Soạn bài Văn thuyết minh

  • Văn thuyết minh trang 1
  • Văn thuyết minh trang 2
  • Văn thuyết minh trang 3
  • Văn thuyết minh trang 4
  • Văn thuyết minh trang 5
  • Văn thuyết minh trang 6
  • Văn thuyết minh trang 7
  • Văn thuyết minh trang 8
  • Văn thuyết minh trang 9
  • Văn thuyết minh trang 10
VĂN THUYẾT MINH I. ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Cần phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác. Nếu văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật; văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người; văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm; thì văn bản thuyết minh trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng. Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật, giúp con người hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về sự vật. Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho con người.
Ví dụ:
Văn bản “Cây dừa Bình Định” trình bày ích lợi của cây dừa đối với người dân Bình Định. Văn bản trình bày ích lợi của thân cây dừa, lá dừa, gốc dừa già, nước dừa, cùi dừa, sọ dừa, vỏ dừa.. Ngoài ra, văn bản còn giới thiệu Bình Định có nhiều dừa và nhiều giông dừa.
Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục?” giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. Văn bản giải thích bằng những tri thức sinh học và quang học.
Văn bản “Huế” giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm riêng tiêu biểu của Huế, như cảnh sắc thiên nhiên Huế, những công trình kiến trúc nổi tiếng của Huế, đặc sản Huế, lịch sử và con người Huế.
Văn bẳn thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Phương pháp thuyết minh
Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật, giúp con người hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về sự vật. Như vậy, muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì trước hết phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trutig của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại,...
Phương pháp nêu định nghĩa, gỉảỉ thích'.
Ví dụ:
Huế là một trong những trung tâm vãn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
(Huế)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri cháu Bảo Lạc (Cao Bằng).
(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
Giun đất là động vật có đốt, (...), chuyên sống ở vùng đất ẩm.
(Con giun đất)
Phương pháp này thường sử dụng mẫu câu: “A là B” (A là đối tượng cần thuyết minh, B bao gồm loại sự vật, hiện tượng của đôi tượng và đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật, hiện tượng ấy).
Phương pháp liệt kê'.
Ví dụ:
Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nưóc dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,...
(Cấy dừa Bình Định)
Trình bày ích lợi của cây dừa, câu văn liệt kê ích lợi của các bộ phận như thân cây dừa, lá dừa, cọng lá dừa, gốc dừa già, nước dừa. Ớ từng bộ phận, người viết lại dùng phương pháp liệt kê để trình bày các ích lợi của chúng.
Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,...
(Cấy dừa Bình Định)
Câu văn dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu các giống dừa ở Bình Định. Người viết còn dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu đặc điểm của từng giông dừa.
- Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải...
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000) Đoạn văn dùng phương pháp liệt kê để trình bày tác hại của bao bì ni lông trong nhiều trường hợp khác nhau như “bao bì ni lông lẫn vào đất...”, “Bao bì ni
lông bị vứt xuống công...”, “Bao bì ni lông trôi ra biển...”.
Phương pháp liệt kê giúp cho việc trình bày tính chất của sự vật rõ ràng,
sáng sủa hơn.
Phương pháp nêu ví dự'.
Ví dụ:
Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).
(Ôn dịch, thuốc lá)
Trong đoạn văn trên, phần trong dấu ngoặc đơn là ví dụ giúp cho việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng được cụ thể và có sức thuyết phục hơn.
Phương pháp dùng số liệu (con số):
Ví dụ:
Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người vù động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí ấy không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một hecta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.
(Nói về cỏ)
Đoạn văn đã dùng các số liệu như ‘"dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%”, “Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy”, “Một hecta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 dưỡng khí”. Các số liệu ấy giúp cho việc trình bày ý nghĩa của việc trồng cỏ trong thành phố được sáng tỏ và giàu sức thuyết phục.
Phương pháp so sánh:
Ví dụ:
Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là dại dương bé nhất.
Câu văn trên dùng hai lần so sánh để nhấn mạnh Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trong các đại dương trên thế giới.
Phương pháp phân loại, phân tích:
Ví dụ:
Cơ quan cảm giác của cá chép
Cơ quan thị giác là mắt. Mắt cá chép không có mí. Cá chép chỉ nhìn được những vật ở gần, song phân biệt được hình dáng và màu sác. Cơ quan khứu giác là hốc mũi. Thành hốc mũi có những tế bào khứu giác. Hốc mũi thông với ngoài bằng hai lỗ mủi ở hai bền đầu nhưng không thông với khoang miệng. Cơ quan thính giác là tai trong nằm trong xương sọ ở hai bên thái dương và không lộ ra ngoài. Tai cá chép cảm giác được cả những âm thanh trong không khí truyền vào nưởc nên cá chép có thể phát hiện dược tiếng động ở trên bờ vực nước. Qua áp suất của dòng nước, cơ quan đường bên giúp cá nhậu biết những vật chướng ngại tù xa và
xác định phương hướng khi hơi. Cơ quan xúc giác là những râu giúp cá chép phân hiệt được các loại thức ăn. Cơ quan vị giác là những tế bào vị giác nằm trong thành khoang miệng và rải rác trên toàn bộ bề mặt da, giúp cá chép phân biệt dễ dàng thức ăn trong bùn cát.
Đoạn văn trên giới thiệu cơ quan cảm giác của cá chép và chia ra nhiều mặt để giới thiệu: cơ quan thị giác, cơ quan khứu giác, cơ quan thính giác, cơ quan đường bên, cơ quan xúc giác, cơ quan vị giác.
II. SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN
THUYET MINH
Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đôi thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca,...
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng cần thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây hứng thú nhưng không làm lu mờ đô'i tượng thuyết minh.
Ví dụ: bài văn “Hạ Long - Đá và Nước” của nhà văn Nguyên Ngọc:
+ Bài văn thuyết minh một đặc điểm thú vị của thắng cảnh Hạ Long. Tác giả cho người đọc thấy rõ dược sự kì lạ của Hạ Long, chỉ vổi đá và nước thiên nhiên mà Hạ Long đem đến cho du khách một sự thưởng ngoạn thú vị; và hơn thế nữa, Hạ Long còn thể hiện sự “thông minh đến bất ngờ” của Tạo hóa.
+ Bài văn vận dụng những phương pháp thuyết minh chủ yếu là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp liệt kê.
+ Để cho bài văn thêm sinh động, tác giả còn vận dụng một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả, nhân hóa...
- Bằng phương pháp liệt kê kết hợp với biện pháp miêu tả, tác giả kể ra hàng loạt cách di chuyển đầy thú vị trên mặt nước Hạ Long.
Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách. Có thể dề mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo con triều; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua mái chèo mà lướt di, trượt nhẹ và êm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng lượn vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc; có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, hàng buổi, hàng ngày khắp các trận đồ bát quái đá trộn với nước này. Mà cũng có thể, như một người bộ hành tùy hứng, lúc di lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quãng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá...
- Bằng phương pháp liệt kê kết hợp với biện pháp miêu tả và nhân hóa, tác giả làm cho người đọc thấy rõ được vẻ đẹp kì lạ của đá Hạ Long.
Và cái thập loại chúng sinh chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay hồng nhiên nhí nhảnh tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn... hóa thăn không ngừng. Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng, hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng. Còn tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc dột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xóa lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang tỏa ra. Hoặc cũng rất có thể, khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chít trên bầu trời và chi chít xao động dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc tụ họp của cả cái thế giới người bằng đá sống động đó, biết đâu !...
[...] Để rồi, khi chân trời đằng đông vừa ửng tím nhạt, rồi từ từ chuyển sang hồng... thì tất cả bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ. Mà vẫn còn nóng hổi hơi thở cuộc sống đêm chưa muốn dứt.
Kết hỢp thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh:
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng các yếu tô' miêu tả. Yếu tô' miêu tả có tác dụng làm cho đôì tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Ví dụ: văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” của Nguyễn Trọng Tạo.
Nhan đề văn bản cho biết trọng tâm của bài văn là thuyết minh về cây chuôi và ý nghĩa của nó trong đời sông của con người Việt Nam.
Nhằm mục đích cung cấp tri thức về sự vật, bài văn có nhiều câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuôi:
+ Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
+ Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ...
+ Chuối phát triển rất nhanh...
+ Cây chuối là thức ăn thực dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả !
+ Quả chuối là một món ăn ngon:
Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da dể mịn màng.
-... chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với... Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh...
Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối...
-... quả chuối đã trở thành phẩm vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả.
Những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối:
+... những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn hóng, tỏa ra vòm tản lá xanh mướt che rỢp...
+ [...] loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn.
+... chuối trứng cuốc - không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín
vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.
+ Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây.
Những yếu tố miêu tả (phần in đậm) có tác dụng làm cho hình ảnh cây chuôi được nổi bật, gây ấn tượng, giúp cho bài văn thuyết minh được cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
Theo yêu cầu chung của văn thuyết minh, bài văn này có thể bổ sung thêm phần thuyết minh về thân cây chuối, lá chuối, nõn chuôi, bắp chuôi,...
Ví dụ:
+ Thân cây chuối:
Cây không cao lắm, khoảng hai mét, to bằng cột nhà, thẳng đứng, càng lên trên thân càng thon nhỏ lại. Thăn chuối có nhiều lớp bẹ ốp chặt vào nhau, bóng loáng màu xanh nhạt, sờ tay vào thấy mát lạnh. Thân chuối phần non có thể chế biến nhiều món ăn ngon, phần già cho lạn ăn.
+ Lá chuôi:
Ớ ngọn có nhiều tàu lá dài xòe ra như những cái quạt lởn. Lá chuổi dài, to bản, màu xanh đậm, chính giữa có sống màu xanh nhạt. Trên ngọn, những đọt lá non nảy lên, cuộn tròn và chọc thẳng lên trời, rồi nở dần ra, nõn nà như tấm lụa xanh. Lá chuối tươi được dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng để gói hàng. Ở nông thôn, ngày xưa, vào mùa rét, người ta thường lấy lá chuối khô lót chỗ nằm rất êm và ấm.
+ Bắp chuôi, nõn chuối, quả chuôi:
Từ trên ngọn, mọc ra cuống trái màu xanh thầm và một bắp chuối ở cuối màu đỏ. Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc những quả nhỏ màu xanh nhạt. Buồng chuối ngày càng lớn, dài và nặng dần, kéo thân chuối ngã về một phía. Những nõn chuối nhỏ dần về phía dưới. Mỗi nải chen chúc những quả căng mọng, to bằng bắp tay em bé một tuổi.
'Hực HÀNH - LUYỆN TẬP
a
Ũ
Đọc văn bản sau và chỉ ra những câu có yếu tố miêu tả:
Hầu như bất cứ bộ phận kiến trúc nào của chùa Keo cũng thấy dấu vết của những bàn tay chạm khắc khéo léo. Ngay ở tam quan nội, một công trình tưởng như nhỏ, nhưng hai cánh cửa trung quan cũng được chạm khắc rất công phu. Cánh cửa cao 2,4 m, mỗi cánh rộng 1,2 m, được chạm một đôi rồng chầu bán nguyệt. Rồng ở đây to, khỏe. Con lớn vươn cổ lên, miệng ngậm hạt châu, râu bờm uốn sóng, rồi choãi ra thành những hình lưỡi mác, ngực rồng ưỡn về phía trước, đuôi vắt lên đỉnh tấm cửa. Hàng trăm đám mây lửa ngùn ngụt bốc lên. Rồng như bay lượn trong biển lửa. Có lẽ những người thợ tài ba muốn kí thác những dấu vết của lịch sử trong bức chạm gỗ này. Khép hai cánh cửa lại, chúng ta nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh: rồng chầu nguyệt. Cái khéo của bức chạm này là trên cùng một mặt phẳng, người thợ đã chạm những nét nổi, nét chìm, con rồng to, rồng nhỏ, gần xa, như cả một bầy rồng bơi thong dong trong mây.
(Bùi Công Bính, Chùa Keo, hãy một lần đến)
Đọc hai văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Trâu là động vật thuộc họ Bò (Bovìdae), phân bộ Nhai lại (Ruminantia), nhóm Sừng rỗng (Cavicornes), bộ Guốc chẵn (Actiodactyla), lớp Thú có vú (Mammalia).
Trâu Việt Nam (Bubalus bubalus) có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhám trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có hai đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 - 400kg (300 - 600kg), trâu đực: 400 - 450kg (350 - 700kg).
Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trâu để có mùa vụ. Một đời trâu cái thường cho 5 - 6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22 - 25kg. Đôi răng cửa. giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sình trưởng khi hết 6 tuổi (8 răng cửa).
Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày: lực kéo trung bình trên ruộng 70 - 75kg bằng 0,36 - 0,40 mã lực. Trâu loại A, một ngày cày 3 - 4 sào, loại B: 2 - 3 sào và loại C: 1,5 - 2 sào Bắc Bộ; kéo xe: ở đường xấu tải trọng 400 - 500kg, đường tốt 700 - 800kg và trên đường nhựa với bánh xe hơi kéo trên 1 tấn; kéo gỗ: trên đường đồi núi, thường một trâu kéo 0,5 - l,3m3 với đoạn đường 3-5 km.
Khả năng cho thịt: Trâu cái có tỉ lệ xẻ 42%; trâu thiến: 45% và trâu đực 2 tuổi: 48%. Khả năng cho sữa: 400 - 500kg sữa trong một chu kì vắt. Mờ sữa 9 - 10%. Khả năng cho phân: trong 24 giờ, trâu 2 răng thải ra 10kg phân, trâu 4 răng: 12 - 15kg và trâu trưởng thành: 20 - 25kg...
(Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, Hà Nội, 1991)
Ca dao Việt Nam có câu:
‘'Trâu ơi ! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
Đúng vậy, con trâu đã rất gắn bó với những người dân “chân lấm tay bùn” ở nước ta từ bao đời nay. Nhưng với những bạn chưa một lần về nông thôn thì con trâu quả là xa lạ. Với mong muốn để mọi người cùng biết về con trâu, ta hãy tìm hiểu về nó.
Con trâu là một người bạn của nhà nông. Từ bao đời con trâu là người bạn gần gũi của nông dân. Trâu là một động vật thuộc lớp thú, có đặc điểm, là động vật nhai lại. Trâu có bốn ngăn dạ dày: dạ sách, dạ tổ ong, dạ khế và dạ cỏ. Dạ cỏ giúp cho trâu có thể nhai lại. Vì đặc tính này, người ta vẫn nói rằng: khổ như trâu. Trâu có bốn chân, hai sừng. Hai sừng của trâu rất cứng, cong vút, hướng vào nhau, đây là thứ vũ khí tự vệ của trâu. Trâu có da mũi rất dày, có thể xỏ dây qua để kéo đi. Mắt của trâu tròn, lồi, nhưng thị lực không được tốt. Trâu có hai tai, dùng dể nghe ngóng động tĩnh. Da của trâu rất dày, có lông tơ. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật, là bị mất hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt. Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ. Một năm trâu chỉ đẻ có một lứa, một con trâu con còn được gọi là nghé ọ. Nghé ọ thường theo mẹ ra đồng nhưng chưa giúp được mẹ. Trâu có đuôi như chổi xể, ngoe nguẩy để đuổi ruồi. Trâu ngày xưa thường tắm ở ao làng, ngày nay khi ao đang bị lấp dần thì trâu lại tắm ở nhà. Người dân bơm nước rồi tắm cho trâu. Trâu gắn bó với người Việt ta từ rất lâu rồi. Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc. Trâu khỏe mạnh, cần cù. Trâu không chỉ kéo cày giúp người dân trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người dân. Chẳng phải các cụ ta xưa đã nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao? Trâu là bạn của nhà nông phải không? Tất nhiên là phải nhưng con trâu còn là bạn của trẻ em. Chắc ai cũng nhó tới làng tranh Đông Hồ. Nơi dây đã cho ra nhiều bức tranh, những bức tranh trẻ em cưỡi trâu thổi sáo. Chẳng nói đâu xa, nếu một buổi chiều, bạn về một vùng ngoại thành Hà Nội, sẽ thấy những cảnh trẻ em đi chăn trâu ngồi trên lưng trâu để thi chọi trâu, đua trâu... Những cảnh tưỗng lạ mà quen, quen mà lạ. Ngày nay, khi nông thôn thay đổi, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi nhiều. Còỉi nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy giá trị khi có trâu. Con trâu bây giờ đã có thể nghỉ ngơi, trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 của Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của. các nước bạn vào ngày 15 - 12 là sự tôn vinh trâu Việt Nam, người dân lao động Việt Nam. Trâu còn là một con vật linh thiêng vỉ nó là một trong mười hai con giáp. Cứ mỗi năm vào đầu tháng ba ở Đổ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta, rất ít người biết về sự tích sông Kim Ngưu. Con trâu nghe thấy tiếng chuông đã hoảng sợ bỏ chạy, vết chân của nó đã tạo thành sông Kim Ngưu.
Trâu là một người bạn thân thiết của người dân. Chúng ta. hãy chăm sóc và bảo vệ những chú trâu. Ta hãy nhớ rằng sừng trâu còn có thể làm tù và để thổi, đó là một đặc sắc của truyền thống nước ta.
(Theo Cao Bích Xuân, Các dạng bài tập và cảm thụ thơ văn lớp 8)
Xác định chủ đề của hai văn bản trên. Chủ đề ấy thể hiện như thế nào trong bô' cục của văn bản?
Sự khác nhau chủ yếu trong cách viết của hai văn bản là gì?
Tìm những câu văn có yếu tố miêu tả trong văn bản thứ hai.