giới xung quanh.
Những cảm nhận thơ ngây về cuộc sông từ câu chuyện cổ tích về mụ dì ghẻ độc ác. Những đứa bé tin vào cổ tích - tâm hồn hướng thiện.
Tình bạn bị cấm đoán:
Sự xuất hiện của ông đại tá, nỗi sợ hãi của ba đứa bé, chúng ngoan ngoãn như những con ngỗng
Sự cấm đoán vô lí bắt nguồn từ những thành kiến xã hội tạo suy ngẫm về tình trạng giàu nghèo và niềm căm ghét sự bất công.
Tình bạn tiếp diễn:
Niềm mong ước của ba đứa bé thiếu tình thương về người bà hiền hậu
Những hồi tưởng của thằng bé lớn nhất: sự già dặn và những vết hằn cuộc đời lên tâm hồn tuổi thơ.
Hợp:
Câu chuyện gợi suy ngẫm về nét đẹp tuổi thơ. Giá trị hiện thực thể hiện phản ứng nhà văn về thực trạng phân hoá trong xã hội cũ.
Ý nghĩa nhân văn: tình thương, lòng cảm thông với tuổi thơ.
Kết bài:
Đoạn trích mang ý nghĩa đặc sắc, góp phần hình thành cảm nhận sâu sắc về hiện thực. Câu chuyện khơi lên lòng nhân ái trong tâm hồn người đọc.
BÀI VIẾT GỢI ý
Nhũng đứa trẻ là trích đoạn trong cuốn tự truyện nổi tiếng Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki. Đầy cũng là những trang viết gắn với kí ức đẹp đẽ nhất của cuộc sống sớm chịu nhiều cay đắng bất hạnh của nhà văn. Câu chuyện cảm động về tình bạn của những đứa trẻ hồn nhiên vượt qua sự cấm đoán của người lớn gợi lên những suy nghĩ về vẻ đẹp của tuổi thơ và sự đồng cảm sẻ chia với tuổi thơ thiếu tình thương.
Một đoạn trích ngắn nhưng đọc xong, chúng ta cảm thấy có một điều gì thật ray rứt cứ âm ỉ, buốt nhói trong tim: Không chỉ những đứa trẻ con nhà nghèo, cơ cực mới thèm khát tình thương. Hoá ra, trong những ngôi nhà sang trọng vẫn có nỗi bất hạnh ngự trị. Tình bạn giữa A-li-ô-sa và ba đứa trẻ mồ côi con ông đại tá hách dịch Op-xi-an-ni-côp hình thành tự nhiên và không hể có một chút toan tính vụ lợi. Người đọc thú vị với những mẩu chuyện rất ngây thơ và bất bình với cách người lớn đối xử với trẻ thơ. Có thể rất nhiều bạn đọc còn nhận ra bóng dáng của chính tuổi thơ mình trong đó.
Những kẻ trưởng giả thường có thói kênh kiệu và ích kỉ, khép chặt cánh cửa với thế giới chung quanh. Đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp cũng vậy, hành động của ông ta đã khép chặt cánh cửa tâm hồn của chính những đứa con mình, khiến chúng trở nên ngơ ngác, lạc lõng trong ngôi nhà sang trọng. Cánh cửa khép chặt cùng hàng rào ngăn cản vô hình của hai thế giới giàu ngèo cũng làm cho chú bé A-li-ô-sa không hiểu nổi những người bạn “con nhà giàu” ấy. Bởi thế, sau hành động cứu thoát một trong ba đứa bé khỏi bị rơi xuống giếng, A-li-ô-sa vẫn chưa kịp hình dung về cuộc sông của chúng, nên lần gặp lại này vẫn chưa thoát khỏi e dè. Nhưng điều bất ngờ tạo nên sự đồng cảm nhanh chóng bắt đầu từ một câu hỏi ngây thơ: “Các cậu có bị ăn đòn không?” của A-li-ô-sa được trả lời ngắn gọn: “Có” làm cho cậu bé “khó mà tin được rằng những đứa trẻ này củng bị đánh đòn như tôi”. Đàng sau thái độ ấy là một phát hiện thú vị làm đảo lộn suy nghĩ của A-li-ô-sa. Có lẽ vào lúc ấy, cậu bé mới hiểu ra rằng, bên trong cuộc sống giàu sang vẫn có thể tồn tại những bất hạnh giống như một đứa bé sông trong cảnh nghèo hèn như cậu.
Ba đứa trẻ ấy thật đáng thương và đáng yêu, bởi lẽ chúng chưa bị những thành kiến giai cấp của người lớn làm vẩn đục. Bản thân chúng cũng chẳng sung sướng gì khi phải quẩn quanh trong bôn bức tường. Đoạn đốì thoại của A-li-ô-sa với ba đứa bé thật thú vị khi chúng ta khám phá ra những đứa trẻ tưởng no đủ và hạnh phúc kia lại rất nhạy cảm chỉ vì một con chim bị bắt. A-li-ô-sa hẳn rất ngỡ ngàng với lời khuyên của đứa bé nhất trong bọn trẻ: “Khôĩig nên bắt, cứ để cho chúng muốn bay đi đâu thì bay”. Câu nói xuất phát từ liên tưởng với hoàn cảnh của chúng chăng? Và cũng rất ngây thơ khi chính em bé ấy lại đề nghị được nuôi một chú chim để “hót vui vui ấy”. Phải chăng, chim lồng còn vui hơn chúng vì vẫn còn được hót, còn chúng bị bủa vây trong thế giới lạnh lùng vô cảm của những người lớn đáng sợ? Qua câu chuyện, những đứa trẻ lại gặp gỡ nhau ở những tương đồng về cảnh ngộ: A-li-ô-sa vì mẹ bỏ đi lấy chồng khác, phải sống với ông ngoại cộc cằn; còn những đứa trẻ kia mất mẹ, có ông bô" khó chịu và người mẹ kế thờ ơ. Chúng đều thiếu thốn tình thương như nhau ! Cùng cảnh ngộ thì cũng dễ thông cảm, gần gũi nhau hơn.
Trong câu chuyện của những đứa trẻ, còn có những khoảnh khắc đầy bất ngờ với những suy tư già trước tuổi. Từ sự so sánh với mụ dì ghẻ độc ác mà chúng từng biết trong các câu chuyện cổ tích, được một người bạn nghèo nhưng tốt bụng khơi lên, đã khiến cho: “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại”. Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn đã diễn tả thật đắt dáng vẻ chúng lúc ấy “ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con”. Còn sự hình dung nào đầy đủ hơn về vẻ sọ' hãi khiếp đảm khi biết mụ phù thủy biến thành dì ghẻ không chỉ có trong câu chuyện cổ tích mà như loài diều hâu hung dữ ở ngay trong nhà mình. Đáng thương thay là những đứa trẻ mất mẹ lại gặp phải người mẹ kế độc ác ghẻ lạnh ! Trong khoảnh khắc ấy, ta được chứng kiến một kiểu an ủi rất trẻ con mà cảm động của A-li-ô-sa - một cậu bé luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cổ tích. Là một đứa trẻ bất hạnh nhưng cậu bé này rất giàu lòng nhân ái chính vì cậu tin vào sự kì diệu của những phép màu cổ tích, bởi thế cậu cảm nhận mình vẫn còn may mắn hơn những đứa trẻ kia khi còn mẹ. Truyện cổ tích luôn có sự chiến thắng của điều tốt đẹp, nên cậu bé không hình dung được sự dửng dưng của thằng anh lớn khi nhún vai trả lời: “Chết rồi cơ mà, làm sao về được”. Cổ tích đẹp biết bao so với sự thực tàn nhẫn này: “Trời ơi, biết bao nhiều lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy”. Nỗi cảm thông với những đứa bé bất hạnh hơn mình khiến “Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện của bà tôi”. Cậu bé đang làm một việc tốt theo cách của mình, gieo vào tâm hồn những người bạn niềm tin vào những điều tốt đẹp vẫn tồn tại đâu đó trong thế giới này. Mỗi một đứa trẻ đã đón nhận theo một kiểu khác nhau: thằng anh lớn ít nhiều đã khôn hơn, thốt ra lời vô cảm khiến ta lạnh cả người: “Những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đấy là những truyện cổ tích”', hai đứa em trai đã thật sự bị cuốn vào những điều kì diệu trong thế giới cổ tích kia: “thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống”. Vâng, chỉ là câu chuyện cổ tích, nhưng với những đứa trẻ còn thơ ngây, chúng đã nhập tâm hồn vào câu chuyện, đã dựa vào nhau, che chở nhau chông lại các thế lực bạo tàn.
Nhưng thế giới cổ tích ấy đã bị phá vỡ bởi sự xuất hiện đột ngột của ông bố tàn nhẫn. Qua sự mô tả của nhà văn, người đọc hình dung ông ta chẳng khác nào một gã phù thủy độc ác đáng sợ: “bỗng trước mắt chúng tôi hiện ra một ông già với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông”. Ngay sau khoảnh khắc bất ngờ ấy là những hành động trừng phạt những đứa trẻ đáng thương vô tội. Người đàn ông ấy không ai khác chính là ông đại tá quý tộc Ôp-xi-an-ni-cốp. Tình bạn mới nhen lên giữa những đứa con của ông với cậu bé nhà nghèo A-li-ô-sa rất nhanh chóng bị chà dạp, câm đoán. Biến cố đáng buồn ấy chỉ diễn tả vỏn vẹn khoảng mười ba dòng nhưng đã dựng nên bức tường khắc nghiệt kiên cố để cấm cản những đứa trẻ đến với nhau. Đầu tiên là thái độ hách dịch trong lời hoạnh hoẹ: “Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi”. Đối với ông đại tá, một thằng bé nhếch nhác con nhà nghèo chẳng khác nào một thằng kẻ cắp. Ông ta không chỉ nghiệt ngã với A-li-ô-sa, mà chỉ bằng một câu hỏi thứ hai đã bộc lộ sự đe doạ lạnh lùng với những đứa con: “Đứa nào gọi nó sang?”. Hiệu quả của những lời nói ấy đã có tác dụng giải tán cuộc chơi một cách nhanh chóng. Thật tội nghiệp khi cậu bé A-li-ô-sa chứng kiến “Tức thì cả mấy dứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Đây là lần thứ hai liên tưởng trên lại xuất hiện trong tâm trí của cậu bé, cũng chính là sự khác biệt giữa một cuộc sông ít nhiều còn tự do với cuộc sông tù túng như những con ngỗng nhốt trong chuồng của những người bạn nhỏ. Trong xã hội Nga ngày ấy, sự khác biệt giữa tầng lớp quý tộc thượng lưu và những người nông dân tạo thành hố ngăn cách lớn, bởi thế ông đại tá đã nhìn cậu bé vô tội bằng cặp mắt miệt thị của tầng lớp trên với những kẻ được xem là hạng “khó' rách áo ôm”. Ông ta thật vô lí và tàn nhẫn khi không cần đếm xỉa đến những mốì quan hệ của con cái, chẳng lưu tâm đến khoảnh khắc chúng đang đắm mình vào thế giới cổ tích với những ước mơ thật đẹp đẽ. Một người cha đáng sợ khi làm cho những đứa trẻ bị thui chột; khô héo tình cảm. Với một cậu bé như A-li-ô-sa, sự xuất hiện của ông ta chẳng khác nào những gã khổng lồ độc ác hay ăn thịt trẻ con. Cậu bé đã bị lôi đi nhanh đến mức “chưa kịp khóc oà lên thì đã ở ngoài đường rồi”. Có lẽ khó mà nói hết cảm giác của cậu bé lúc đó, khi nhìn thấy ngón tay giơ lên cùng lời đe doạ: “Cấm không được đến nhà tao !”. Chắc chắn cậu chưa hình dung mình mắc tội gì, bởi nỗi khiếp đảm vẫn còn chưa tan, nhưng có thể chắc chắn một điều là tình bạn mới nhen đã bị phũ phàng cấm cản.
Tất cả những sự cấm đoán sẽ không có ý nghĩa gì với những đứa trẻ khát khao tình bạn thật sự và tìm thấy tiếng nói đồng cảm với nhau. Không những thế, bọn trẻ còn có thêm một trò chơi bí mật để qua mặt ông bố" khắt khe. Cái ngách hẹp ngăn cách giữa hai nhà đã trở thành nơi chúng được sông trong niềm vui thích trẻ thơ. Đoạn văn mô tả cảnh những đứa trẻ tìm đến nhau trò chuyện khiến những ai còn chút tình người cũng phải nao lòng. Hơn thế nữa, hành động của những đứa trẻ còn chứng tỏ rằng: hố sầu ngăn cách hai thế giới giàu nghèo chẳng qua là do những định kiến trong lòng xã hội bất công.
Trong tâm hồn non nớt của lũ trẻ, không có gì làm vẩn đục tình bạn trong sáng, không vụ lợi giữa chúng với nhau. Người đọc cùng chung niềm ngậm ngùi với cậu bé A-li-ô-sa khi được biết về cuộc sống buồn tẻ của những người bạn thiếu tình thương, câu chuyện còn trở lại với “những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao" - những con chim đem tiếng hót như tấu lên khúc ca về tình bạn trong trẻo vượt lên những ranh giới thành phần xã hội khác nhau. Thế nhưng, nỗi ám ảnh sợ hãi vẫn thường trực với những đứa bé nhà Ôp-xi-an-ni-cốp khi chúng phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi và chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ. Có thể hiểu sự việc ấy trên cả hai phương diện: sự tôn kính phục tùng bô' và sự sợ hãi hằn vết trong tâm hồn tuổi thơ. Dẫu phải hành động lén lút qua mặt người lớn nhưng cả A-li-ô-sa và ba đứa trẻ vẫn là những đứa bé ngoan, bởi lẽ không phải chúng tụ tập phá phách mà đơn giản chúng chỉ muốn tìm đến nhau để cùng chia sẻ những nỗi niềm cùng trang lứa. Nỗi thèm muốn được nghe kể chuyện của những đứa trẻ đã khiến A-li-ô-sa cảm thấy sung sướng vì mình có một người bà hiền hậu, hay kể chuyện cổ tích. Có lẽ tất cả những đứa trẻ đều ý thức chuyện cổ tích không thể giúp con người vượt qua hoàn cảnh thực tại đáng buồn, nhưng lại có tác dụng bồi đắp cho con người tình cảm nhân ái. Sự chuyển biến lớn nhất thể hiện ở thằng anh lớn nhà Ôp-xi-an-ni-cốp, không còn cái nhún vai hay mỉm cười như trước mà là tiếng thở dài đồng cảm và đầy tiếc nuối: “Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt". Nỗi nhớ của nhà văn về người bạn thuở nhỏ vẫn còn nguyên vẹn niềm xúc động, bởi có lẽ ngay vào thời khắc đó, cậu bé “cay đắng” - Go-rơ-ki - nhận ra rằng: sự bất hạnh có thể tước đoạt tuổi thơ, làm cho người bạn mười một tuổi thốt ra những lời như nó dã sống trên trái đất này một trăm năm. Hình ảnh in sâu trong kí ức nhà văn là đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dể, yêu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Đó là hình ảnh gợi một tâm hồn đẹp, nhạy cảm, dễ bị tổn thương và sự sống lắt lay trong cuộc đời bị đóng khung trong sự thờ ơ của chính những người ruột thịt. Những đứa trẻ ấy không một lần được nhà văn nhắc tên, nhưng dường như vậy, những đứa trẻ ấy lại giúp ta nhận ra đầy đủ hơn bi kịch của những đứa trẻ bị đánh cắp tuổi thơ vì chính những thành kiến bất công trong xã hội Nga thời Sa hoàng.
Những đứa trẻ đem lại cho ta một thế giới rất riêng tư của nhà văn M. Go-rơ-ki, niềm hạnh phúc hiếm hoi được vun đắp từ tuổi thơ “cay đắng”. Kí ức được nhà văn nâng niu hàng mấy chục năm còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc vẻ đẹp của tình bạn và thế giới tâm hồn trẻ thơ thấm đẫm những ước mơ cổ tích. Câu chuyện còn khơi nỗi bất bình về thực trạng xã hội bất công, về cả mối quan tâm của cha mẹ với con cái. Bản thân nhà văn sau này không có dịp gặp lại những người bạn thời thơ ấu, nhưng mãi mãi dâu ấn của tình bạn ấy đã lưu giữ qua những trang văn sống động.
Tác phẩm còn khơi lên trong mỗi người thê giới tuổi thơ của chính mình, làm cho những người lớn phải giật mình suy ngẫm về trách nhiệm và tình thương với con cái. Đồng thời như là một minh chứng đẹp đẽ cho tình bạn trẻ thơ vô tư, trong sáng. Những trang văn hoà quyện cảm hứng hiện thực và bay bổng ước vọng cổ tích làm chúng ta sống càng nhân ái hơn.