Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

  • Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trang 1
  • Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trang 2
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DAN gián tiếp
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Có hai cách dân lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
Dần trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép (“...”).
Ví dụ 1:
+ Cháu nói: “Đấy, bác củng chẳng “thèm” người là gì?”. (1)
+ Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét
tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (2)
Phần in đậm trong câu (1) là lời nói của nhân vật, vì có từ “nói” trong
phần lời của người dẫn. Phần in đậm trong câu (2) là ý nghĩ của nhân vật, vì có từ “nghĩ” trong phần lời của người dẫn. Chúng được ngăn cách với phần lời dẫn bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Có thể thay đổi vị trí giữa phần lời dẫn và phần được dẫn, đặt phần được dẫn lên trước, ngăn cách với phần lời dẫn bằng dấu phẩy:
“Đấy, bác củng chẳng “thèm” người là gì?”, cháu nói.
“Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa
kịp gấp chăn chẳng hạn”, họa sĩ nghĩ thầm.
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; không dùng dấu hai chấm; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:
+ Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, đế dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ. (1)
+ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lôi nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (2)
Trong câu (1), bộ phận in đậm là lời nói, là nội dung của lời khuyên (có từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn).
Trong câu (2), bộ phận in đậm là ý nghĩ (có từ “hiểu” trong phần lời của người dẫn). Giữa lời dẫn và nội dung được dẫn có từ “rằng”. Có thể thay thế bằng từ “là”.
Trong cả hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp đều có thể dùng thêm từ “rằng” hoặc từ “là” để ngăn cách phần được dẫn với phần lời của người dẫn.
'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp:
Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở hên kia tường. Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi: “Huệ ơi !”.
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”. Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp; “U, ừ... chào cháu !”.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi củng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong ! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
(Ai-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)
Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Với các trường hợp đã cho ở bài tập 1, em hãy biến đổi từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp và ngược lại.