Soạn bài Bàn về đọc sách (trích)

  • Bàn về đọc sách (trích) trang 1
  • Bàn về đọc sách (trích) trang 2
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Chu Quang Tiềm)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
Trong những bài viết của mình, ông đã nhiều lần bàn về chuyện đọc sách. Riêng bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn đầy tâm huyết của người đi trước muôn truyền lại cho các thế hệ sau.
Văn bản chia làm ba phần:
+ Phần một (từ đầu đến “nhằm phát hiện thế giới mới”): khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
+ Phần hai (tiếp theo đến “tự tiêu hao lực lượng”): nêu các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Phần ba (còn lại): bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách và cách đọc sách).
Tầm quan trọng, ỷ nghĩa cần thiết của việc đọc sách'.
+ Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại:
Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại.
Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm được, nung nấu suôi trên con đường phát triển mấy nghìn năm của mình.
+ Sách có ý nghĩa quan trọng như thế nên đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để “làm một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vân, nhằm phát hiện thế giới mới”, là kế thừa thành tựu của những thế hệ trước để thu được những thành tựu mới.
Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay:
+ “Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”. Sách dễ kiếm, cho nên một người có thể từng đọc hàng vạn cuốn sách, thực ra “Liếc qua tuy rất nhiều, nhưng lưu tâm thì rất ít”.
+ “Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”, khiến “nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ qua mất thời gian để đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản”.
Phương pháp đọc sách: được nêu lên trong một câu văn ngắn gọn: “Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”.
Cách chọn sách:
Cần biết phân loại sách để chọn đọc: sách thường thức và sách chuyên môn.
Cách đọc sách:
+ Không nên đọc lướt qua cốt đọc nhiều mà “coi là vinh dự’, đọc “chỉ để trang trí bộ mặt”. Chẳng thà “đọc ít mà đọc kĩ”, đọc những sách “thật sự có giá trị”, vừa đọc vừa “suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng”.
+ Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc một cách có kế hoạch và có hệ thống. Đọc sách phải theo phương châm “trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc”, mới chuyên sâu.
Tính thuyết phục, sức hâp dẫn của văn bản:
+ Nội dung các lời bàn thật xác đáng, sâu sắc
+ Cách trình bày phong phú: bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân mật.
+ Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng lối nói ví von thật cụ thể và giàu tính biểu cảm. Chẳng hạn như: “ “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “lưu tâm” thì rất ít, giông như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lôi ăn tươi nuốt sông đó mà sinh ra cả”.
Tóm lại, đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, năng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. Chu Quang Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy bằng bài viết có lí lẽ, có dẫn chứng sinh động.