Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 4
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 5
THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
(Trích Truyện Kiểu của Nguyễn Du)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
A. Giói thiệu:
1. Rơi vào tay của Bạc Bà, Bạc Hạnh, Kiều phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều tuyệt vọng, buông xuôi trước sô' phận:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Chính lúc đó, Kiều gặp Từ Hải - người anh hùng “đội trời đạp đất”. Từ Hải cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh. Bằng sức mạnh của mình, Từ Hải giúp Kiều đền trả những ân oán trên bước đường lưu lạc.
Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn những người đã CƯU mang giúp đỡ nàng và trừng trị những kẻ đã hại nàng. Trước đó, Từ Hải đã cho quân đưa về doanh tất cả những người có ân oán với Thúy Kiều:
Mấy người phụ bạc xưa kia,
Chiếu doanh tầm nã bắt về hỏi tra.
Lại sai lệnh tiễn truyền qua,
Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên.
Mụ quản gia, vãi Giác Duyên,
Cũng sai lệnh tiễn đem tin rước mời.
Đoạn trích gồm 34 câu thơ (đã lược bớt một số câu đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư), chia làm 2 phần:
+ Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân;
+ Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Mười hai câu thơ đầu kể việc Thúy Kiều báo ân.
Trong những người có ơn với mình, Thúy Kiều trước hết nhớ đến Thúc Sinh. Điều đó là hợp lí bởi Thúc Sinh là người đã cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh của Tú Bà, và giữa hai người cũng đã có tình nghĩa như vợ chồng. Hiện tại, hai người gặp lại trong cảnh khá oái oăm: Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm của phiên tòa mà Thúy Kiều là chánh án:
Quân trung gươm lớn giáo dài,
Vệ trong thị lập, cơ ngoài song phi.
Sẵn sàng tề chlnlĩ uy nghi,
Bác đồng chật đất, tinh kì rợp sân.
Trướng hùm mở giữa trung quăn,
Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.
Chàng Thúc vốn tính cách đã nhu nhược, trước cảnh ấy lại càng khiếp sợ đến mặt tái xanh lạc cả thần sắc (mặt như chàm đổ), người run lên (mình dường dẽ run). Và có lẽ càng bất ngờ hơn khi Thúc được nghe những lời nói giàu ân tình của Kiều:
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không'?
Săm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
“Người cũ”, “cố nhân”... Những cách gọi đó bộc lộ thái độ của Kiều đối với Thúc Sinh: vừa thân mật gần gũi, vừa trang trọng. Trong đoạn thơ, những từ Hán Việt (nghĩa, tòng, cố nhân} và điển cố (Sâm Thương) càng tô đậm thêm sắc thái trang trọng ấy. Rõ ràng Kiều chưa hề quên tấm lòng Thúc Sinh ngày trước đã yêu thương nàng, cứu nàng ra khỏi lầu xanh và cho nàng những ngày tháng êm đềm. Nàng trân trọng gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”, bày tỏ tấm lòng biết ơn chân thành. Tuy chẳng được làm vợ chồng với Thúc Sinh “Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng”, lại còn phải chịu nỗi khổ nhục của kiếp tôi đòi, nhưng Thúy Kiều không hề trách Thúc Sinh. Nàng hoàn toàn thông cảm và hiểu k ,ông phải tại Thúc Sinh: “Tại ai, há dám phụ lòng cố nhânT’. Đền ơn “Gấm irăm cuốn, bạc nghìn cân”, Thúy Kiều cũng hiểu được “nghĩa nặng nghìn non” không gấm vóc bạc vàng nào trả được nên cũng chỉ “Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là”.
Kiều không trách Thúc Sinh, nhưng Kiều cũng không quên được nỗi đau do Hoạn Thư gây ra. Cho nên ngay trong khi đang nói với Thúc Sinh, nàng đã nhắc đến Hoạn Thư:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Cách nói đã thay đổi. Nói về ân nghĩa của Thúc Sinh, cách nói của Kiều rất trang trọng. Nhưng nhắc đến Hoạn Thư, cách nói lại chuyển sang nôm na như kiểu nói của người bình dân. Những thành ngữ “kể cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén” và câu nói dứt khoát “Mưu sâu củng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn một cuộc báo oán theo quan điểm của nhân dân: cái ác phải bị trừng phạt, “ác giả ác báo”.
2. Hai mươi hai câu thơ còn lại kể việc Thúy Kiều báo oán.
Sau cảnh báo ân là màn báo oán:
Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra,
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiều thư cũng có bây giờ đến đây !
Hành động vội vã chào thưa và lôi xưng hô của kẻ tôi đòi trong lời nói của Kiều bộc lộ thái độ mỉa mai và sự ghi nhớ sâu sắc một cuộc oán thù. Ngày trước, Thúy Kiều là hoa nô nhà họ Hoạn nên phải một điều “chào thưa”, hai điều “tiểu thư”. Bây giờ đã thay bậc đổi ngôi, Kiều là quan toà, Hoạn Thư là tội phạm, Kiều vẫn dùng lôi xưng hô ấy, làm cho Hoạn Thư càng xấu hổ và sợ hãi hơn nữa.
Nói với Hoạn Thư, lời nói của Kiều có giọng đay nghiến chất chứa bao căm giận:
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan !
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.
Từ ngữ được lặp đi lặp lại, lời nói như dằn ra từng tiếng: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng... càng..., lắm, nhiều... Hoạn Thư vôn là con người “bề ngoài thon thớt nói cười - Mà trong nham hiểm giết người không daữ”. Cách nói của Kiều dành cho loại người ấy quả là phù hợp.
Hoạn Thư đúng là loại “đàn bà dễ có mấy tay”, rất bản lĩnh, khôn ngoan và giảo hoạt. Lúc đầu có “hồn lạc phách xiêu” nhưng sau đó kịp định thần mà “khấn đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca”. Những “điều kêu ca” của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội.
Cái lí lẽ thứ nhất Hoạn Thư đưa ra là tâm lí thường tình của người phụ nữ: Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta. thường tình.”
Tài cho Hoạn Thư ! Chỉ mấy chữ “chút phận đàn bà” đủ gợi sự cảm thông từ đối phương, bởi hơn ai hết, Kiều chính là người đã nếm trải đủ cay đắng của “chút phận đàn bà” ấy. Đã là đàn bà với nhau, ai lại đi kết tội sự ghen tuông - cái tâm lí thường tình của phụ nữ ! Vợ ghen tuông để giữ chồng là do chồng chứ có phải do vợ đâu? “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai” mà ! Cho nên Thúy Kiều - quan tòa và Hoạn Thư - tội nhân bỗng trở thành người cùng cảnh ngộ: nạn nhân của chế độ đa thê.
Cái lí lẽ thứ hai Hoạn Thư đưa ra là cái ơn đôì với Thúy Kiều:
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Hai câu thơ nhắc lại việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm, và không bắt giữ khí Thúy Kiều trốn khỏi nhà họ Hoạn.
Cuối cùng thì Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình “Trót lòng gây việc chông gai”. Nói “trót lòng”, Hoạn Thư muốn nói là việc bất đắc dĩ mà sinh ra như vậy. Bây giờ chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng rộng lớn như trời biển của Thúy Kiều: “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. Trong tình cảnh ấy mà còn có thể ăn nói đến mức vậy, Hoạn Thư quả là con người “sâu sắc nước đời”, khôn ngoan đến mức “quỷ quái tinh ma”.
Lời lẽ của Hoạn Thư thật có lí có tình, Kiều phải buột miệng khen:
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Khi bắt đầu cuộc báo oán, Kiều bảo mọi người ngồi lại để “xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù”, nghĩa là Kiều kiên quyết trừng phạt. Bây giờ, trước lí lẽ của Hoạn Thư, Kiều băn khoăn khó xử, không biết nên trừng phạt hay tha thứ:
Tha ra, thì cũng may đời,
Làm ra, thì cũng ra người nhỏ nhen.
Dân gian có câu: “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Hoạn Thư đã biết lỗi, Kiều cũng độ lượng thứ tha:
Đã lòng tri quá thì nên”.
Truyền quăn lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Hành động ấy bộc lộ tấm lòng vị tha nhân hậu tuyệt vời của Kiều.
Tổng kết:
Qua ngôn ngữ đối thoại, tác giả đã làm nổi bật lên tính cách nhăn vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư. “Thúy Kiều báo ân báo oán” là sự thể hiện ước mo công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhăn dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.