Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

  • Liên kết câu và liên kết đoạn văn trang 1
  • Liên kết câu và liên kết đoạn văn trang 2
  • Liên kết câu và liên kết đoạn văn trang 3
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
KIẾN THỨC CÂN NHỚ
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
(liên kết lôgic).
Ví dụ:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Đoạn văn trên bàn về tiếng nói riêng, mới mẻ của người nghệ sĩ trong một tác phẩm văn nghệ. Chủ đề ấy nằm trong chủ đề chung “Tiếng nói của văn nghệ”.
Đoạn văn gồm 3 câu:
Câu (1) nói về quy luật khách quan của sáng tạo nghệ thuật.
Câu (2) nói về phương diện chủ quan của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật, (câu chủ đề).
Câu (3) giải thích rõ hơn cho câu (2).
Trình tự sắp xếp các câu văn như vậy là hợp lí.
về hình thức: các câu và đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
a. Phép lặp từ ngữ', lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước, ồ. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng-, sử dụng ở câu đứng sau các từ
ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Phép thế sử dụng các phương tiện sau đây làm yếu tô' thay thế:
+ Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy..., nó, hắn, họ...
+ Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó,...
Các yếu tô' được thay thê' có thể là:
+ Danh từ
+ Động từ (hoặc tính từ)
+ Câu (hoặc cụm chủ - vị).
Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ, và gồm có:
Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, còn, (cho) nên, vì, nếu, tuy, để,...
Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ”, kiểu như: vì vậy, nếu thế, tuy thế,... thế
thì, vậy nên...
Những tổ hợp kiểu quán ngữ, như: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó,
hơn nữa, vả lại, với lại,...
Các kiểu quan hệ thuộc phép nô'i thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân (và hệ quả), điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian.
Ví dụ:
Đoạn vãn trên gồm 3 câu.
Câu (2) liên kết với câu (1) bằng quan hệ từ “nhưng” (phép nối) biểu thị ý nghịch đối. Câu (2) còn có từ “nghệ sĩ” cùng trường liên tưởng với tác phẩm nghệ thuật ở câu (1), liên kết với câu (1) bằng phép liên tưởng.
Câu (3) liên kết với câu (2) bằng từ “anh” thay thê' cho từ “nghệ sĩ” (phép thế). Câu (3) còn liên kết với câu (1) bằng từ “tác phẩm” (phép lặp).
'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP.
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhăn,
mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là .thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vỗ ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, củng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)
Chủ đề của đoạn văn trên là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nhận xét trình tự sắp xếp các câu trong đoạn.
Các câu được liên kết với nhau bằng những biện pháp nào?