Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (trích)

  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 1
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 2
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 3
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 4
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 5
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 6
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 7
LẶNG LẼ SA PA
{Nguyễn Thành Long)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
A. Giói thiệu:
Vài nét về tác giả:
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thời nhỏ, ông chủ yếu sông và học ở Quy Nhơn (Bình Định). Đến năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội và có viết cho báo Thanh Nghị (1943). Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia kháng chiến chông Pháp (1946 - 1954) ở khu V, và bắt đầu viết văn vào thời gian này. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.
Tác phẩm chính:
+ Kí: “Bát cơm Cụ Hồ” (1952), “Gió bấc gió nồm” (1956), “Gang ra” (1964)...
+ Truyện: “Ta và chúng nó” (1950), “Hướng Điền” (1957), “Chuyện nhà chuyện xưởng” (1962), “Trong gió bão” (1963), “Tiếng gọi” (1966), “Những tiếng vỗ cánh” (1967), “Giữa trong xanh” (1972), “Nửa đêm về sáng” (1978)...
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970, sau này in trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Cốt truyện khá đơn giản. Truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm trong sương mù: Sa Pa. Đến với nơi ấy là những con người thật đẹp: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, một cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường, một bác lái xe già đã chạy suốt 30 năm trên tuyến đường Sa Pa, một họa sĩ đi chuyến thực tế cuối cùng trước lúc nghỉ hưu... Bôn con người khác nhau, tình cờ gặp nhau trên đường tới Sa Pa mà bỗng trở nên gần gũi và thân thiết như trong một gia đình. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn trong sáng, tinh tế, một suy nghĩ lành mạnh, sâu sắc, và nhất là họ có chung một thái độ sông, lao động, làm việc và cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách vô tư, hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ. Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên - chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác trong truyện những tình cảm tốt đẹp.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Truyện được bắt đầu từ tình huống tình cờ gặp gỡ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Với tình huống ấy, nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác, đặc biệt là của ông họa sĩ. Cách trần thuật như vậy có tác dụng khắc họa nhân vật chính một cách khách quan, góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề và nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Nhân vật anh thanh niên:
Đây là nhân vật chính của truyện. Anh thanh niên không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với các nhân vật kia, khi xe của họ dừng lại nghỉ ba mươi phút. Chỉ ba mươi phút nhưng cũng đủ để các nhân vật kia kịp ghi nhận một ấn tượng, kịp để ông họa sĩ thực hiện một “kí họa chân dung” về anh, rồi anh lại khuất lấp vào mênh mông mây mù và cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa, và mọi người thấm thìa điều mà nhà văn muốn nói: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà người ta chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ và đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư nông nghiệp. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và đáng mến hơn.
Hoàn cảnh sống và làm việc.
Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, quanh năm suốt tháng sống giữa “bôn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm “dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
Công việc ấy có nhiều gian khổ. “Gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét... có cả mưa tuyết... Nửa đêm... Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.
Tuy nhiên, cái gian khổ của công việc vẫn chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sông: đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người quá” phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người.
Vể đẹp trong tính cách người thanh niên-.
Anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
+ Trước hết đó là ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.
+ Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Dù đang một mình, nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sông, nên không còn thây cô đơn nữa.
Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sông tinh thần của mình. Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sông của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà). Thế giới riêng của anh là công việc: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”. Cuộc đời riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
Ở người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến-.
- Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người, biểu hiện:
+ Tình thân của anh đối với bác lái xe: anh nhớ cả chuyện vợ bác lái xe vừa ốm dậy nên đào củ tam thất làm quà cho bác.
+ Vui mừng đến luông cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. Anh chân thành bộc lộ niềm vui mừng của mình một cách hồn nhiên, thành thật đến cảm động, anh “nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ”: “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muôn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay”.
Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu: “Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm...”, “Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi...”, “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !”.
Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” mà ấn vào tay ông họa sĩ già cái làn trứng làm quà, và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”.
Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muôn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chôĩ “để khỏi vô lễ”, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. Anh nói về “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa”, về “đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu” đang nghiên cứu lập bản đồ sét, với tất cả sự say mê hào hứng và lòng cảm phục chân thành của mình.
Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sông và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
Nhân vật ông họa sĩ:
Dù không phải là nhân vật chính, nhưng ông họa sĩ có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông hoạ sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muôn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.
Ông là một người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Ngay từ lúc nghe những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên, ông họa sĩ đã “xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”. Sau đó ông lại ngạc nhiên khi thây anh thanh niên đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cởi mở chân thành của anh. Rồi ông lại “cảm giác mình bối rối” khi nghe anh thanh niên kể về công việc. Bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đốì tượng của nghệ thuật, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã “bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.
Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người họa sĩ sáng tác. Anh thanh niên muôn dành hai mươi phút để nghe chuyện dưới xuôi. Ông họa sĩ phải hứa mười ngày nữa trở lại, còn bây giờ, ông muốn dành trọn vẹn hai mươi phút ngắn ngủi để hiểu thật kĩ về người thanh niên, về đối tượng mà ông đang định thể hiện trong bức tranh của mình. Ông muốn làm một bức phác họa chân dung về anh thanh niên, nhưng làm thế nào “cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”.
Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy: “Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ...”
Những xúc cảm và suy tư của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những vấn đề của nghệ thuật, của đời sống được gợi lên từ cầu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.
Các nhân vật phụ khác:
Nhân vật cô kĩ sư-.
Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới?”. Nhờ cái “bàng hoáng” ấy, cô mới nhận ra môi tình của mình lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sông của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao ! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.
Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.
Nhăn vật bác lái xe-.
Chính đây là người đầu tiên nói về anh thanh niên. Lời giới thiệu đầy ấn tượng của bác đã làm cho ông họa sĩ, cô kĩ sư và cả người đọc đón chờ sự xuất hiện của nhân vật: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính (tuổi tác, hoàn cảnh sống, công việc) và nỗi thèm được gặp người của anh thanh niên khi mới lên sông một mình trên đỉnh núi cao “bôn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Trong cách nói chuyện cũng như cách cư xử của bác với anh thanh niên, có thể thấy rõ sự cảm mến của bác dành cho anh.
Tóm lại, giông như ánh sáng được lọc qua nhiều lớp kính trở nên trong trẻo và rực rỡ hơn, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm trở nên sâu rộng hơn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Đó là anh bạn đồng nghiệp của anh thanh niên “trên trạm đỉnh Phan- xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét”. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hằng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy mật của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để “củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước”. Đó là anh cán bộ nghiên cứu khoa học suốt mười một năm ròng luôn ở “trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước. Họ tạo thành thế giới của những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt mài lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sông của mọi người.
Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tô' trữ tình, bình luận với tự sự.
Một trong những yếu tô' tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện là chất trữ tình.
+ Chất trữ tình được toát lên từ những bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của ông họa sĩ già: “Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường”; “cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới dot cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”; “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ”.
+ Chất trữ tình còn thấm đượm trong cuộc sông một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, trong rực rỡ của những loài hoa: “hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong... ngay lúc dưới kia đang là mùa hè”, có “món nước chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn”, có những đêm thức trên đỉnh cao nhìn gió lay lá, nhìn trời, nhìn sao...
+ Chất trữ tình toát lên chủ yếu từ nội dung truyện: từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người; từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên; từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình và những người như mình giữa lặng lẽ Sa Pa; từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông họa sĩ, cô kĩ sư đôi với anh thanh niên.
Với những yếu tố trên, truyện “Lặng lẽ Sa Pa” có dáng dấp như một bài thơ. Chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến những hình ảnh con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị trong tác phẩm, làm cho chủ đề và tư tưởng của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.
Tổng kết:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường - anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên núi cao. Qua đó, truyện đã khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, có cách kể chuyện tự ĩihiển.
Truyện còn hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.