Soạn bài Bến quê (trích)

  • Bến quê (trích) trang 1
  • Bến quê (trích) trang 2
  • Bến quê (trích) trang 3
  • Bến quê (trích) trang 4
  • Bến quê (trích) trang 5
  • Bến quê (trích) trang 6
  • Bến quê (trích) trang 7
  • Bến quê (trích) trang 8
  • Bến quê (trích) trang 9
  • Bến quê (trích) trang 10
BẾN QUÊ
(Nguyễn Minh Châu)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Giới thiệu:
Vài nét về tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở Nghệ An. Năm 1950, ông gia nhập quân đội. Năm 1954, ông bắt đầu viết truyện ngắn. Một số truyện ngắn đầu tay ấy sau này được tập hợp trong tập Những vùng trời khác nhau (1970). Tài năng văn học của Nguyễn Minh Châu thực sự được khẳng định trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với các tiểu thuyết Cửa sông (1967), Dấu chăn người lính (1972). Từ đầu thập kỉ tám mươi của thế kỉ hai mươi, Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học.
Truyện ngắn “Bến quê” in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.
Đọc - Hiểu văn bản:
Truyện có một tình huống đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ - người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên quả đất - hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự di chuyển được, dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là của Liên, vợ anh.
Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lí. Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phô' và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muôn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời: cuộc sông và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muôn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muôn gửi gắm một suy ngẫm: trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.
Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trên giường bệnh:
Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên buổi sáng đầu thu, được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng mình:
+ Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, đến vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.
+ Tất cả đều được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế. Không gian và những cảm xúc ấy vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Những suy ngẫm từ hoàn cảnh riêng mà phát hiện quy luật của cuộc đời'.
+ Hoàn cảnh của Nhĩ bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con. Trong cái buổi sáng đó, như bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra rằng thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa.
+ Cảm nhận về Liền'. Lần đầu tiên Nhĩ “để ý thây Liên đang mặc tấm áo vá”, cảm nhận “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai”, và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ. Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình: “cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
+ Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông'.
Buổi sáng hôm ấy, lần đầu tiên Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật bình dị và gần gũi quanh mình. Và trớ trêu thay, với con người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” như Nhĩ, “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình” lại là “một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống - những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhát là lúc còn trẻ, khi con người còn lao theo những ham muôn xa vời. Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thìa những sướng vui và cay đắng; và cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận, xót xa...
Lại càng trớ trêu hơn nữa, khi anh nhờ thằng con trai thực hiện ước muốn của mình, thằng con trai anh cũng không hiểu được niềm khao khát của cha nó, nên làm một cách miễn cưỡng và rồi lại bị cuốn hút vào trò chơi hấp dân nó gặp trên đường đi, để rồi có thể lỡ chuyên đò ngang duy nhất trong ngày. Từ hoàn cảnh của mình, từ đứa con trai, Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật phổ biến của đời người: “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh không trách đứa con trai, bởi giông như anh ngày trước, “nó đã thấy có gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu”.
Hành động kì quặc của Nhĩ ở cuối truyện biểu hiện sự nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyến đò, càng tô đậm niềm khao khát của anh.
Một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của “Bến quê” là sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đó là những hình ảnh cụ thể, sinh động mà mang được những ý nghĩa khái quát, lớn lao. Hầu như mọi hình ảnh trong “Bến quê” đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng.
+ Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện vừa là cảnh thực, vừa biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống, của quê hương xứ sở trong những cái gần gũi, bình dị. Nhan đề “Bến quê” mang ý nghĩa biểu tượng ấy.
+ Sắc tím đậm hơn của bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng đất lở ở bờ sông bên này khi cơn lũ đầu nguồn dồn về là những chi tiết biểu tượng cho sự sông tàn lụi trong những ngày cuối cùng của đời Nhĩ.
+ Chi tiết đứa con trai sa vào đám chơi phá cờ thế trên lề đường biểu tượng cho cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời mà người ta dễ vướng vào.
+ Hành động kì quặc của Nhĩ ở cuối truyện có ý nghĩa thức tỉnh con người hãy mau dứt bỏ những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời đế’ hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
c. Tổng kết:
Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Mình Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trán trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
Truyện thành công nổi bật ở sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hỉnh ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật tâm trạng của nhân vật.
ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Bình luận truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Mở bài:
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu - một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
Giới thiệu truyện ngắn Bến quê -Một tác phẩm có tính chất triết lí sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời của một con người.
Thân bài:
Bình luận về tình huống nghịch lí của truyện:
Bình luận về những cảm xúc của nhân vật Nhĩ:
Cảm xúc về thiền nhiên-.
Cảnh vật được cảm nhận bằng cái nhìn đầy tâm trạng: Sự thay đổi sắc màu của những bông hoa bằng lăng; của con sông Hồng, của bầu trời thu, của cái bãi bồi bên kia sông.... gợi ra một không gian vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng.
Cảm xúc về người vợ:
Phát hiện thấy ở Liên những tình cảm dịu dàng, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng. Thể hiện một sự thấu hiểu, một sự ân hận và lòng biết ơn sâu sắc nhưng cũng đã muộn màng.
Cảm nhận về quê hương:
Dải đất bồi bên kia sông Hồng thật đẹp,thật gần gũi nhưng anh đã lỡ hững hờ và không bao giờ có thể đặt chân tới đó nữa.
Cảm nhận về bản thân: Anh cảm thây bất lực bởi cái chết đang cận kề.
Bình luận về tâm trạng khao khát của Nhĩ muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
Qua những nghịch lí đó, Nhĩ đã chiêm nghiệm về một quy luật của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.
Nhân vật Nhĩ trong truyện là một kiểu nhân vật tư tưởng với những trăn trở, những nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộc đời: “Cuộc đời vốn đa sự. Con ngưòi vốn đa đoan.”
Nhà văn đã thành công trong việc sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
c. Kết bài:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi được xa nhất trên con đường đổi mới văn học, trong thời kì mà văn học đang tự thay máu...
Tác phẩm mang tính hiện đại, tính nhân văn sâu sắc...
BÀI VIẾT GỢI ý
Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Trước năm 1975, với những tác phẩm như Cửa sông, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng mang khuynh hướng sử thi, anh đã đựng lên hình ảnh những con người tràn ngập cảm hứng lãng mạn, trẻ trung, tươi tắn. Đây là thời kì mà nhà văn đang “đi tỉm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, thời kì mà con người Việt Nam dường như chỉ sống trong lí tưởng và sống bằng lí tưởng. Nhưng khi chiến tranh đã đi qua, với những quan hệ chằng chịt của cuộc sống đời thường, anh đã rất nhạy cảm, nhìn ra được những đổi thay của con người, những đời người nặng trĩu từng trải, đau thương nhưng vẫn nồng nàn, khắc khoải với cuộc sống. Hàng loạt những truyện ngắn trở trăn, day dứt đã ra đời, và đã một thời gây xôn xao dư luận: từ Bức tranh mở đường cho sự đổi mới văn học vào những năm đầu của thập kỉ 80 ở thế kỉ trước cho đến Phiên chợ Giát là tác phẩm cuối cùng viết trên giường bệnh. Nhà văn đã từng bước khám phá cái thế giới nội tâm ở mỗi con người trong những tình huống đầy mâu thuẫn và nghịch lí mà Bến quê là một truyện ngắn xuất sắc trong tập truyện cùng tên được xuất bản năm 1985, bốn năm trước khi nhà văn từ giã cõi đời.
Cốt truyện thật đơn giản nhưng mang tính triết lí, mang tính trải nghiệm sâu sắc và có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời của một con người: Nhĩ mắc bệnh hiểm nghèo, nằm liệt giường, phải nhờ vào sự chăm sóc của vợ con... Một buổi sáng đầu thu, từ cửa sổ nhìn ra, đất trời lúc giao mùa với hoa bằng lăng tím thẫm, với nước con sông Hồng một màu đỏ nhạt... Rồi cái bãi bồi bên kia sông hiện ra... Nơi gần gũi mà cả đời Nhĩ dù đã đi khắp mọi nơi trển trái đất lại chưa bao giờ tới đó... Nhĩ khát khao được một lần đặt chân lên cái bờ bển kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình... để rồi cuối cùng nhận ra cái quy luật đầy nghịch lí của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.
Truyện được xây dựng trên cơ sở đặt nhân vật vào những tình huống đầy nghịch lí: Nhĩ bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển và đang sống những ngày cuối cùng, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Nhưng hoàn toàn trái ngược với cái lẽ thường tình mà nhiều nhà văn khác thường khai thác loại tình huống này để nói lên cái khát vọng sông mãnh liệt và cái sức sống mạnh mẽ của con người (Giắc Lân-đơn; Ỏ. Hen-ri), Nguyễn Minh Châu tạo tình huống nghịch lí này là để chiêm nghiệm một triết lí về đời người.
Lại một tình huống khác nữa cũng đầy nghịch lí: Cả một đời Nhĩ đã đi khắp mọi nơi nhưng rồi cuối đời anh chỉ muôn nhích tới bên cửa sổ mà khó khăn như phải đi hết cả một vòng trái đất ! Cho đến cái bãi bồi bên kia sông Hồng thật gần gũi nhưng anh chẳng bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy thì đây quả là thêm một nghịch lí đáng buồn.
Rồi cậu con trai anh không sao hiểu nổi cái khát vọng kì cục mà lớn lao của bố: Nó sa vào một đám chơi cờ thế, rất có thể lỡ chuyên đò ngang duy nhất trong ngày. Cái lí của hai bố con không một chút đồng cảm thì cũng là một điều nghịch lí vậy.
Ngay cả người vợ một đời tần tảo, giàu tình yêu nhưng phải đợi đến lúc sắp giã biệt cõi đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thìa được lại càng là nghịch lí và trớ trêu...
Phải chăng nhà văn đặt nhân vật Nhĩ (hay đang hóa thân vào nhân vật?) vào trong tình huống với cả chuỗi nghịch lí như thế là nhằm hướng người đọc đi đến một nhận thức về cuộc đời: Cuộc sông và sô' phận con người chứa đầy những điều bất thường: Cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan ! Mặt khác, còn là để khẳng định cái triết lí mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả một đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình như đã nói trên.
Nhĩ nằm đó, trong cái mớ rối rắm bòng bong những nghịch lí để tự hồi cô', tự phản tỉnh, tự sám hối và nhận ra những điều không có gì là xa lạ nhưng lại râ't mới mẻ như đang khám phá từng mặt ý nghĩa của cuộc đời : Cảnh đất trời sắp vào thu như đang thay áo mới, lần lượt được miêu tả từ gần đến xa, trong cái nhìn đầy tâm trạng của nhân vật, tạo thành một không gian có chiều sâu và rộng: Từ những bông hoa bằng lăng bên cửa sổ đến bầu trời thu lồng lộng; xa xa con sông Hồng một màu đỏ nhạt và phía bên kia sông là một dải đất bồi... Rồi cái bến quê ngang sông với hình ảnh con đò có cánh buồm nâu bạc.... Cảnh ấy, vật ấy cứ dần dần hiện ra với những vẻ đẹp riêng và chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc thật tinh tế của một con người sắp phải giã biệt cõi đời.
Những bông bằng lăng tím cuối mùa dần thưa thớt, sắc hoa vốn đã nhợt nhạt giờ lại đậm sắc hơn... để rồi cuối cùng thẫm màu hơn, một màu tím thẫm như hóng tối: Đâu phải là những màu sắc tươi tắn mà là những sắc màu của sự tàn phai, là dấu hiệu của sự tiêu biến. Và cái tàn lụi đó bỗng trở nên gấp gáp hơn, vội vã hơn, nhẫn tâm hơn bởi nó gắn bó với tâm trạng của con người.
Hình ảnh con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra vốn cũng chỉ là hình ảnh của cái đẹp bình dị, gần gũi, gắn bó bao đời, vậy mà giờ đây bỗng trở nên xa xôi quá, ngăn cách quá vì cả đời Nhĩ đã vòng vèo, chùng chình nên đến giờ mới nhận ra được điều đơn giản ấy. Ngay cả cái vòm trời mùa thu cũng như cao hơn: Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi... cả một vùng phù sa lâu đời cũng đang phô ra một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở... Vậy mà cũng chỉ đến sáng hôm nay Nhĩ mới cảm nhận ra được như một phát hiện vừa mới mẻ, vừa muộn màng. Đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hao giờ đi đến. Phải chăng đây là tâm trạng của một con người nặng trĩu những từng trải, đau thương: Yêu quê hương nhưng một đời thường phải li hương, thường hờ hững và mắc vào cái điều vòng vèo, chùng chình nên giờ thì cảm thấy tiếc nuôi, xa xôi.
Ngay cả Liên, Liên cũng đã khác nhiều (hay xưa nay vẫn thế?\ Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc vuốt ve chồng, lảng tránh trả lời khi Nhĩ hỏi:
Đêm qua, lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gỉ không?
Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Có lẽ Nhĩ đã nhận ra sự nghiệt ngã của thời gian, không còn bao lâu nữa anh sẽ mãi mãi ra đi, Nhĩ đành phải xót xa nói ra điều ân hận nhất:
Suôt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh !
Liên vẫn ân cần, vẫn yêu thương, lặng thầm hi sinh, chịu đựng:
Có hề sao đâu.... Miễn là anh sống, luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này...
Thật là nao lòng đến rơi nước mắt. Giờ thì Nhĩ đã hiểu thật sâu, thật đau với một sự thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc... Tại sao không nương tựa vào nhau để đi qua cuộc đời, qua số’ phận và bám lấy mảnh đất quê hương để mà sông, để tạo lập cuộc sông, để khẳng định con người trên mảnh đất này? Sao không thể có được một cuộc đời tuy lầm lũi mà hạnh phúc như lão Khúng với mụ Huệ (trong Phiến chợ Giát) dù cho cuộc đời có thâm đẫm đầy máu và nước mắt? Phải chăng cũng bởi những cái vòng vèo hoặc chùng chình không dứt ra được khiến cho Nhĩ từ lầu đã không nhận ra được tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng ấy của Liên? Và để rồi cuối cùng mới nhận ra được cái đẹp trong tâm hồn của vợ: “cũng như cánh bãi hồi đang nằm phơi mình hên kia, tâm hồn Liển vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và củng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. Cách so sánh đầy tính triết lí trên đây của tác giả không chỉ là lời ngợi ca, sự nhìn nhận xứng đáng dành cho Liên mà còn là một phát hiện vòn cũng rất bình thường nhưng cũng đã bị chính cái vòng vèo, cái chùng chình làm cho con người ta đã phớt lờ nó, xem thường nó, coi đó như là một lẽ đương nhiên. Đáng ra chính Nhĩ đã phải phát hiện từ sớm để được suốt đời trân trọng, yêu thương như tình yêu mà Quỳ đã dành cho nhân vật “anh ấy” (trong truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Hay nói như tác giả đã viết trong truyện ngắn cỏ lau: Người chết thì đã chết (mà Nhĩ cũng đã biết mình sắp chết)... Vậy anh hãy nói điều gì cho người sống được yên tâm. Sao Nhĩ vẫn lặng thinh? vẫn cứ chùng chình, im lặng?
Từ những cảm nhận về thiên nhiên, cảm nhận về người thân, Nhĩ chợt nhận ra cái đẹp muôn thuở của quê hương: Thì ra “suốt đời Nhĩ đã từng đì tối không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” vậy mà giờ đây, nằm trong căn phòng nhìn qua cửa sổ Nhĩ mới thấy được tất cả vẻ đẹp rất đỗi bình dị và gần gũi của cái bãi bồi bên kia sông khi mình sắp từ giã cõi đời. Bãi đất ấy đã làm bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần đến đó. Điều ước muôn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa trong cuộc sống vốn thường bị người ta lãng quên và chỉ có thể cảm nhận được khi đã ở cái độ từng trải. Thật là đau đớn vì đối với Nhĩ đó cũng là lúc cuối đời, cận kề với cái chết. Cho nên sự thức tỉnh tình yêu quê hương, yêu cái đẹp dung dị, bình thường, gần gũi có xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa: “họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”. Và cũng chỉ có anh mới nhận ra được điều đó, ngay cả đứa con anh cũng không sao hiểu được điều anh đang mơ ước. Nó ra đi một cách miễn cưỡng rồi bị cuốn hút vào trò chơi giải cờ thế trên vỉa hè, rất có thể nhỡ chuyên đò ngang. Quả thật là “con người ta trên đường đời khó tránh được những cái điều vòng vèo và chùng chỉnh” vậy.
Nhĩ thất vọng nhưng ôm nỗi buồn riêng mà không hề phiền trách một ai. Vì “vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu !”. Nhĩ chỉ còn biết thu hết tàn lực vào cái giờ phút không thể dừng lại được nữa khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất lở bên này sông “... đề đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc... khoát khoát”. Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyên đò? Phải chăng anh đang cảm nhận cái ngắn ngủi của thời gian không hề chờ đợi anh thêm một chuyên đò khác. Hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn nữa: Đó là ý muốn của nhân vật (cũng như của nhà văn) là thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời. Hãy mau mau dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
Điều cuối cùng mà chúng ta nhận ra được, khái quát được là ý đồ của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật Nhĩ trong truyện (cũng như nhiều nhân vật khác trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975) là kiểu nhân vật tư tưởng với những trăn trở, nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộc đời vì như trên đã dẫn theo lời của tác giả là “cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan”. Tác giả đã gởi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí: nhân vật Nhĩ không đại diện cho một ai mà là cho tất cả. Do đó nhân vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho một giai tầng nào trong xã hội hay cho chính nhà văn. Chính những chiêm nghiệm, những triết lí đã được chuyển hoá vào đời sông nội tâm của nhân vật thông qua những diễn biến của tâm trạng, dưới sự tác động của hoàn cảnh đã được miêu tả tinh tế, hợp lí làm cho tác phẩm mang tính luận đề một cách tự nhiên mà sâu sắc.
Bên cạnh những thành công xuất sắc trong việc khám phá thế giới nội tâm mang đầy ý nghĩa triết lí về con người, Nguyễn Minh Châu cũng đã thành công trong việc sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu đạt và hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng:
Những sắc hoa bằng lăng - nhợt nhạt khi mới nở; đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thẫm màu hơn, một màu tím thầm như hóng tối. sắc hoa tuy có đậm hơn nhưng đâu có tươi tắn hơn mà đang tàn lụi dần khi đã nhìn lâu. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian: Cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai bởi thời gian luôn thay đổi với những bước đi của nhịp hải hà.
Hình ảnh của bãi bồi, của bến sông, của con đò, của cánh buồm nâu bạc màu cũng là biểu tượng của quê hương của xứ sở, của những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải. Rồi đến hình ảnh “Những tảng đất lở bèn bờ sông khi cơn lủ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ” báo hiệu trước sự sông của nhân vật Nhĩ cũng đã sắp lụi tàn, chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy... cánh tay gầy guộc đưa ra ngoài phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bởi chính cái sự vòng vèo và chùng chình của người con.
Ngay cả cái hình ảnh: “Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa” cũng chỉ là cái cảm giác mơ hồ được hóa thân vào một con người khác để được thỏa mãn một khát vọng vốn rất bình thường nhưng lại quá mong manh và lãng đãng.
Nói tóm lại, truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, những trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời: Con người trên đường đời thường mắc phải cái vòng vèo hoặc chùng chình. Con người cần phải tự ý thức để nhận ra và trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, đích thực và bền vững của cuộc sông, của quê hương. Truyện thành công nổi bật ở sự miêu tả tinh tế tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật và thành công trong bút pháp xây dựng nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, đặt nhân vật vào trong những tình huống đầy nghịch lí để khắc họa tính cách, tư tưởng và để thể hiện cái triết lí về cuộc đời. Tác phẩm mang phong cách hiện đại, nhân vật được đặt trong hệ thông của cả “dòng ý thức” (Na-ta-li-a Sa-rốt) đểthể hiện những chiêm nghiệm, những điều trở trăn của một nhà văn nặng lòng với cuộc sống mới sau chiến tranh, minh chứng cho sự đổi thay của một thời kì văn học mới. Thời kì mà văn học đang tự thay máu của chính mình (theo Nguyên Ngọc). Có thể ở đâu đó những điều cảm nhận của Nguyễn Minh Châu chưa phải đã đạt đến độ khái quát sâu sắc vì cảm nhận của ông có thể đúng trong cái cục bộ mà chưa đầy đủ, chưa đúng trong toàn bộ. Nhưng qua những cách cảm và cách nghĩ của ông trong truyện ngắn Bến quê là có cơ sở, hợp với tính nhân văn và đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Tiếc thay cái chết đã đến khi sức sáng tạo của nhà văn đang tràn đầy, khi tư tưởng nghệ thuật của ông đã trở nên sâu sắc, đầy hứa hẹn, làm cho những ai yêu mến Nguyễn Minh Châu bỗng cảm thấy hụt hẫng tiếc nuối. Ông như một ngôi sao băng vút qua bầu trời, sáng lòa rồi tan biến vào cõi vĩnh hằng nhưng với di sản văn học của ông để lại cho đời, đặc biệt là với truyện ngắn “Bến quê” cũng đã đáng để cho chúng ta tự hào và đủ để an ủi linh hồn ông ở thế giới bên kia.
(Dặng Cao Sửu)