Soạn bài Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn)

  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 1
  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 2
  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 3
  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 4
  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 5
  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 6
  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 7
  • Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn) trang 8
BẾP LỬA
(Bằng Việt)
(Bài tự học có hướng dẫn)
KIẾN THỨC Cơ B
A. Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Huế, nhưng quê gốc ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc các thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chông Masĩ.
Tác phẩm chính: “Hương cây - Bếp lửa” (thơ in chung với Luư Quang Vũ - 1968), “Những gương mặt, những khoảng trời” (1973), “Đất sau mưa” (thơ - 1977), “Khoảng cách giữa lời” (thơ - 1983), “Cát sáng” (thơ - 1986), “Bếp lửa - Khoảng trời” (thơ tuyển - 1988)...
Thơ Bằng Việt cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu suy tư, triết luận.
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên khoa Pháp lí trường Đại học Tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ).
Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc, thấm thìa vừa rất quen thuộc.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
Bài thơ có bô' cục gồm 3 phần:
+ Phần 1 (3 dòng đầu): hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà.
+ Phần 2 (từ “Lên bốn tuổi...” đến “niềm tin dai dẳng”): những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa trong hồi tưởng của cháu.
+ Phần 3 (từ “Lận đận đời bà...” đến “thiêng liêng bếp lửa”): suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
+ Phần 4 (4 dòng cuối): hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.
Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuôì cùng, người cháu muôn gửi niềm nhớ mong về với bà.
Những hồi tưởng về hà và tình hà cháu:
+ Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Ba tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, với một hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của “chờn vờn sương sớm”, thật thân thương với bao nhiêu tình cảm “ấp iu nồng đượm”. Từ “ấp iu” vừa diễn tả chính xác cồng việc nhóm bếp, vừa gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm bếp.
Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên, đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
+ Từ đó, cả một thời thơ ấu bỗng sống lại:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Bôn câu thơ gợi lại cả một tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 (Bằng Việt sinh năm 1941, lúc ấy vừa bốn tuổi). Tuổi thơ ấy có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chông Pháp: giặc giã tàn phá xóm làng “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi - Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi”; “mẹ cùng cha công tác bận không về”, cháu sống trong sự nuôi nấng, dạy dỗ của bà “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe - Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
+ Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn liền với bếp lửa, với khói bếp bởi “lên bôn tuổi” cháu đã sớm phải lo toan, phải “đã quen mùi khói” và sau đó “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Cho nên nhớ về tuổi thơ, nhân vật trữ tình “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Cảm giác ấy thật chân thực và xúc động.
Nhưng có lẽ cái cảm giác cay nơi sông mũi khi nhớ về tuổi thơ ấy đâu chỉ là vì khói, mà chủ yếu vì cồn cào thương nhớ bà. Nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà bên bếp lửa: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bên bếp lửa, “bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”, “bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”, “bà dặn cháu đinh ninh”:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bổ,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”
Tình bà ấm áp lại càng ấm áp hơn bên bếp lửa.
Bếp lửa lại đánh thức thêm một kỉ niệm của tuổi thơ: tiếng chim tu hú. Tiếng chim quen thuộc của đồng quê bỗng trở thành một phần thân thương không thể thiếu của kỉ niệm. Cháu tha thiết nhớ tiếng “tu hú kêu trên những cánh đồng xa”. Trong lời kể chuyện của bà, có cả “tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !”. Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dấy lên một mong mỏi da diết:
Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trển những cánh đồng xa?
Âm điệu tha thiết của câu thơ gợi ra tình cảnh vắng vẻ, cui cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu.
Bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương.
Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa-.
Từ những hoài niệm về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời, về lẽ sống của bà.
Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì diệu và thiêng liêng”. Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao nhiêu yêu thương trìu mến đã nuôi lớn tuổi thơ cháu, đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Trong cảnh côi cút một bà một cháu, bà lặng lẽ hi sinh để “bô' ở chiến khu, bố" còn việc bố”, hi sinh cho con cháu và cho cả mọi người. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một “niềm tin dai dẳng” về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa:
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Với tất cả những ý nghĩa ấy, từ “bếp lửa”, bài thơ đi đến hình ảnh “ngọn lửa”: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Bếp lửa của bà đâu chỉ có ngọn lửa cụ thể được nhen lên bằng rơm, bằng củi ! Ớ đó còn có ngọn lửa thiêng liêng trong lòng bà, ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin, của sức sống thầm lặng mà mãnh liệt.
Niềm thương nhớ của cháu-.
Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ. Cháu đã được sống với những niềm vui rộng mở, nhưng giữa “ngọn khói trăm tàu”, ngọn “lửa trăm nhà”, cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi thương nhớ bà, cháu “vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”. Mỗi ngày đều tự hỏi “sớm mai này...”, mỗi ngày cháu đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời.
c. Tổng kết:
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà. Tình cảm ấy là biểu hiện cụ thể và đẹp đẽ của tình cảm gắn bó với gia đình, với quê hương, đất nước.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
ĩĩ. ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích hình ảnh người bà qua dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt).
DÀN Ý
Mở bài:
Giới thiệu nhà thơ Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”
Cảm xúc nhớ thương da diết về hình ảnh người bà qua dòng cảm xúc miên man của nhân vật trữ tình.
Thân bài:
Hình ảnh của bà bao giờ cũng gắn với “Bếp lửa”:
Thơ viết về kỉ niệm thường được bao bọc bởi không khí nhớ thương, tiếc nuối những kỉ niệm nên dễ lan man. Bằng Việt đã chọn cho mình một chi tiết độc đáo khi nhớ về “Bếp lửa”.
Qua bếp lửa, hình ảnh nhân vật người bà sông lại trong tâm tưởng nhân vật trữ tình.
Những kỉ niệm về hình ảnh người bà trong tâm tưởng nhân vật trữ tình:
Kí ức đưa nhân vật về những năm “đói mòn đói mỏi”:
+ Cái đói là đề tài quen thuộc của văn chương.
+ Nhưng đó chỉ là cái cớ để tác giả nhớ về một tuổi thơ cay cực, thiếu thôn vật chất nhưng không thiếu thốn nghĩa tình.
Tuổi thơ của nhân vật trữ tình luôn tươi sáng hình ảnh của bà cùng tiếng chim tu hú.
+ Tiếng chim tu hú bước vào bài thơ như một chi tiết để nhớ về bà, nghĩ về bà để thương bà nhiều hơn.
+ Hình ảnh bà luôn bên cháu, chăm sóc, nuôi dưỡng tuổi thơ cháu lớn lên.
Bà là niềm tin, là ngọn nguồn yêu thương của cháu.
+ Dẫu chiến tranh tàn phá như thế nào vẫn không thể phá nổi niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai của bà.
+ Đức tin đó truyền sang cháu như ngọn lửa truyền qua thế hệ sau.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, miêu tả và tự sự khiến những kí ức hiện về sống động, chân thành.
Từ dòng hồi tưởng đó, tác giả trở về với tuổi thơ, nhớ về bà nhiều hơn.
Nhà thơ khẳng định bếp lửa là hiện thân của bà và bà chính là bêp lửa sưởi ấm tâm hồn mình.
“Ôi kì diệu và thiêng liêng - bếp lửa” - một hình ảnh độc đáo.
Kết bài:
Hình ảnh của bà còn là hình ảnh của quê hương, đất nước. Tình cảm đối với bà suy rộng ra là tình yêu lớn của mỗi con người.
Ai cũng có một tuổi thơ kỉ niệm về ông bà. Bài thơ như đánh thức những kỉ niệm tưởng đã ngủ quên trong mỗi người.
BÀI VIẾT GỢl ý
Bằng Việt là nhà thơ cùng lứa với các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chông Mĩ cứu nước như Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm... Thơ Bằng Việt dung dị nhưng hàm chứa những tình cảm rộng lớn, yêu thương. Tiêu biểu cho hồn thơ ông là bài thơ “Bếp lửa” được viết năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên theo học ở nước ngoài. Trong hoàn cảnh sống xa quê hương, xa người thân, những tình cảm về tuổi thơ có điều kiện được ươm mầm, nảy nở, được tác giả chiêm nghiệm dài lâu. Trong dòng cảm xúc miên man của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ, lúc nào cũng lung linh hình ảnh người bà kính yêu cùng những tình cảm nhớ thương da diết, không nguôi.
Như một quy luật nghiệt ngã của văn chương, của sáng tạo nghệ thuật, ai cũng muốn viết về tuổi thơ của mình nhưng vì thơ viết về kỉ niệm bao giờ cũng được bao bọc không khí nhớ thương, tiếc nuôi những chuyện đã qua nên thường lan man, khó tìm thấy những chi tiết đặc sắc để lay động tâm hồn bạn đọc. Bằng Việt cũng viết về kỉ niệm ấu thơ thuở hoa còn là nụ nhưng nhà thơ đã chọn cho mình một chi tiết độc đáo, tuy bình dị nhưng không phải ai cũng nhận ra: “Bếp lửa”. Nhớ về tuổi thơ, nghĩ về bếp lửa, tác giả lại nhớ, lại nghĩ đến hình ảnh người bà thương yêu — một hình ảnh xuyên suốt bài thơ, lúc nào cũng chập chờn lay động: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm - Một bếp lửa ấp iu nồng đượm - Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Lúc nào cũng vậy, bỏ qua không gian, bỏ qua thời gian, còn lại trong nhân vật người cháu không gì khác ngoài hình ảnh người bà.
Đầu tiên, kí ức đưa nhân vật trở về những năm “đói mòn đói mỏi”. Cái đói cơ hồ đã ám ảnh trong văn chương một thời của ta, đói đến nỗi phải ăn đất sét (trong văn của Ngô Tất Tổ’), những trăn trở về miếng ăn luôn dằn vặt trang viết của Nam Cao... Đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tổng kết trong một câu thơ đau đớn: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”. Tuy nhiên, cái đói ở đây chỉ là cái cớ để tác giả nhớ về một tuổi thơ cay cực, thiếu thôn trăm bề: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói - Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi - Bô" đi đánh xe khô rạc ngựa gầy - Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Nghĩ mà thương một tuổi thơ gian khó. Bây giờ “sống mũi còn cay” là vì khói, vì khó nhọc hay vì những tình cảm của một thời chưa xa? Qua đó, nhà thơ khẳng định tuổi thơ mình dẫu thiếu thôn vật chất nhưng không bao giờ thiếu thôn nghĩa tình.
Từ mùi khói bếp, nhân vật trữ tình lại nhớ về tiếng chim tu hú trong suốt tám năm ròng trong tuổi thơ. Đoạn thơ không khỏi khiến tôi chạnh nhớ về “Tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: cũng cha già, những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một tiếng chim u uẩn, không buồn mà tiếc. Còn ỗ đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ như một chi tiết để thêm yêu bà mà thôi: “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe - Cháu ở cùng bà, bà chăm cháu học - Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc - Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà - Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”. Còn gì hơn với những chi tiết tự sự xúc động như thế? Câu thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày, không trau chuốt nhưng mới thực sự là thơ bởi đó là tiếng nói của tình cảm, của yêu thương. Bà luôn luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên, nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn thể chất cho cháu. Vậy mà bây giờ cháu cũng đi xa, để bà một mình khó nhọc: “Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà - Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”. Câu thơ mới thấm thìa làm sao, xót xa làm sao !
Đặc biệt, hình ảnh người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, vĩ đại khi Bằng Việt nhớ về những năm đau thương, vất vả. Mặc kệ “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranh tàn phá, khổ đau chất chồng, bà lúc nào cũng dặn cháu “đinh ninh”: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”. Bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Dẫu có thế nào đi chăng nữa thì không gì có thể lay chuyển được niềm tin dai dẳng của bà vào tương lai được: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen — Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn — Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Không còn là bếp nữa rồi, bây giờ là ngọn lửa luôn cháy trong lòng bà. Có người nói, cứ quay ngược trái tim người sẽ thành hình ngọn lửa. Vậy thì, ngọn lửa chính là trái tim, là tấm lòng, tâm hồn của bà như bao nhiêu người Việt Nam đó. Một niềm tin bất diệt lạ lùng. Chính đức tin bà luôn ủ sẵn đã được truyền sang cho cháu một cách tự nhiên như truyền lửa cho thế hệ sau. Một ngọn lửa luôn bừng sáng trong ta, không nguôi hi vọng về một ngày mai thanh bình.
Làm nên thành công của đoạn thơ nhớ về bà, qua dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan cài nhuần nhuyễn với nhau giữa các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự. Đây cũng là nét bút pháp quen thuộc của nhà thơ. Chính sự kết hợp nhuần nhị, độc đáo đó khiến cho hình ảnh của bà thật gần gũi, những mảng kí ức tuổi thơ lại hiện về sống động và chân thành, giản dị.
Qua dòng hồi tưởng tinh tế đó, nhà thơ trở về với hiện tại cũng là để nhớ về bà nhiều hơn, thương bà nhiều hơn: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa - Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ - Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Nhà thơ khẳng định chắc chắn bếp lửa là hóa thân cụ thể của bà và bà cũng chính là bếp lửa sưởi ấm tâm hồn nhà thơ mà bà luôn nhóm: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm - Nhóm niềm yêu thương khoai ngọt sắn bùi - Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui - Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Tình cảm của bà thật bao la, giản dị như khoai sắn, và cũng đậm đà như khoai sắn. Cuối cùng, nhà thơ khẳng định: “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”, một câu thơ có sức khái quát cao. Qua thời gian, qua bom đạn, bếp lửa vẫn bập bùng cháy không lạ sao? Nhưng hơn hết, nó còn là biểu tượng cho những tình cảm thiêng liêng, những ân tình thủy chung trong cuộc đời mỗi người.
Hình ảnh cửa bà, tình yêu của bà, đức tin của bà qua hồi tưởng và suy ngẫm của đứa cháu đã lớn, suy rộng ra là hình ảnh, tình yêu của quê hương đất nước đối với ta. Tình cảm trân trọng, yêu quý đối với bà là biểu hiện cụ thể tình yêu lớn của mỗi người đối với nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Ai cũng có một tuổi thơ như thế. Vì vậy mà bài thơ đã đưa ta về với những ngày xưa tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
(Bài của học sinh Đào Duy Đệ Anh)