Soạn bài Các phương châm hội thoại

  • Các phương châm hội thoại trang 1
  • Các phương châm hội thoại trang 2
  • Các phương châm hội thoại trang 3
  • Các phương châm hội thoại trang 4
  • Các phương châm hội thoại trang 5
  • Các phương châm hội thoại trang 6
  • Các phương châm hội thoại trang 7
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
KIẾN THỨC CÂN NHỚ
!. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
Phương châm về lượng-. Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiẽu.
Ví dụ:
Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết, vì ngay trong nghĩa của “bơi” đã có “ở dưới nước”. Trả lời như thế là vừa thừa vừa thiếu, nội dung lời nói không đúng yêu cầu giao tiếp.
Truyện dân gian “Lợn cưới, áo mới” gây cười được vì cả hai nhân vật trong truyện đều nói nhiều hơn những gì cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua dầy không?” và chỉ cần trả lời: “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả”. “Con lợn cưới của tôi” và “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” là thừa so với yêu cầu giao tiếp, tạo nên tiếng cười phê phán tính hay khoe của.
Trong truyện cười “Có nuôi được không?”, khi người này nói “Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy”, anh kia hỏi “Rồi có nuôi được không?” là thừa bởi nếu “không có bố tôi” thì đã “không có tôi”.
Phương châm về chất'. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Ví dụ:
Trong một truyện cười dân gian, anh chàng khoe cái nồi là để chế nhạo anh chàng khoe qua bí quá khoác lác. Như vậy, trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật và không có bằng chứng xác thực.
Có nhiều thành ngữ phê phán việc giao tiếp không tuân thủ phương châm về chất:
+ “Ăn đơm, nói đặt”: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
+ “Ăn ốc nói mò”: nói không có căn cứ.
+ “Ăn không nói có”: vu không, bịa đặt.
+ “Cãi chày cãi côi”: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
+ “Khua môi múa mép”: ba hoa, khoác lác, phô trương.
+ “Nói dơi nói chuột”: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
+ “Hứa hươu hứa vượn”: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Ví dụ: thành ngữ “ông nói gà,	bà nói vịt” là để chỉ tình	huống	hội	thoại
trong đó những người tham gia hội	thoại không nói đúng vào	đề tài	giao tiếp,
mỗi người nói một đằng dẫn đến không hiểu nhau.
+ Có những trường hợp xét trên bề mặt câu chữ là lạc đề,	nhưng	đặt	trong
tình huống giao tiếp cụ thể vẫn đáp	ứng được phương châm quan hệ.
Ví dụ:
Khách: Nóng quá !
Chủ nhà: Mất điện rồi !
Khi khách nói “Nóng quá !”, chủ nhà hiểu đó không phải là một thông báo mà là một yêu cầu: “Làm ơn bật quạt lên !” nên mới đáp “Mất điện rồi !” (Không bật quạt được).
+ Trong giao tiếp, khi người nói chuẩn bị hỏi về một điều không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người hỏi dùng những cách diễn đạt kiểu như: “nhân tiện đây xin hỏi...”
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
Ví dụ:
+ Câu tục ngữ “ăn nên đọi, nói nên lời” khuyên người ta nói năng phải rõ ràng, rành mạch.
+ Thành ngữ “dây cà ra dây muống” dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.
Thành ngữ “lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt, làm cho việc giao tiếp không đạt hiệu quả như mong muôn.
+ Câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể hiểu theo hai cách:
Cách 1: cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho “nhận định”: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về một truyện ngắn nào đó.
Cách 2: cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho “truyện ngắn”: Tôi đồng ý với những nhận định (của ai đó) về truyện ngắn của ông ấy.
Như vậy, đó là một câu nói mơ hồ, khiến cho người nghe có thể hiểu lầm.
Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
Ví dụ:
+ Trong mẩu chuyện “Người ăn xin”, cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó. Cả hai người đều không có tiền bạc, của cải gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình. Lời nói và thái độ của cậu bé thể hiện sự thương cảm và tôn trọng người ăn xin. Lời nói và thái độ của ông lão ăn xin thể hiện sự thấu hiểu và trân trọng tình cảm của cậu bé. Như vậy, trong giao tiêp, dù địa vị và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng người đó.
+ Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam, có nhiều câu khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên người ta nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp:
Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
+ Trong giao tiếp, khi cần giữ lịch sự, người ta thường dùng biện pháp nói giảm và nói tránh.
Ví dụ:
Con dạo này lười lắm. (1)
Con dạo này không được chăm chỉ lắm. (2)
—> câu (2) dùng cách nói nhẹ nhàng hơn câu (1).
Thay vì nói “Mẹ đã già rồi, nên chú ý gìữ gìn sức khoể”, ta nói “Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ”.
+ Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người nói phải nói một điều có thể sẽ đụng chạm đến thể diện của người đốì thoại. Để giảm nhẹ sự đụng chạm, tức là để tuân thủ phương châm lịch sự, người nói dùng những cách diễn đạt kiểu như: “cực chẳng đã tôi phải nói”, “tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho”, “biết là làm anh không vui, nhưng...”, “xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tồi cũng phải thành thực mà nói là...”...
+ Có những trường hợp người đối thoại đã không tuân thủ phương châm lịch sự. Người nói báo hiệu cho người đôi thoại biết và yêu cầu người đốì thoại phải chấm dứt sự không tuân thủ đó bằng những cách nói như: “đừng nói leo”, “đừng ngắt lời như thế”, “đừng nói cái giọng đó với tôi”...
QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUốNG GIAO TIẾP:
Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?).
Ví dụ 1: Trong truyện “Chào hỏi”, câu hỏi của chàng rể “Bác làm việc vất vả lắm phải không?” trong tình huống khác có thể coi là lịch sự, thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng trong tình huống này, người ta đang làm việc trên cây cao mà chàng rể gọi leo xuống để hỏi, tức là đã quấy rối, đã gây phiền hà cho người đó. Câu hỏi có vẻ lịch sự hóa ra không lịch sự.
Ví dụ 2: Khi ông bố trả lời cho đứa con năm tuổi đang tìm quả bóng: “Quả bóng nằm ngay dưới cuốn Tuyền tập truyện ngắn Nam Cao kia kìa”, ông bố đã không tuân thủ phương châm cách thức. Nếu với một người biết đọc chữ thì câu trả lời trên là bình thường. Nhưng với một đứa bé năm tuổi chưa biết đọc chữ thì câu trả lời đó là mơ hồ.
Như vậy, cần chú ý đến đặc điểm tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.
NHỮNG TRƯÒNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu chung trong giao tiếp, chứ không phải là những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống.
Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại thường là do:
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
Ví dụ: Những trường hợp không tuân thủ phương châm lịch sự.
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Ví dụ 1:
An: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
Ba: Đâu khoảng đầu thế kỉ XX.
Câu trả lời của Ba không đáp ứng đúng nhu cầu như An mong muốn, tức là đã không tuân thủ phương châm về lượng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Ba không biết chính xác năm chế tạo chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới, để tuân thủ phương châm về chất (không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực), Ba phải trả lời một cách chung chung.
Ví dụ 2: Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, tức là đã không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà mình tin là không đúng). Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự không tuân thủ trên là nhằm mục đích nhân đạo và cần thiết cho bệnh nhân.
Người nói muôn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó.
Ví dụ: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, không phải người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng.
Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng, bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào.
Xét về nghĩa hàm ý thì câu này muốn nói: tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người; con người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sông. Như vậy, câu nói vẫn có nội dung, tức là vẫn bảo đảm tuân thủ phương chầm về lượng.
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI:
Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng.
Người nói cần tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và môi quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
Ví dụ:
+ Trong đoạn đối thoại thứ nhất giữa Dế Choắt và Dế Mèn (trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài), Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn bằng em - anh, Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt bằng ta - chú mày. Đó là cách xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.
+ Trong đoạn đôi thoại thứ hai giữa Dế Choắt và Dế Mèn, Dế Choắt và Dế Mèn đều xưng hô với nhau bằng tôi - anh, đó là sự xưng hô bình đẳng.
Sở dĩ có sự thay đổi trong xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp đã thay đổi, vị thế của hai nhân vật không giống như trước nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:
Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
Câu này thừa “nuôi ở nhà” bởi vì từ “gia súc” đã mang nghĩa “thú nuôi trong nhà”.
h. Én là một loài chim có hai cánh.
Câu này thừa “có hai cánh” bởi vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
Trên cơ sở phương châm về chất, em hãy chỉ ra những trường hợp nào là cần tránh trong giao tiếp:
Nói có căn cứ chắc chắn là “nói có sách, mách có chứng”.
Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.
Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
Trong những câu sau, em hãy tìm những cách diễn đạt được dùng khi:
Để bảo đảm tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói ấy nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
Để bảo đảm tuân thủ phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói ấy nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại một nội dung cũ là do chủ ý của người nói (để nhấn mạnh hoặc để chuyển ý):
Như tôi được biết, tuần sau trường ta sẽ tổ chức cuộc thi điền kinh.
Tôi tin rằng bạn ấy đã nói thật.
Nếu tôi không lầm thì bài tập này thầy đã giảng hai lần rồi.
Tôi nghe nói mẹ bạn ấy ốm đã hai hôm rồi.
Theo tôi nghĩ, chuyện này không liên quail đến bạn.
Hình như là cô giáo Lan đang đi ở phía trước thì phải?
Như tôi đã trình bày, vấn đề này quả thật rất phức tạp.
Như mọi người đều biết, vấn đề này thật không đơn giản.
Nhũng câu tục ngữ, ca dao sau đây đề cập đến phương châm hội thoại nào:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kều thử tiếng, người ngoan thử lời.
Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
Một lời nói quan tiền thúng thóc,
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
Một câu nhịn là chín câu lành.
Ăn bớt bát, nói bớt lời.
Án lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
Rượu lạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay củng nhàm.
Vàng sa xuống bể khôn tìm,
Người sa lời nói như chim sổ lồng.
k.	Người thanh nói tiếng cũng thanh,
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau và cho biết mỗi từ ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói mỉa, nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói mát, nói hớt, nói vung xích thố, nói càn, nói dcù như giẻ rách, nói thánh nói tướng.
Hãy tìm các thành ngữ tương đương cho các trường hợp sau:
+ nói trách móc, chì chiết + nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo + nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu + lắm lời, đanh đá, nói át người khác + thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý + nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị
+ lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn dề cập đến một vấn đề nào đó