Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 4
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 5
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
A. Giới thiệu:
1. “Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích ở phần mở đầu “Truyện Kiều”, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Sau bốn câu thơ kể về gia đình họ Vương:
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.
Nguyễn Du dành hai mươi bôn câu thơ để nói về chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Đoạn thơ gồm 3 phần:
+ Bốn câu đầu: giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều.
+ Bốn câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân.
+ Mười sáu câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều.
Kết cấu như thế là chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của Nguyễn Du: từ ấn tượng chung về vẻ đẹp của hai chị em, nhà thơ gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để cực tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Bốn câu đầu giới thiệu chung về hai chị em:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Cách giới thiệu thật giản dị, ngắn gọn mà đầy đủ. Hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương đều đẹp (hai ả tố nga), chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” có hai hình ảnh ước lệ gợi tả vẻ đẹp của hai chị em: cốt cách duyên dáng, thanh cao như mai và tinh thần trắng trong như tuyết. Cả hai đều đẹp “mười phân vẹn mười”, nhưng “mỗi người một vẻ”, mỗi người có một vẻ đẹp riêng.
Vẻ đẹp của Thúy Vân được gợi tả qua bốn câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang.
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Câu thơ đầu giới thiệu ấn tượng chung về Thuý Vần, đó là sự “trang trọng khác vời”, là vẻ đẹp cao sang, quý phái. Những câu thơ tiếp theo lần lượt miêu tả từng nét đẹp cụ thể. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du chọn những cái đẹp nhất để so sánh với vẻ đẹp của Thúy Vân: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Từ những hình ảnh miêu tả theo bút pháp ước lệ mà cụ thể đến từng chi tiết, có thể hình dung ra một Thúy Vân với gương mặt đầy đặn, hiền dịu như vầng trăng tròn, lồng mày sắc nét, đậm như con ngài, mái tóc óng ả mượt hơn mây trời, làn da trắng hơn tuyết, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc... vẻ đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp cao sang mà phúc hậu. Bức chân dung ấy ngầm thông báo về một tính cách hiền dịu, một số phận bình lặng, êm đềm.
3. Vẻ đẹp của Thuỷ Kiều hiện lên qua mười hai câu thơ:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà'”, tức là không chỉ đẹp một cách “sắc sảo mặn mà”, mà còn “sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” trong tình cảm. Câu thơ thứ hai làm phép so sánh giữa Thúy Kiều và Thúy Vân: “So bề tài sắc lại là phần hơn”. Tuy “mỗi người một vè”, nhưng Thúy Kiều đẹp hơn và có tài hơn Thúy Vân.
Ngòi bút Nguyễn Du tiếp tục sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ gợi tả sắc đẹp tuyệt trần của Kiều, đẹp đến mức “hoa ghen”, “liễu hờn”, “nghiêng nước nghiêng thành”. Tả Kiều, nhà thơ không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Vân, mà chỉ tập trung vào đôi mắt: đôi mắt đẹp, trong sáng long lanh như làn nước mùa thu, lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. Phải là đôi mắt, bởi đó là nơi thể hiện tinh anh của trí tuệ và tâm hồn.
Tả Vân, nhà thơ chỉ gợi tả nhan sắc. Tả Kiều, tác giả dành ba câu thơ để tả sắc đẹp, lại dành đến sáu câu thơ để nói về tài năng của nàng. Quả là “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”. Kiều thông minh và có tài. Theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, một con người có tài năng phải giỏi “cầm, kì, thi, họa” (đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). Kiều đã đạt đến mức lí tưởng ấy. Đặc biệt, sở trường hơn người của nàng là đánh đàn: “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc “bạc mệnh”. Tài năng âm nhạc bao giờ cũng gắn với vẻ đẹp tâm hồn. Cung đàn “bạc mệnh” chính là sự thể hiện chân thực của một trái tim đa sầu, đa cảm.
vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc - tài - tình. Từ bức chân dung Thúy Kiều, người đọc đã có thể dự cảm về một số phận không bình lặng. Nếu sắc đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với chung quanh {mây thua, tuyết nhường) thì vẻ đẹp của Thúy Kiều lại khiến cho tạo hóa phải ghét ghen {hoa ghen, liễu hờn). “Tạo hóa đố hồng nhan”, số’ phận Kiều sẽ gặp nhiều trái ngang, đau khổ.
Tổng kết:
Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, cho thấy đặc trưng của bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển: lấy vẻ đẹp thiền nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người. Đây cũng là một đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện ở thái độ trân trọng, đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
“... Cũng như các thiếu nữ khác trong thi ca cổ điển, Thúy Kiều tượng trưng cho nhan sắc nữ giới theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Quan niệm này dẫn đến khuynh hướng lí tưởng hóa hình thức của nhân vật chính diện. Giống như Nhụy Châu trong “Song tinh bất dạ”, Quỳnh Như trong “Sơ kính tân trang”, Bạch Hoa trong “Lí công”, Thúy Kiều là một giai nhân với “làn thu thủy, nét xuân sơn”... kiều diễm vô song. Khác với Trương Chi “người thì thậm xấu, hát thì thậm hay”, khác với Sọ Dừa có một tiền thân quái dị, những nhân vật chính diện trong “Truyện Kiều” - Thúy Kiều, Thúy Vân, Đạm Tiên, Kim Trọng... đều phải là “nam thanh nữ tú” cả.
Là mẫu giai nhân lí tưởng, Thúy Kiều có dung mạo hoàn toàn giống với những bè bạn khác của nàng như công chúa Nam Việt “môi son mắt phượng, má đào tốt tươi” (“Hoàng Trừu”), như Ngọc Hoa “má đào mặt ngọc, tóc mây rườm rà” (“Phạm Tải Ngọc Hoa”)... Tuy nhiên, trong “Truyện Kiều” cũng đã xuất hiện một bức “chân dung thiếu nữ” có thể đã khiến cho bao thế hệ nhà nho bôi rối [...].
Người phụ nữ phong kiến lí tưởng phải là con người “công, dung, ngồn, hạnh” toàn vẹn, và cũng chỉ cần có như vậy. Ý thức hệ phong kiến không khẳng định khả năng lao động sáng tạo nói chung và khả năng trí tuệ nói riêng của người phụ nữ. Chữ “tài”, chữ “trí” chỉ gắn liền với người quân tử, kẻ trượng phu. “Phụ nhân nan hóa” (đàn bà khó cải hóa, khó giáo dục). Và từ nghìn năm qua, cửa Khổng sân Trình - học đường phong kiến, đã đóng chặt cửa đối với nữ giới. Sự bồi dưỡng “cầm, thi” trong một số gia đình quý tộc [...] chỉ là những hoa lá để trang trí cuộc sống gia đình, để thực hiện tốt đẹp đạo “tam tòng” của người phụ nữ. Những phương diện bồi dưỡng ấy không có gì khác biệt với mọi nữ công nữ xảo khác:
Thập tam năng chức tố,
Thập tứ thiện tài y.
(Mười ba tuổi biết dệt lụa,
Mười bốn tuổi tliạo cắt áo)
Nguyễn Du, ngược lại, đã thốt lên lời tiếc hận cho một tài năng sớm bị vùi dập khi Thúy Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường:
Đành thân cát dập sóng vùi,
Tiếc công cha mẹ thiệt đời thông minh.
Khái quát về Thúy Kiều, Nguyễn Du thường hay viết “kiếp đoạn trường”, “phận hồng nhan” và đồng thời cũng viết:
... Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
... Anh hoa phát tiết ra ngoài
... Tiếc công cha mẹ thiệt đời thông minh
“Đời thông minh”, “đời tài hoa” ! Biết bao trân trọng cảm thông và cũng biết bao phát hiện mới mẻ trong một xã hội mà quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “Khôn ngoan cũng dễ đàn bà - Dầu rằng vụng dại cũng là đàn ông” hầu như đã trở thành một chân lí bất khả xâm phạm ! Quan điểm phong kiến chính thông chỉ có thể ngợi ca nhan sắc và đức hạnh chứ không thể khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ nữ. Điều đó xuất phát từ quan điểm áp bức và quan điểm hưởng thụ của giai cấp phong kiến ! Ngược lại, trong các truyện nôm, nhiều nhân vật phụ nữ đồng thời là những trí tuệ kiệt xuất [...]. Cùng dòng tư tưởng, Nguyễn Du đã thể hiện nhận thức khẳng định tài hoa, trí tuệ có tính chất sáng tạo của người phụ nữ thông qua hình tượng Thúy Kiều. Tài đàn có sức chinh phục tuyệt đối của nàng dựa trên sự rung cảm có tính chất sáng tạo của người nghệ sĩ đứng trước mọi tình huống của cảnh giới và tâm giới [...].
Trong một thời đại có cả một khuynh hướng đề cao khả năng người phụ nữ trong văn học và ngoài cuộc đời, [...], hình tượng Thúy Kiều với tài hoa rực rỡ, trí tuệ thông minh như vậy mang một ý nghĩa lãng mạn đẹp đẽ, đồng thời cũng là sự biểu hiện một nhận thức đi ngược lại với quan điểm chính thống...”.
(Giáo SƯ Đặng Thanh Lê)