Soạn bài Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô)

  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 1
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 2
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 3
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 4
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 5
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 6
  • Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô) trang 7
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” của Đ. Đi-phô)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
A. Giởi thiệu:
Vài nét về tác giả:
Đa-ni-en Đi-phô (1660 - 1731) là nhà văn Anh, sinh ở Luân Đôn. Ông đã tham gia tích cực các hoạt động chính trị của thời đại mình, đồng thời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. Ông đã viết hàng trăm tác phẩm châm biếm phê phán những điều sai trái trong xã hội, và đề xuất nhiều dự án cải cách tiến bộ. Tài năng văn học của Đi-phô thực sự nở rộ vào khoảng năm ông 60 tuổi với một số cuốn tiểu thuyết, trong đó “Rô-bin-xơn Cru-xô” (1719) là nổi tiếng hơn cả.
Tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” viết dưới hình thức tự truyện. Nhân vật Rô-bin-xơn xưng “tôi” tự kể chuyện mình. Đó là một chàng thanh niên ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say mê những miền đất lạ, bất chấp sóng gió hiểm nguy. Sau nhiều chuyến đi biển không thành (tàu đắm, gặp cướp biển,bị bắt làm nô lệ rồi sau đó trôn thoát), chàng vẫn không hề nao núng và lại bắt đầu một chuyến đi khác. Lần này, tàu gặp bão, bị đắm. Trên tàu chỉ còn một mình Rô-bin-xơn sống sót dạt vào đảo hoang. Đó là ngày 30 tháng chín năm 1659, Rô-bin-xơn được 27 tuổi. Chàng đã tìm cách sống trên đảo hoang. Và sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, Rô-bin xơn, đã 55 tuổi, mới được cứu thoát, trở về nước Anh.
Đoạn trích kể chuyện lúc Rô-bin-xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang khoảng 15 năm.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Bố cục: Có thể tìm hiểu đoạn trích theo bô" cục gồm 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “bộ dạng của tôi như dưới đây”): mở đầu về chân dung nhân vật.
+ Phần 2 (từ “Tôi đội một chiếc mũ” đến “áo quần của tôi”): trang phục của Rô-bin-xơn.
+ Phần 3 (từ “Quanh người tôi” đến “bên khẩu súng của tôi”): trang bị của Rô-bin-xơn.
+ Phần 4 (từ “Còn về diện mạo tôi” đến hết): diện mạo của Rô-bin-xơn.
Đoạn trích là bức chân dung tự họa của nhân vật. Theo bố cục bài văn, sau khi dẫn dắt người đọc đến với bức chân dung, nhân vật tự kể về trang phục theo thứ tự từ trên xuông dưới (mũ, quần áo, giày dép), kế đến là trang bị (chiếc thắt lưng, cưa, rìu, túi thuốc súng, túi đạn, gùi, súng), và cuối cùng mới là diện mạo.
Cách bô" cục như vậy là khác thường. Thông thường, trong bức họa chân dung thì gương mặt cần được quan tâm trước hết và nhiều nhất, ơ đây, gương mặt lại được xếp sau cùng và được miêu tả ít nhất, (phần kể về trang phục 11 dòng, phần kể về trang bị hơn 9 dòng, phần kể về diện mạo hơn 9 dòng).
Trên bộ mặt, ngoài một câu nói về nước da “không đến nỗi đen cháy”, Rô-bin-xơn chỉ đặc tả bộ ria mép có “chiều dài và hình dáng kì quái” của chàng.
Kể như vậy, có lẽ vì hai lí do:
+ Dụng ý chính của Rô-bin-xơn: muôn giới thiệu cách ăn mặc kì khôi và những đồ đạc lỉnh kỉnh mang theo bên mình.
+ Nhân vật tự kể nên chỉ có thể kể những gì mình nhìn thấy được.
Cuộc sống gian nan trên đảo hoang:
Nhân vật không trực tiếp kể về cuộc sông của mình trên đảo hoang mà chỉ tự vẽ bức chân dung của mình. Nhưng sau bức chân dung ấy, người đọc thấy được cuộc sống gian nan trên đảo qua một sô' chi tiết:
Trang phục của Rô-bin-xơn tất cả được tự làm bằng da dê. Điều đó cho thấy rằng trên đảo hoang có rất nhiều dê rừng. May mà Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ vậy mà trong mười lăm năm trời chàng duy trì được cuộc sống của mình bằng cách săn bắn dê, lấy thịt để ăn và lấy da làm trang phục.
Trên hai quai bên thắt lưng “không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con”, đó là những công cụ lao động cần thiết để chàng vào rừng chặt cây, cưa gỗ, đem về dựng lều, rào giậu phòng thú dữ và sau này còn rào khoảnh đất nuôi dê...
Chiếc mũ to tướng với mảnh da rủ xuống phía sau gáy, vừa để che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ”; chiếc dù lớn bằng da dê “xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết”.. Những thứ vật dụng ấy cộng thêm nước da đen của Rô-bin-xơn đủ sức nói lên thời tiết, khí hậu khắc nghiệt trên một hoang đảo “ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo”.
Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn:
Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn rất lạ mắt với bộ trang phục kì dị như người rừng, với những thứ đồ đạc lỉnh kỉnh rất buồn cười và diện mạo kì quái. Đó là hình ảnh sinh động của một con người đang ở trong hoàn cảnh gian khổ, nhưng lại hiện lên như một vị chúa đảo đang trị vì trên đảo quốc của mình.
Giọng kể hài hước của Rô-bin-xơn thể hiện rõ thêm tinh thần lạc quan của chàng, rõ nhất ở đoạn mở đầu và đoạn kể về bộ ria mép.
+ Đoạn mở đầu: “lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và áo quần như vậy”. Ở trong gian khổ lại có thể mỉm cười, đang ở trên đảo hoang lại có thể tưởng tượng mình đang lang thang ở nước Anh với trang phục kì quái, đó là một sự hài hước lạc quan.
+ Đoạn kể về bộ ria mép: “hàng ria ỗ môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê, vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ; tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”. Cách so sánh và phóng đại bộ ria mép đã tạo nên giọng điệu hài hước đầy lạc quan.
c. Tổng kết:
Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn, ta hình duìig dược cuộc sống vô cùng khó khăn và cả tinh them lạc quan của nhăn vật bất chấp mọi gian khổ khi chỉ có một mình nai đảo hoang vùng xích đạo trên mười năm ròng rã.
ĨL ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” (trong tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” của Đ. Đi-phô) qua lời kể của nhân vật để làm rõ tinh thần lạc quan và ý chí vượt qua hoàn cảnh của nhân vật. DÀN Ý
Mở bài:
Giới thiệu bức chân dung tự hoạ của nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô của Đ. Đi-phô. Câu chuyện cho người đọc hình dung cuộc sống khó khăn gian khổ của nhân vật, và đặc biệt là tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ.
Thân bài:
Tổng:
Tóm lược những nét chính về nhân vật Rô-bin-xơn Cru-xô. Ngôn ngữ kể chuyện ở ngôi thứ nhất - nhân vật xưng “tôi” tạo cảm giác chân thật sinh động. Đoạn trích tự thuật một cách sông động hình ảnh Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, khi đã tạo lập một cuộc sông đôi mặt với thử thách của hoàn cảnh.
Ngôn ngữ kể chuyện hóm hỉnh, nghệ thuật miêu tả và dẫn chuyện của nhà văn đem đến suy ngẫm về vẻ đẹp con người tự vượt lên khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên.
Phân:
Bức chân dung của Rô-bin-xơn:
+ Nhân vật đã trải qua 15 năm một mình giữa đảo hoang. Những khó khăn không làm mất đi tinh thần hài hước của nhân vật. Chàng như một lãnh chúa giữa “vương quốc” của mình.
+ Trang phục của Rô-bin-xơn: tất cả đều được tự tạo nên bằng bàn tay lao động của chàng. Mục đích không phải làm đẹp mà chính là để tồn tại. (tất cả đều làm bằng da dê, rất vụng về, thô sơ).
+ Trang bị của Rô-bin-xơn: những vật dụng tối thiểu giúp chàng vượt lên khó khăn, bảo đảm cho những nhu cầu thiết yếu giữa thiên nhiên hoang dại (cái cưa, cái rìu, thuốc súng, đạn ghém, cây súng, cái dù).
+ Diện mạo của Rô-bin-xơn: bộc lộ chất hài hước trong bộ ria đặc biệt. Tự nhìn ngắm và hài lòng về bản thân.
Cuộc sông gian nan sau bức chân dung:
+ Cuộc sông của người bị đắm tàu: trải qua nỗi cô đơn suốt một thời gian dài. Phải một mình đối mặt với chính mình.
+ Thử thách của thời tiết khắc nghiệt: hiện lên qua chiếc mũ da dê để chông chọi với nắng mưa bất thường của vùng xích đạo; thời tiết có thể quật ngã con người bất cứ lúc nào.
+ Sức mạnh con người quyết tâm vượt lên hoàn cảnh: Rô-bin-xơn vượt qua thử thách thời gian tự tạo lập cuộc sống của riêng minh, không nản lòng nhụt chí.
Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang:
+ Không phàn nàn than thở trước gian khổ, thiếu thốn, lòng can đảm đương đầu với hoàn cảnh nghiệt ngã.
+ Tính hài hước là vũ khí tinh thần quan trọng, thể hiện sự tự tin, lạc quan vượt lên thử thách.
Hợp:
Bài học rút ra từ đoạn trích: sức mạnh ý chí, tinh thần là nguồn động lực giúp con người vượt lên thử thách số phận. Khả năng sinh tồn của con người vô cùng lớn lao.
Tinh thần lạc quan trong đoạn trích tạo sức hấp dẫn của hình tượng, gắn với cảm hứng ca ngợi con người của nhà văn.
Kết bài:
Cảm nhận sâu sắc của bản thân về hình tượng, niềm tin vào giá trị con người.
BÀI VIẾT GỢl ý
Rô-bin-xơn Cru-xô là cuốn tiểu thuyết từng làm say mê bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Dựa trên một câu chuyện có thật, Đ. Đi-phô đã sáng tạo hình tượng chàng thủy thủ Rô-bin-xơn lạc giữa đảo hoang hơn hai mươi tám năm đã cho thấy con người có thể vượt qua những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, chiến thắng thiên nhiên và tự chiến thắng nỗi cô đơn của chính mình để trở về với đồng loại. Cuộc sông ấy hiện lên qua lời kể của chính nhân vật, khiến chúng ta thích thú và bị cuốn hút theo giọng kể hài hước, ngôn ngữ đặc tả chi tiết sống động hóm hỉnh, toát lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan của con người. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang sẽ cho thấy rõ vẻ đẹp ấy.
Nhân vật tự hình dung diện mạo chính mình để thuật lại cho người đọc bằng giọng điệu hài hước cố hữu nổi tiếng của người Anh. Tính chất của lời tự thuật khiến cho trình tự miêu tả cũng hết sức độc đáo, khác với lôi tả chân dung thông thường. Đằng sau giọng kể ấy là cả một quãng thời gian đằng đẵng tách biệt với đồng loại, chàng phải một mình đốì mặt với bao hiểm nguy rình rập, với thời tiết mưa nắng thất thường của vùng xích đạo.
Cần phải nói ngay rằng, dù phải một mình sống giữa đảo hoang, Rô-bin- xơn không khi nào nguôi những tình cảm hướng về nước Anh, vùng Y-óoc-sai quê hương của chàng. Bởi thế, lời kể của một người đã gần ba mươi năm sống tách biệt đồng loại vẫn in đậm dấu ấn suy tưởng hướng về xứ sở. Nếu không có tình cảm mãnh liệt ấy, có lẽ chàng đã chết trong mòn mỏi và tuyệt vọng rồi! Sông để trở về, đó là cơ sở hành động để chàng phải chuẩn bị chu đáo, chông chọi với mọi mối đe doạ từ nhiều phía, tổ chức cuộc sông cho mình. Bản thân câu chuyện được kể lại đã có thể xem như khúc khải hoàn sau gần ba mươi năm của một con người dũng cảm đã tự tạo được niềm tin ở chính mình.
Trước hết, hãy nghe chàng tả về trang phục: “Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm hằng da một con dể, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy, vừa đề che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ”. Bộ dạng ấy quả thật đã tạo nên được nụ cười mỉm từ phía bạn đọc và có lẽ chính người tạo ra nó cũng phải thú vị trước hiệu quả, công dụng của chiếc mũ này. Không chỉ có chiếc mũ, mà cả áo, quần, “giày” cũng được làm bằng da dê - trang phục ấy không còn bất cứ dấu vết nào của đời sông văn minh. Rô-bin-xơn tự ngắm nghía mình, phô ra tất cả những nét vụng về thô kệch trong bộ dạng từ đầu đến chân là... dê của mình, hài lòng với sự hào phóng của đảo hoang đã hào phóng cho chàng những tấm da dê quý giá. Nhưng có lẽ sự hài lòng hiện ra sau lời kể chính là ở chỗ tất cả đều được tạo nên từ bàn tay lao động, là công sức và sự khéo léo của chính chàng để chế tác ra những sản phẩm độc nhất vô nhị này. Cuộc sông gần ba mươi năm buồn tẻ không lấy mất được của chàng tính hài hước khi tự thuật: “tôi không có hít tất mà củng chẳng có giày, nhưng dã làm cho mình được một đôi, chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng, hao quanh bắp chân và huộc dây hai hên..”. Có lẽ đến tận bây giờ, các nhà thiết kế thời trang giàu óc tưởng tượng nhất cũng không thể chế tác được một bộ đồng phục... dê độc đáo đến thế ! Nhưng với Rô-bin-xơn, giá trị sử dụng của món thời trang này mới là mục đích của chàng, bởi nhờ thế, chàng tồn tại với tư cách một con người đàng hoàng, không phải một con người bị lôi kéo trở về với bản năng nguyên thủy ăn lông ở lỗ.
Vị lãnh chúa và cũng là thần dân duy nhất của đảo hoang này trong suốt mười lăm năm còn trang bị cho mình những vật dụng cần thiết để bảo đảm cuộc sông nơi hoang dã. vẫn bằng giọng điệu hóm hỉnh, Rô-bin-xơn thuật lại cho chúng ta hình ảnh một anh chàng nai nịt chỉnh tề như một chiến binh nhưng “không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con”. Thêm vào đó là hai cái túi cũng bằng da dê, “một túi đựng thuốc súng, túi kia đựng đạn ghém”. Với những vật dụng lỉnh kỉnh như vậy, ta hình dung ra một con người suốt ngày bận rộn với công việc chặt cây, cưa gỗ dựng lều, rào giậu, dựng lên “cơ ngơi” cho riêng mình. Qua hình ảnh Rô-bin-xơn “đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê”, ta như nhìn thấy bóng dáng con người thời tiền sử sông bằng nghề hái lượm, săn bắt. Nhưng điểm khác biệt duy nhất là khẩu súng - vật bất li thân của chàng. Vũ khí của xã hội văn minh phần nào cũng giúp chàng tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm để đốì chọi với thiên nhiên, chủ động đối phó với mọi bất trắc một cách tự tin hơn. Rô-bin-xơn không hề ỷ lại vào đó để sống sót mà điều quan trọng là sống một cách vững vàng trong điều kiện thiếu thôn.
Đàng sau nụ cười thấp thoáng qua lời kể, ta có thê’ hình dung ra quyết tâm và ý chí của một con người đầy nghị lực vươn lên. Biết bao lo toan, tính toán từ “sáng tạo” để thích nghi với hoàn cảnh, khẳng định bản năng sinh tồn mạnh mẽ của con người hiện lên qua câu chuyện của Rô-bin-xơn. Chiếc mũ da dê kì quái che đến tận cổ vì “chẳng có gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt”. Một trận cảm lạnh bất ngờ có thể làm chàng gục ngã, ý thức được điều đó nên chàng phòng ngừa tôi đa cho sức khoẻ chính mình. Những công việc bận rộn với vật dụng bất li thân đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cũng là cách để chàng vượt qua cảm giác buồn chán thường dễ xảy đến với con người cô đơn. Nếu như chỉ ngồi khắc từng vạch lên thân cây đếm thời gian, hẳn chàng đã không đủ sức mạnh để tồn tại suốt một thời gian dài đằng đẵng như vậy. Ý chí của Rô-bin-xơn mới mạnh mẽ làm sao! Chàng không chỉ đổì chọi với thiên nhiên mà đã thể hiện rõ tư thế người làm chủ, bắt thiên nhiên phải khuất phục. Không những thế, qua những chi tiết chàng tự mô tả bản thân, ta hiểu Rô-bin-xơn đã tự chiến thắng chính mình. Đây mới quả thực là chiến thắng vinh quang đáng tự hào nhất, vì là thử thách khó vượt nhất !
Khép lại bức chân dung tự hoạ bản thân, Rô-bin-xơn mới tự hoạ diện mạo của mình bằng mấy dòng ngắn ngủi nhưng khiến ta phải nở nụ cười sảng khoái. Không hề có một tâm gương soi, nên việc chăm chút dung nhan chỉ giới hạn ở trong tầm mắt của Rô-bin-xơn: bộ ria mép kiểu cách được chăm sóc cẩn thận. Hoá ra trong hoàn cảnh ấy, một chàng thợ may tồi vẫn có thể thành một anh thợ cạo cầu kì tạo dáng cho bộ ria: “tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê”. Nhu cầu làm đẹp ấy hiệu quả ra sao? Hãy nghe Rô-bin-xơn tự thưởng thức: “tôi chẳng dám nói cặp rìa mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”. Bộ ria ấy chẳng biết có gợi lên vẻ oai vệ trịnh trọng như một Xun-tan (lãnh chúa) người Thổ hay không, nhưng gợi cho ta tiếng cười đầy chất u-mua (humour) của người Anh chính hiệu. Tính hài hước là liều thuốc vô giá, xua đi những muộn phiền. Tiếng cười ấy không tách rời niềm hi vọng khao khát trở về với nước Anh thân yêu của Rô-bin-xơn, thấm đượm tinh thần lạc quan của con người đầy bản lĩnh.
Khép lại trang sách, chân dung Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vẫn sống động từng chi tiết, với nụ cười thường trực có sức hấp dẫn lạ kì. Rô-bin-xơn là hiện thân của con người lí tưởng không biết lùi bước trước bất kì thử thách khắc nghiệt nào. Bản lĩnh phi thường và tình yêu sự sống của chàng là bài học cho bất cứ ai muôn hoàn thiện giá trị tốt đẹp của con người.
Ta chợt hiểu, vì sao Rô-bin-xơn Cru-xô của Đ. Đi-phô lại cuôn hút sự say mê của biết bao nhiêu thế hệ trên khắp hành tinh này !